Nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ NĂM 2010 CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT GIA LÂM pptx (Trang 28 - 37)

II) Tình hình đầu tư của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm

2) Các hoạt động hỗ trợ đầu tư

2.2.1) Nội dung thẩm định

Với tư cách là một tổ chức tín dụng thực hiện chức năng huy đồng và cho vay, Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm luôn chú trọng đến công tác an toàn vốn trong hoạt động tín dụng, đặc biệt khi thực hiện cho vay với dư nợ lớn. Do đó, công tác thẩm định luôn được thực hiện thận trọng.

Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm là chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện các quy định do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Đối với hoạt đông cho vay, Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm thực hiện theo quyết định sô 72/QĐ- HĐQT-TD của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Quy trình cho vay đối với mội đối tượng khách hàng là khác nhau, nhưng nhìn chung đều có những bước sau:

- Tiếp nhân hồ sơ - Tiến hành thẩm định - Hoàn thiện hồ sơ vay vốn - Nhập kho giấy tờ có liên qua - Giải ngân

- Thu nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn

Trong mục này xin trình bầy công tác thẩm định của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm phân theo đối tượng khách hàng.

a) Khác hàng là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh

Cán bộ tín dụng căn cứ vào hồ sơ vay vốn để thâm định trên các nội dung: Thẩm định khách hàng, mục đich sử dụng vốn, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản đảm bảo. Căn cứ và kết quả thẩm đinh, cán bộ tín dụng đưa ra quyết định có cho vay hay không.

Thẩm định khách hàng

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Khách hàng phải là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ, những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

Người vay phải có chứng minh thư nhân dân. Trường hợp không có chứng minh thư nhân dân cần yêu cầu khách hàng phải có đơn đề nghị nói rõ lý do không có CMND, đơn đề nghị phải dán ảnh và được Công an Phường xã, xác nhận hoặc các loại giấy tờ khác được các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp như: Bằng lái xe, hộ chiếu...

Đối với hộ khẩu cần trao đổi với khách hàng là tại thời điểm xin vay, người vay đã thực hiện tách hộ hay chưa, đã ở riêng hay chưa.

- Thẩm định tư cách đạo đức của người vay giúp CBTD giảm thiểu được rủi ro bằng cách trò chuyện thăm dò qua các khía cạnh như :

+ Có nghiện ngập không + Có nợ nần hay không

+ Xin vay với bất kỳ lãi suất nào + Đặt vấn đề giá cả với CBTD. + ...

Từ đó xác định khách hàng có đủ tư cách vay vốn hay không?

Thẩm định phương án vay vốn

+ Địa điểm kinh doanh: xem xét các yếu tố về giao thông, mật độ dân cư. Xác định xem địa điểm đó là đi thuê hay thuộc sở hữu của người vay để đánh giá tính ổn định trong kinh doanh

+ Ngành nghề kinh doanh: xem xét khả năng cạnh tranh, quy mô, đối thủ cạnh tranh, thời gian, kinh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đó…

+ Tổng vốn, cơ cấu nguồn vốn: vốn tự có trên tổng vốn, nhu cầu vốn vay + Thẩm định thời gian cho vay và khả năng thu hồi vốn của người vay

+ Thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng: xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá tính chắc chắn của nguồn trả nợ…

Thẩm định phương án vay vốn để đưa ra kết luận về tính khả thi của phương án vay vốn, giảm rủi ro khi cho vay các dự án có tính khả thi cao.

Thẩm định tài sản bảo đảm

Đối với khách hàng phải thế chấp cầm cố tài sản thì cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm tiền vay nhất định:

+ Hình dáng, quy mô, vị trí, diện tích , chủng loại của tài sản thế chấp + Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tài sản thế chấp

+ Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lưu ý đối với những trường hợp người có tên đã mất).

+ Tài sản cầm cố là ô tô: phải mua bảo hiểm, khách hàng được khai thác công dụng, hưởng lợi tức.

+ Định giá tài sản thế chấp căn cứ vào giá thị trường song phải lưu ý đến vị trí, lợi thế kinh doanh, khả năng bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp khi phải xử lý.

 Sau khi kiểm tra, thẩm định xong các điều kiện vay vốn đối với khách hàng vay thì cán bộ tín dụng phải có kết luận “cho vay”hoặc “không cho vay”.

+Nếu “không cho vay” cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng vay biết và nêu rõ lý do không cho vay.

b) Khách hàng là doanh nghiệp

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, công tác thẩm định được tiến hành hết sức thận trọng. Đối với cho vay với khách hàng là doanh nghiệp, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ cao, có trình độ phân tích và đánh giá.

Hồ sơ vay vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ pháp lý

+ Quyết định thành lập doanh nhgiệp + Điều lệ doanh nghiệp

+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (Nếu có), Tổng giám đốc (Giám đốc), kế toán trưởng, quyết đinh công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép hành nghề (Nếu có)

+ Giấy phép đầu tư(đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh)

+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của NH: Đăng ký mẫu dấu, chữ ký, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.

Hồ sơ kinh tế

+ Kế hoach sản xuất kinh doanh

+ Báo cáo thực hiện kế hoach sản xuất kinh doanh

+ Bảng cân đối kế toán hai năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính đến ngày xin vay.

Hồ sơ vay vốn

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn)

+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định ( trường hợp phải áp dụng đảm bảo tiền vay bằng tài sản)

Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng rồi thì khi vay vốn chỉ gửi Dự án, phương án vay, các chứng từ giải ngân

Cán bộ tín dụng căn cứ vào hồ sơ vay vốn để tiến hành thẩm định.

Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

+ Trụ sở của doanh nghiệp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh. Từ đó xác định địa bàn cho vay phù hợp với quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Thời hạn hiệu lực của quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề (đối với trường hợp ngành nghề phải có giấy phép hành nghề)

+ Biên bản góp vốn của các sáng lập viên. Các sáng lập viên đã góp đủ hay chưa? Hình thức góp là bằng tiền hay bằng tài sản. Nếu bằng tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu đã chuyển quyền sở hữu hay chưa? Qua triển khai tình hình góp vốn của các sáng lập viên để phần nào cũng khẳng định được tính pháp lý cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua một số báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán (Bắt buộc)

+ Bảng kết quả kinh doanh (Bắt buộc)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không bắt buộc) + Thuyết minh tài chính (không bắt buộc)

Từ đó cán bộ tín dụng phải tính toán các hệ số tài chính để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cụ thể như sau:

Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ =

Nguồn vốn chủ sở hữu

--- Tổng nguồn vốn

Nếu tỷ lệ này từ 40% đến 60% thì khả năng tự tài trợ cao, doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Phần tài trợ vốn từ bên ngoài chỉ cần 60 đến 40%.

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ---

Tổng nợ ngắn hạn

Nếu hệ số này càng lớn hơn 1 càng tốt. Nếu gần 1 quá thì rủi ro trong thanh toán cũng có thể xảy ra khi hàng tồn kho giảm giá, một vài khoản phải thu không thu được.

Nếu hệ số thanh toán này nhỏ hơn 1, biểu hiện tài chính của doanh nghiệp khó khăn. Có thể là do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp bị mất nợ...

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận =

Lợi nhuận sau thuế

--- Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này được đánh giá là tốt khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lớn hơn lãi suất cho vay của NH. Song trong thực tế thì tỷ lệ này thường thấp hơn lãi suất cho vay.

Ngoài 4 chỉ tiêu chính có thể tính toán thêm các tiêu chí như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động ...

Thẩm định dự án, phương án vay vốn của doanh nghiệp

Cán bộ tín dụng căn cứ vào dự án của doanh nghiệp để tiến hành thẩm định. Thẩm định trên khía cạnh tổng vốn đầu tư và nguồn vốn, các chỉ tiêu tài chính, rủi ro dự án…

Việc phân tích và thẩm định được tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Xem xét tổng thể dự án đầu tư

+ Xem xét đánh giá hồ sơ theo các nội dung chính của dự án đầu tư + Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh cảu sản phẩm + Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án + Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật ( Địa điểm xây dựng, quy mô, công nghệ, thiết bị, quy mô xây dựng, môi trường…)

+ Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn (Tổng vốn đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện dự án)

Thẩm định tổng vốn đầu tư: Đã được tính toán hợp lý chưa? Có khả thi không. Trong quá trình thẩm định lưu ý thẩm định về vốn lưu động, trượt giá ngoại tệ, lãi vay, chi phí dự phòng…

Thẩm định nguồn vốn đầu tư: xem xét dự án đầu tư huy động vốn từ những nguồn nào, tính ổn định của từng nguồn vốn trong quá trình thực hiện dự án… Căn cứ vào tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong dự án. Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm căn cứ theo quyết đinh của NHNo&PTNT Việt Nam xác định tỷ lệ vốn tự có hợp lệ và so sánh với kết quả tính toán trong dự án. Tỷ lệ vốn tự có thường là 15%, trừ các trường hợp cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của NHNo & PTNT NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Việc đánh giá hiểu quả về mặt tài chính rất quan trọng. Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính cần lưu ý đến 2 nhóm chỉ tiêu:

 Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời dự án: NPV, IRR, ROE

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay, khả năng trả nợ dài hạn của dự án

+ Phân tích rủi ro dự án

 Rủi ro về tiến độ

 Rủi ro về môi trường xã hội

 Rủi ro kinh tế vĩ mô

Bước 2: Dự tính, tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư.

Đối với cho vay ngắn hạn

Trên cơ sở phân tích và thẩm định ở bước 1, cán bộ tín dụng tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của phương án sản xuất kinh doanh:

+ Sản lượng + Giá bán + Doanh thu

+ Nhu cầu vốn lưu động + Chi phí bán hàng

+ Chi phí nguyên vật liệu đầu vào + Chi phí nhân công quản lý + Khấu hao

+ Chi phí tài chính + Thuế các loại…

Căn cứ vào tổng vốn đầu tư và nguồn vốn, cán bộ tính dụng thẩm định chi phí lãi vay (tỷ suất đầu tư), sau đó tính toán các chỉ tiêu tài chính: NPV, IRR. ROE, thời gian thu hồi vốn, độ nhạy…

Đối với cho vay trung và dài hạn

Trong trường hợp cho vay trung và dài hạn, việc phân tích và thẩm định dự án đầu tư có thể được khái quát như sau:

Các bước phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn cụ thể. Cán bộ của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm thực hiện theo quy định và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Thực hiện tương tự như phần cho vay hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. Song lưu ý nếu tài sản bảo đảm tiền vay của doanh nghiệp là đất đi thuê, tài sản gắn liền trên

Xác định quy mô dự án

Phân tích và ước lượng cơ sở tính toán

Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí

Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo

cáo lưu chuyển tiền tệ

đất thuê thì việc định giá đất đi thuê không được định giá theo giá thị trường mà phải định giá theo quy định của NHNN (thông tư số 07 và quy định NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết đinh số 300).

Thẩm định trên các nội dung:

+ Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng + Tài sản hiện không có tranh chấp

+ Tài sản được phép giao dịch + Tài sản dễ chuyển nhượng

+ Xác định giá trị của tài sản đảm bảo

+ Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo + Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản đảm bảo an toàn và hiệu quả

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ NĂM 2010 CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT GIA LÂM pptx (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)