PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ 1, LỚP 12

Một phần của tài liệu Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12 (Trang 138 - 148)

- Phụ lục XXII. Bảng 1.4. Các giá trị nghề nghiệp; Bài tập 1.5. Xây dựng KHNN cho bản thân;

139 PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ 1, LỚP 12 PHỤ LỤC XXII Bảng 1.4. Các giá trị nghề nghiệp Đánh giá

Giá trị nghề nghiệp Giải nghĩa

Giúp cộng đồng Tôi đƣợc làm việc gì đó đóng góp cho thế giới chúng ta đang sống tốt đẹp hơn

Giúp ngƣời khác Tôi đƣợc trực tiếp làm việc trong (công tác) tổ chức giúp ngƣời khác, hoặc cá nhân hoặc nhóm nhỏ

Tiếp xúc với mọi ngƣời

Tôi đƣợc làm công việc đòi hỏi hàng ngày phải tiếp xúc rất nhiều với mọi ngƣời.

Làm việc với ngƣời khác

Tôi đƣợc làm việc trong nhóm để thực hiện một mục tiêu chung

Làm việc một mình Tôi đƣợc làm việc một mình, rất ít khi cộng tác với ngƣời khác

Cạnh tranh Tôi đƣợc tham gia những hoạt động đòi hỏi sự cạnh tranh với ngƣời khác cao

Quyết định Tôi có quyền hạn quyết định hành động và chính sách Làm việc dƣới áp lực Tôi đƣợc làm việc trong hoàn cảnh có nhiều áp lực về

thời gian Ảnh hƣởng tới ngƣời

khác

Tôi đƣợc làm việc ở vị trí có ảnh hƣởng đến thái độ và ý kiến của ngƣời khác

Kiến thức Tôi đƣợc theo đuổi kiến thức và hiểu biết

Thành thạo nghề Tôi đƣợc trở thành nhà chuyên môn trong bất cứ công việc nào tôi theo đuổi

Sáng tạo mỹ thuật Tôi đƣợc tham gia vào việc sáng tạo mỹ thuật

Sáng tạo chung Tôi có cơ hội sáng tạo những cái mới trong công việc nhƣ chƣơng trình, tài liệu, hay cơ cấu tổ chức cơ quan Thẩm mĩ Tôi đƣợc tham gia vào việc học hay thƣởng thức cái đẹp

của sự vật, ý tƣởng, v.v…

Giám sát Tôi đƣợc làm công việc mà tôi chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả làm việc của những ngƣời khác

Thay đổi và đa dạng Tôi đƣợc làm công việc có sự thay đổi thƣờng xuyên Công việc chính xác Tôi đƣợc làm công việc mà sự chú ý chi tiết và độ chính

xác là rất quan trọng

Ổn định Tôi đƣợc làm công việc có sự ổn định và những trách nhiệm có thể chiếm phần lớn thời gian

An toàn Tôi đƣợc làm công việc đảm bảo không bị mất việc và lƣơng bổng vừa ý

140 tốt của tôi

Nhịp độ nhanh Tôi đƣợc làm công việc đòi hỏi nhịp độ nhanh

Sự sôi nổi Tôi đƣợc trải nghiệm mức độ sôi nổi cao trong quá trình làm việc

Mạo hiểm Tôi đƣợc làm công việc thƣờng xuyên đòi hỏi sự mạo hiểm

Thu nhập tài chính Tôi đƣợc làm công việc có cơ hội kiếm đƣợc nhiều tiền Thách thức thể hình Tôi đƣợc làm công việc có những hoạt động đòi hỏi khả

năng thuộc về thể hình

Độc lập Tôi đƣợc làm công việc có thể định hƣớng công việc một mình, không cần nhiều hƣớng dẫn từ ngƣời khác

Đạo đức Tôi đƣợc làm công việc đóng góp vào những chuẩn mực đạo đức

Cộng đồng Tôi thích sống ở nơi có thể tham gia vào những hoạt động cộng đồng

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Tôi đƣợc làm công việc có thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình và thỏa mãn những sở thích giải trí riêng Tự do thời gian Tôi đƣợc làm công việc có thể làm việc theo thời khóa

biểu của riêng tôi

Bài tập 1.5. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tƣơng lai cho bản thân

Em hãy vẽ phóng to hình “chìa khóa xây dựng KHNN” vào vở hoặc giấy, sau đó, hãy tự mình hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Ghi vào phần “Em là ai?” của chìa khóa :

a. Nhóm sở thích nghề nghiệp: b. Khả năng:

