Được sự giúp đỡ của cỏc bỏc, cỏc chỳ, các anh, chị ở Văn phòng Đăng ký QSDĐ Vĩnh Phúc và các anh chị trong Công ty cổ phần tư vấn & đầu tư Phương Bắc, trong đề tài này em tiến hành thành biên tập bản đồ địa chính của xã Vũ Di – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc. Để đảm bảo tiến độ khóa luận tốt nghiệp em tiến hành biên tập 1 tờ bản đồ địa chính của một thôn thuộc xã Vũ Di.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Vũ Di là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có vị trí địa lý :
+Phía Bắc giỏp xó Bỡnh Dương huyện Vĩnh Tường + Phía Nam giáp thị trấn Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường + Phía Đông giỏp xó Văn Xuân huyện Vĩnh Tường
+ Phía Tây giỏp xó Thượng Trưng và Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường
Tổng diện tích tự nhiên của xã Vũ Di là 379,10 ha. Xã Vũ Di có thuận lợi cơ bản là nằm gần trung tâm huyện, lại có ranh giới tiếp giáp với huyện Thị trấn Vĩnh Tường và có đường quốc lộ 2C chạy qua đi thẳng đến thành phố Vĩnh Yên nên có nhiều cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
b. Địa hình, địa mạo
Thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc trung bình < 10, địa hình tương đối bằng phẳng bị chia cắt bởi hệ thống song, ngũi, kờnh, mương. Độ cao bề mặt hầu hết từ 0,9m đến 1,4m so với mực nước biển, độ chênh lệnh địa hình không quá 1m. Xã Vũ Di có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, địa hình bằng phẳng. Nhìn chung độ chênh cao không lớn thuận lợi cho quá trình đo đạc, đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
c. Khí hậu
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là 23,6oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 30,5oC (tháng 6), nhiệt độ trung bỡnh thỏng thấp nhất là
15,8oC (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 14,7oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 40,6oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 9,5 oC.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1250 mm, nhưng năm cao nhất đạt tới 2238 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào cỏc thỏng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập úng. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 3280 mm, tháng 10 có lượng mưa thấp nhất 320 mm. Cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa.
Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, tháng cao nhất khoảng 91%, tháng thấp nhất khoảng 69%.
Bức xạ nhiệt: số giờ nắng trung bình hàng năm là 1618 giờ, thuộc loại tương đối cao, thích hợp để cạnh tác 3 vụ trong năm.
Hướng gió: gió thổi theo hai mùa rõ rệt : gió đông bắc về mùa khô và gió đông nam về mùa mưa. Cỏc thỏng 4,5,6 thỉnh thoảng xuất hiện gió phơn Tây Nam khụ núng, song ít ảnh hưởng tới sản xuất.
Cỏc tháng 6,7,8,9 do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 12, tháng 1 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân.
d. Thủy văn
Xã Vũ Di có hệ thống thủy văn tương đối thuận lợi, do có nguồn nước dồi dào từ con sông Hồng chảy qua, hệ thống các kênh mương tưới tiêu phù hợp cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp, và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng quỹ đất của xã Vũ Di là 372,10 hagồm các loại đất chính sau:
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi khoảng 88,63 ha chiếm 23,82%, chủ yếu là diện tích đất ruộng, tập trung hầu hết ở vựng lỳa của xã.
- Đất phù sa cũ, bạc màu, có sản phẩm feralitic khoảng 64 ha chiếm 17,2% chủ yếu là diện tích đất ruộng.
- Đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic không bạc màu (pF) khoảng 57,30 ha chiếm 15,4% diện tích đất ruộng.
- Đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic chua hoặc rất chua khoảng 14,88 ha. Loại này có diện tích chiếm khoảng 4%.
- Đất phù sa có sản phẩm feralitic trờn cú lớp phù sa sông Hồng phủ dày trên 20cm chiếm 3,72 ha 1% .diện tích các loại đất.
- Đất phù sa úng nước nội đồng (Pu): 53,95 ha Chiếm 14,5% diện tích đất ruộng.
- Đất dốc tụ trồng lúa bị bạc màu (LD): 93,32 ha Chiếm 25,08% diện tích ruộng.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: chủ yếu là do sông Hồng chảy qua, cùng với hệ thống hồ, đập, kênh mương thủy lợi và lượng nước mưa cung cấp nên lượng nước mặt rất dồi dào và phong phú.
- Nguồn nước ngầm : Xã Vũ Di có nguồn nước ngầm khá lớn, chất lượng tốt. Được nhân dân khai thác sử dụng bằng cách đào giếng khoan và lọc lấy nước sạch sinh hoạt.
c. Tài nguyên khoáng sản
Nhóm vật việc xây dựng : Xã Vũ Di có trữ lượng sét sản xuất vật liệu xây dựng nằm trờn cỏc vùng trũng. Tại khu vực phía Nam xã, có đất tích hợp ven đê dùng sản xuất gạch đỏ xây dựng dân dụng.
