Khối, lược đồ khối

Một phần của tài liệu Khai phá dữ liệu trong mô hình dữ liệu dạng khối (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khối, lược đồ khối

Khái niệm toán học làm nền tảng cho mô hình cơ sở dữ liệu dạng khối (gọi tắt là mô hình khối) là các khối hiểu theo nghĩa của lý thuyết tập hợp. Khối được định nghĩa như sau:

Định nghĩa 2.1: [3]

Gọi R = ( id; A1, A2, .... , An ) là một bộ hữu hạn các phần tử, trong đó id là tập chỉ số hữu hạn khác rỗng, Ai ( i=1..n ) là các thuộc tính . Mỗi thuộc tính Ai

( i=1..n ) có miền giá trị tương ứng là dom(Ai ). Một khối r trên tập R, kí hiệu r(R) gồm một số hữu hạn phần tử mà mỗi phần tử là một họ các ánh xạ từ tập chỉ số id đến các miền trị của các thuộc tính Ai, (i=1..n).

Nói một cách khác:

t  r(R)  t = { ti : id  dom(Ai) } i =1..n.

Ta kí hiệu khối đó là r(R) hoặc r( id; A1, A2, ... , An ), hoặc kí hiệu đơn giản là r.

Khi đó khối r(R) được gọi là có lược đồ khối R. Như vậy trên cùng một lược đồ khối R ta có thể xây dựng được nhiều khối khác nhau.

Ví dụ 2.1: Ta xây dựng khối điểm học sinh (ký hiệu DHS(R)) (hình 2.1) để

quản lý điểm của học sinh trong một trường học như sau:

Cho lược đồ khối R = ( id; A1, A2, A3, A4, A5 ), trong đó: id = {Học kỳ I, Học kỳ II..., và các thuộc tính là A1 = MaHS (mã học sinh), A2 = TenHS (tên học sinh), A3 = GT (giới tính), A4 = Mon1 (môn 1), A5 = Mon2 (môn 2)

Với khối DHS(R) ở hình 2.1, ta thấy nó gồm 3 phần tử: t1 , t2 , t3

Hình 2.1: Biểu diễn khối điểm học sinh DHS(R).

Khi đó ta có :

Điểm môn 1 của học sinh t2 ở thời điểm học kỳ I là : t2(Học kỳ I, Mon1) = 5.3.

Tên của học sinh t1 ở học kỳ II là : t1(Học kỳ II, ten) = 'A'.

Điểm môn 2 của học sinh t3 ở thời điểm học kỳ II là : t3(Học kỳ II, Mon2) = 6.4.

Mã số của học sinh t3 ở thời điểm học kỳ I là : t3(Học kỳ I, MaHS) = '51CK003'.

Một phần của tài liệu Khai phá dữ liệu trong mô hình dữ liệu dạng khối (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)