- Khả năng thiên phú (khả năng mang tính bẩm sinh hoặc năng khiếu): - Kĩ năng thiết yếu:

- Khả năng phù hợp với nhóm sở thích nghề nghiệp kể trên:

c. Cá tính:

d. Giá trị nghề nghiệp: - Giá trị 1:

- Giá trị 2: - Giá trị 3:

2. Ghi vào phần “Em đang đi về đâu?” của hình “chìa khóa xây dựng KHNN”:

a. Công việc em muốn theo đuổi trong tƣơng lai:

- Công việc 1:

- Công việc 2:

b. Giấc mơ nghề nghiệp của em (nếu có): c. Mục tiêu cuộc đời em (nếu biết):

141 a. Ngành học hay nghề học em sẽ chọn và theo đuổi để giúp em đƣợc làm công việc em

muốn làm trong tƣơng lai:  Ngành học / nghề học 1:  Ngành học / nghề học 2:

b. Trƣờng trung cấp/Cao đẳng/Đại học hay trƣờng nghề em sẽ đăng ký thi vào để giúp em đƣợc làm công việc em muốn làm trong tƣơng lai:

PHỤ LỤC XXIII

Sơ đồ: Quy trình tƣ vấn hƣớng nghiệp

Em là ai? (Đánh giá) Sở thích Cá tính Khả năng Giá trị nghề nghiệp Thành tích Làm sao để đi đến nơi em muốn tới?

(Kế họach hành động)

Kĩ năng cần thiết Giáo dục/Bằng cấp Xây dựng mạng lƣới chuyên nghiệp Viết đơn xin việc Phỏng vấn

Trở ngại/Chiến lƣợc

Em đang đi về đâu?

(Tìm hiểu/Nghiên cứu) Thông tin nghề nghiệp Thông tin thị trƣờng tuyển dụng Nghiên cứu nghề nghiệp Mục tiêu ngắn và dài hạn

142

CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIÊU NGHỀ NGHIỆP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia chuyên đề 2 lớp 12, học sinh cần:

d. Sử dụng đƣợc những thông tin cơ bản về hệ thống trƣờng, hình thức đào tạo Đại học, Cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề ở địa phƣơng và trong nƣớc vào việc quyết định chọn ngành, chọn trƣờng và chọn nghề;

e. Chuẩn bị đƣợc những bƣớc cần thiết cho việc đăng ký thi vào các trƣờng trong hệ thống đào tạo của Trung ƣơng hay địa phƣơng, hoặc theo học ở TTDN hoặc tham gia hoạt động lao động NPT phù hợp;

f. Lập kế hoạch học tập, tham gia HĐNK và HĐPVCĐ, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để chuẩn bị từng bƣớc cho việc thi vào trƣờng, ngành nghề mà mình lựa chọn và yêu thích; g. Chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề và tích cực, tự giác thực hiện các nhiệm

vụ đƣợc giao để nâng cao nhận thức về nghề nghiệp.

II. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh: Mô hình lập kế hoạch nghề; Sơ đồ. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam 2010

của tác giả Philipp Phan Lassig xây dựng; Sơ đồ. 10 con đƣờng vào đời của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT;

- Băng đĩa hình hoặc tranh ảnh giới thiệu một số trƣờng Đại học, Cao đẳng, TCCN, dạy nghề ở địa phƣơng hoặc Trung ƣơng;

- Máy vi tính và máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH

Giáo viên giới thiệu và nêu mục tiêu chuyên đề 2 lớp 12 bằng cách nhắc lại những nội dung đã tìm hiểu ở các lớp 10, 11 và chuyên đề 1 của lớp 12 để dẫn dắt và nêu mục tiêu. Mục tiêu chính của chuyên đề là giúp các em biết đƣợc những thông tin cơ bản về hệ thống trƣờng, hình thức đào tạo Đại học, Cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề ở địa phƣơng và trong nƣớc để chuẩn bị cho việc quyết định làm hồ sơ đăng kí thi vào ngành, nghề, trƣờng học đã chọn.

1. Nội dung 1. Khái quát vài nét về hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở nƣớc ta

2.1 Mục tiêu

Học sinh biết đƣợc hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở nƣớc ta

2.2 Cách tiến hành

2.2.1 Hoạt động 1.1. Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở nước ta

Giáo viên ôn lại cho học sinh “LTHT” và “mô hình lập KHNN” để học sinh thấy đƣợc mục đích, ý nghĩa của việc tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề nghiệp.

