Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (công ty mẹ) bao gồm văn phòng và các phòng, ban tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; các Ban quản lý

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tđkt ở việt nam trong thời gian tới (Trang 31 - 33)

phòng, ban tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; các Ban quản lý dự án do Tập đoàn là chủ đầu tư; các chi nhánh, văn phòng đại diện; trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn thông và tự động hoá dầu khí.

- Các công ty con

+ Công ty con do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ

Công ty TNHH 1 thành viên Cung ứng nhân lực và dịch vụ dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Thăm dò và Khai thác Dầu khí

Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Điện lực dầu khí Cà Mau

Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại dầu khí

Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ + Công ty con do Tập đoàn nắm trên 50% vốn điều lệ

TCT cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí TCT Tài chính cổ phần Dầu khí VN

TCT cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí TCT cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí

TCT cổ phần Bảo hiểm dầu khí TCT cổ phần Vận tải dầu khí

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí

Công ty cổ phần Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí Công ty cổ phần phân đạm và hoá chất dầu khí

Công ty TNHH dầu khí Mekong

+ Doanh nghiệp do Tập đoàn Dầu khí VN nắm 50% vốn điều lệ: Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô

Công ty du lịch Dầu khí Phương Đông

+ Các công ty liên kết do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm trên 50% vốn điêu lệ

Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc Công ty cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng miền Nam

+ Doanh nghiệp khoa học công nghệ: Viện Dầu khí Việt nam + Các cơ sở đào tạo: Trường Đào tạo nhân lực dầu khí

• Kết quả hoạt động kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Tập đoàn năm 2007 cao hơn so với năm 2006 và có đóng góp quan trọng cho nguồn ngân sách nhà nước. Doanh thu toàn Tập đoàn năm 2007 đạt 213.400 tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch, tăng 18.4% so với năm 2006, chiếm gần 19% GDP của cả nước. Đây là mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay và là lần đầu tiên Tập đoàn đạt mức doanh thu vượt 200.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước đạt 85.950 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch và tăng 7.4% so với năm 2006, chiếm 29.8% tổng thu ngân sách nhà nước.

Kết quả sản xuất, kinh doanh quý 1 năm 2008 đạt và vượt. Tổng doanh thu đạt 69.390 tỷ đồng, bằng 146.2% kế hoạch quý 1 và 37.7% kế hoạch năm; nộp ngân sách 30.506 tỷ đồng, bằng 208.63% kế hoạch quý 1, chiếm 35% tổng thu ngân sách nhà nước quý 1 năm 2008.

2.3.2 Những bất cập, tồn tại

Thực tế trên thế giới đã có nhiều Tập đoàn kinh tế đã thất bại, điển hình là sự thất bại của các Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc như Daewoo, Hanbo…Từ đó đặt ra câu hỏi đối với chúng ta là vì sao các Tập đoàn kinh tế lơn từng là niềm tự hào của Hàn Quốc lại lần lượt sụp đổ. Nguyên nhân sâu sa bắt nguồn tự sự hình thành các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc là kết quả của những ý chí chủ quan chứ không phải là sự phát triển tự nhiên từ nhu cầu thực sự của sản xuất kinh doanh. Do

mong muốn có được những tập đoàn kinh tế mạnh, chính phủ Hàn Quốc trong nhiều năm đã dành quá nhiều ưu ái, đặc biệt là cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ với lãi suất thấp để phát triển các tập đoàn kinh tế của nước này. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế này luôn bị bóp méo, sự phát triển về quy mô tổ chức vượt quá trình độ quản lý. Những sai lầm này tích tụ ngày một lớn và tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn này. Nguy hại hơn nữa là dẫn đến sự phá sản của cả nền kinh tế vốn được coi là tấm gương hay sự thần kỳ kinh tế.

Với Việt nam, mô hình Tập đoàn còn là khái niệm khá mới mẻ. Do vậy, trong những bước đầu hình thành nên những Tập đoàn kinh tế còn tồn tại nhiều bấp cập. Đó chính là những vướng mắc còn tồn tại trong các TCTNN.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tđkt ở việt nam trong thời gian tới (Trang 31 - 33)