Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tđkt ở việt nam trong thời gian tới (Trang 38 - 41)

- Thứ sáu, chúng ta đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều

2.Về phía Nhà nước

2.1 Vai trò định hướng

Nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi bằng cơ chế chính sách chứ không can thiệp vào công việc nội bộ của tập đoàn; không sử dụng những mệnh lệnh hành chính đối với TĐKT; không tạo ra cơ chế “xin - cho” đối với sự hình thành và hoạt động của tập đoàn. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ của các TĐKT. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần đầu tư kinh tế đan xen với nhau nhằm phát huy thế mạnh, chia sẻ rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh của các TĐKT trong nước với các TĐKT nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

2.2 Nhà nước tạo điều kiện cho việc hình thành các TĐKT của các TCT Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân

Để tạo điều kiện cho các TĐKT ra đời và phát triển, Chính phủ cần gấp rút hoàn thện các quy định về tổ chức và hoạt động của TĐKT.

Về vấn đề kinh tế tư nhân, theo ý kiến của một số tập đoàn, chủ trương của Nhà nước là rất cởi mở, rõ ràng và tạo điều kiện cho khối này phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa có một định hướng cụ thể nào nhằm khuyến khích việc thành lập và hoạt động của mô hình TĐKT tư nhân. Thậm chí, hiện tại chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về TĐKT, mà thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi. Hệ thống tiêu chí để xác định về tập đoàn đến nay cũng chưa có. Đó là chưa kể đến những nghiên cứu sâu, cụ thể để hình thành một chiến lược tổng thể thúc đẩy sự phát triển của mô hình mới đầy triển vọng này. Chính vì thế, những nhân tố mới về TĐKT tư nhân ở Việt Nam vẫn đang phải hoạt động dò dẫm và chưa có được những định hướng mang tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, chủ trương ủng hộ khối kinh tế tư nhân phát triển của Nhà nước chỉ là ở tầm vĩ mô, còn tại các cơ quan, ban ngành thực thi chủ trương này thì không hẳn là như vậy.

Khi nói đến hê thống luật pháp của Việt Nam, các nhà đầu tư thường tỏ ra rất “ngán ngẩm” bởi tính rườm rà, thiếu tính minh bạch. Theo kết quả cuộc khảo sát mới công bố của Tổ chức Tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), hệ thống luật pháp của Hồng Kông và Singapore được đánh giá đứng đầu châu Á. Trong khi đó đội sổ là Indonesia, Philippines, kế đến là Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc khảo sát thường niên của PERC được tiến hành ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, dựa trên sự phản hồi của giới kinh doanh nước ngoài hoạt động tại khu vực.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu tổng quan trên, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định lại vai trò đòn bẩy của mô hình TĐKT đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Và sự hình thành các TĐKT được thừa nhận như một xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để có thể có được những TĐKT đúng nghĩa, có khả năng làm đối tác và cạnh tranh được với các TĐKT trong khu vực và trên thế giới thì đòi hỏi phải có sự quan tâm thỏa đáng của Nhà nước và sự chuẩn bị chu đáo của bản thân các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu chúng ta có được các nhìn đồng bộ và những bước đi đúng đắn kĩ lưỡng trong quá trình hình thành thì các TĐKT sẽ tạo ra được những “cú hích” đưa nền kinh tế nước ta vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Bài viết chỉ xin đóng góp một số hiểu biết sơ lược về lý luận cũng như thực tiễn của quá trình hình thành các TĐKT ở Việt Nam.

Do hạn chế về kiến thức của bản thân và thời gian thực hiền đề tài nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Thông đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tđkt ở việt nam trong thời gian tới (Trang 38 - 41)