Giáo viên treo hoặc trình chiếu Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 2012 do tác giả Philipp Phan Lassig xây dựng (phụ lục XXIV, chuyên đề 2, lớp 12) và giới thiệu, hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: 1/ Giáo dục mầm non; 2/ Giáo dục phổ thông; 3/ Giáo dục nghề nghiệp; 4/ Giáo dục Đại học; 5/ Giáo dục thƣờng xuyên. Hệ thống đào tạo nghề nghiệp bao gồm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục Đại học và 1 phần của giáo dục thƣờng xuyên, trong đó có các trƣờng Đại học, Cao đẳng, TCCN, trƣờng dạy nghề (sơ cấp nghề, TCN, Cao đẳng

143 nghề) và cả các trung tâm có tổ chức dạy nghề ở địa phƣơng. Các cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đạt trình độ đào tạo trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, các kĩ thuật viên có trình độ trung cấp và đội ngũ công nhân kĩ thuật thuộc đủ các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ đất nƣớc. Nguồn cung cấp nhân lực cho hệ thống đào tạo nghề nghiệp chính là các trƣờng phổ thông bậc trung học. Vì vậy, cùng với việc tìm hiểu thông tin nghề và TTrTDLĐ, mỗi học sinh THPT cần có những hiểu biết về các loại hình trƣờng, hình thức đào tạo, điều kiện tuyển sinh và triển vọng phát triển của mỗi loại hình đào tạo để có cơ sở chọn ngành học, chọn trƣờng học, chọn nghề sao cho phù hợp với học lực, khả năng, sở thích của bản thân, điều kiện của gia đình và nhu cầu của xã hội.

Theo sơ đồ Hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở nƣớc ta đƣợc chia làm 2 nhánh: 1/ Nhánh giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kĩ thuật, nghiệp vụ có trình độ: sơ cấp, trung cấp, và Cao đẳng. 2/ Nhánh giáo dục Đại học, có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế có trình độ từ Cao đẳng đến Cại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ

1.2.2 Hoạt động 1.2. Vài nét khái quát về các con đường vào đời của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập nhỏ: Mỗi em hãy ghi lại 3 nguyện vọng của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT theo thứ tự ưu tiên và cho biết lí do vì sao em có những nguyện vọng như vậy?

Sau đó, giáo viên gọi một số học sinh nêu kết quả làm bài tập và yêu cầu một học sinh lên bảng ghi tóm tắt các kết quả đó lên bảng. Gọi 1 - 2 học sinh nhận xét chung về nguyện vọng của các bạn vừa trình bày.

Giáo viên treo sơ đồ hoặc trình chiếu Sơ đồ. 10 con đƣờng vào đời của học sinh sau khi

tốt nghiệp THCS, THPT (phụ lục XXIV, chuyên đề 2, lớp 12). Gọi 1 - 2 học sinh nêu 10 con

đƣờng vào đời của học sinh, sinh viên đƣợc thể hiện trên sơ đồ. Sau đó, giáo viên khái quát kết quả làm bài tập và nêu: Các em học sinh sắp tốt nghiệp THPT đều có quan niệm giáo dục Đại học là giáo dục tinh hoa, là giáo dục dành cho số đông. Vì vậy, hầu hết học sinh sắp tốt nghiệp THPT đều đăng kí thi vào các trƣờng Đại học, Nhƣng cho đến nay, số học sinh vào đƣợc đại học chƣa thể vƣợt quá 25% - 30% số học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. Nhƣ vậy có nghĩa là hơn 70% số học sinh THPT vẫn phải vào đời mà không qua cánh cổng Đại học. Thi vào Đại học đã khó, nhƣng học Đại học sao cho đạt đƣợc kết quả khá, giỏi; Rèn luyện sao cho có đƣợc những kĩ năng thiết yếu để làm tốt công việc đã chọn sau khi tốt nghiệp Đại học và làm thế nào để đƣợc tuyển dụng vào vị trí công việc phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp còn khó hơn nhiều. Nhất là những em đang học hoặc muốn theo học các ngành đang có nguồn cung lao động lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu tuyển dụng ở địa phƣơng và trong nƣớc nhƣ ngành kinh tế, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, báo chí tuyên truyền, …. Thực tế tuyển dụng trong những năm qua cho thấy: Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học đã phải đi theo con đƣờng 9, tức là tốt nghiệp Đại học nhƣng không tìm đƣợc việc làm phù hợp mà phải làm những công việc trái

144 với ngành nghề đƣợc đào tạo hoặc tốt nghiệp Đại học nhƣng phải đi đào tạo lại để làm việc của công nhân hay kĩ thuật viên trung cấp… Nhiều sinh viên phải đi theo con đƣờng 10, tức là học tiếp văn bằng 2 hoặc học lên Cao học rồi mới vào đời. Trong khi đó, số học sinh vào đời theo con đƣờng 1 và con đƣờng 6, tức là học nghề và học Cao đẳng nghề, TCN, TCCN để trở thành công nhân kĩ thuật hoặc kĩ thuật viên rất ít, mặc dù hiện nay đang có rất nhiều cơ sở sản xuất, công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu cao về tuyển dụng công nhân kĩ thuật34.

Giáo viên có thể nêu ví dụ minh họa: Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông

tin thị trƣờng lao động TP.HCM, trong tháng 2 và 3 năm 2013, TP cần 45.000 lao động ổn định và 8.000 lao động thời vụ. Trong đó, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao là cơ khí, điện - điện lạnh - điện công nghiệp, kiến trúc - kĩ thuật xây dựng, nhựa - bao bì, bất động sản, dệt may - giày da. Dự kiến nhu cầu lao động phổ thông chiếm 35%, trình độ sơ cấp đến trung cấp chiếm 40%, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 25%.35

Tình trạng trên kéo dài nhiều năm đã dẫn đến hậu quả là làm cho cơ cấu lao động ở nƣớc ta hiện nay rất mất cân đối. Trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” tƣơng đối phổ biến. Để khắc phục hậu quả, trong những năm vừa qua, Nhà nƣớc ta đã ban hành một số chế độ chính sách nhằm khuyến khích ngƣời lao động nói chung, thanh niên, học sinh nói riêng đăng kí tham gia học nghề. Ví dụ, các trƣờng nghề công lập, Nhà nƣớc hỗ trợ phần lớn tiền học phí, nên ngƣời học chỉ phải nộp một phần học phí. Học sinh sẽ đƣợc nhận học bổng khuyến khích theo quy chế. Các đối tƣợng thuộc gia đình chính sách nhƣ thƣơng bệnh binh, hộ nghèo ... sẽ đƣợc miễn giảm học phí theo quy định. Học sinh tốt nghiệp trƣờng TCN, Cao đẳng nghề đƣợc học liên thông lên Đại học… Đối tƣợng tiếp nhận tham gia học nghề ở trình độ trung cấp không chỉ là học sinh đã tốt nghiệp THPT mà còn bao gồm cả những học sinh tốt nghiệp THCS, những học sinh đã tham dự các kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhƣng chƣa đƣợc công nhận tốt nghiệp và những học sinh đã theo học THPT hoặc bổ túc văn hóa THPT, nhƣng vì lí do riêng phải nghỉ học giữa chừng36.

Kết luận nội dung 1. Hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở nƣớc ta rất đa dạng, có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nghiệp cho nhiều đối tƣợng học sinh, từ những em tốt nghiệp THCS, chƣa thi đỗ tốt nghiệp THPT đến Đại học và sau Đại học. Tìm hiểu kĩ càng hệ thống đào tạo ở nƣớc ta kết hợp với tìm hiểu để nhận thức đầy đủ về bản thân, về nghề nghiệp sẽ giúp các em chọn ra con đƣờng đi cũng nhƣ cơ sở đào tạo phù hợp trong hệ thống đào tạo nghề nghiệp.

Nội dung cần ghi nhớ: Hệ thống đào tạo ở nƣớc ta

2. Nội dung 2. Tìm hiểu hệ thống trƣờng TCCN và đào tạo nghề của Trung ƣơng và địa phƣơng

2.1 Mục tiêu

34 Nguồn: TS. Hồ Thiệu Hùng – Xu hƣớng chọn nghề của thanh niên TpHCM và các giải pháp GDHN - Đề tài KHCN Sở KHCN TpHCM - Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Ngọc Tài.

35 Nguồn: http://www.dubaonhaluchcmc.gov.vn

145 - Học sinh hiểu đƣợc những thông tin cơ bản về hệ thống trƣờng, hình thức đào tạo

TCCN, đào tạo nghề ở địa phƣơng và trong nƣớc;

- Biết cách tìm thông tin về hệ thống các trƣờng TCCN, đào tạo nghề;

Một phần của tài liệu Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12 (Trang 138 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)