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã và có sự quan tâm của UBND huyện Vĩnh Tường, được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ đảng viên và
nhân dân trong xã, trong những năm qua UBND xã chỉ đạo các ngành, cỏc thụn hoàn thành khá tốt nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ bình quân đạt 14,46 %. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt trên 102.819.835.000 đ = 114,46 % so với năm 2010. Trong đó:
- Ngành nông nghiệp là 45.461.335.000 đ chiếm 44,21 % - Ngành công nghiệp là 8.575.000.000 đ chiếm 8,34 %
- Ngành thương mại, dịch vụ là 48.783.500.000 đ chiếm 47,44 %.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng/người/năm. Xã đề ra chương trình kinh tế ổn định và từng bước phát triển làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
4.1.3.2. Dân số, lao động và việc làm a. Dân số:
Tính đến năm 2011 Xã Vũ Di có tổng số 1127 hộ với 4621 nhân khẩu, 4 thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, mật độ dân số năm 2011 là 1241,87 người/ km2. Cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế dịch vụ, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của xã mới hình thành chưa phát triển.
Bảng 4.1: Thực trạng hệ thống dân cư xã Vũ Di STT Tờn thôn Số hộ Số khẩu 1 Xuân Lai 271 979 2 Vũ Di 322 1532 3 Yờn Nhiên 210 1092 4 Yờn Trình 324 1018
(Nguồn: Văn phòng ủy ban Xã Vũ Di) b. Lao động và việc làm
Số người trong độ tuổi lao động của xã năm 2011 là 2227 người, chiếm tỷ lệ 48,2 % dõn số xã.
Trên địa bàn xó cú 800 lao động đi làm ngoài tỉnh, 27 người xuất khẩu lao động, 60 hộ bán hàng dịch vụ, ngành nghề nông nghiệp phát triển chủ yếu là chăn nuôi rắn, ngành công nghiệp dịch vụ phát triển là làm gạch đỏ xây dựng dân dụng.
c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải
Điều kiện giao thông thuận tiện có đường quốc lộ 2C chạy qua nờn đó thúc đẩy một số nghề tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán nhỏ phát triển, đưa nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển ổn định.
- Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã thuận tiện trong việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác trên địa bàn xã. Với tổng diện tích 27,81 ha đất thủy lợi. Hệ thống thủy lợi như hiện nay về mặt năng lực đã đáp ứng chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất.
- Năng lượng, bưu chính viễn thông
Toàn xó cú 5 trạm biến thế, tổng công xuất 450 KVA phục vụ điện cho trung tâm xã và 4 thôn. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển đều khắp trên địa bàn xã với một bưu điện văn hóa xã, một bưu cục Vũ Di đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân toàn xã.
- Y tế
Trạm y tế xã duy trì thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tổ chức tốt các chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4.1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
- Thuận lợi:
Vũ Di là xã có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế phát triển toàn diện và vững chắc, trình độ dân trí tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
Là một xã thuần nông nằm gần trung tâm huyện Vĩnh Tường, do đó khả năng tiếp cận sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa thể dục thể thao của toàn huyện được cập nhật, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe được chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm.
- Khó khăn :
Điều kiện địa phương đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển toàn diện nên kinh phí đầu tư cho các ngành còn hạn hẹp, do đó chất lượng phục vụ của các công trình cũng như các dự án còn chưa cao và chưa đầy đủ. Trong những năm tới cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp từ Trung ương xuống địa phương.
4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất xã Vũ Di
a. Tình hình quản lý đất đai:
Do nắm chắc diện tích đất đai, kết hợp công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nên công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Vũ Di từ những năm gần đõy đã đạt được nhiều kết quả tốt, không xảy ra những hiện tượng lấn chiếm đất đai. Những đơn thư khiếu nại của nhân dân được giải quyết kịp thời từ cơ sở.
+ Tình hình sử dụng đất: Đất đai hầu hết đã được khai thác đưa vào sử dụng. Đất trồng cây hàng năm, chân ruộng chủ động nước cơ bản được luân cạnh. Cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm đang có hướng chuyển đổi tích cực, một số thụn đó hình thành vùng sản xuất rau, quả có giá trị kinh tế cao.
+ Về địa giới hành chính: Thực hiện đúng chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ ranh giới xã được rà soỏt ổn định không có tranh chấp.
+ Về quản lý hồ sơ đăng kí đất đai: Đất trồng cây hàng năm được thực hiện cấp GCNQSD đất từ năm 1993-1994, nói chung loại đất này sau khi dồn điền đổi thửa đó cú sự thay đổi. Đất ở cũng đã tổ chức lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận
chính thức lần đầu, đến nay đó cú những biến động khá lớn như loại đất, chủ sử dụng đất, tách hộ, cấp mới... làm cho hồ sơ không đồng bộ, không đúng hiện trạng sử dụng đất.
+ Tình hình giao đất thu hồi đất: Thực hiện đúng quy định của nhà nước, không xảy ra tình trạng cấp đất sai thẩm quyền.
+ Thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp cơ bản là do các hộ gia đình tư nhân sản xuất. Quỹ đất dự trữ phục vụ quy hoạch xây dựng lâu dài của xó đó được khoán thầu cho các hộ gia đình sản xuất hiện nay cơ bản sau dồn điền đổi thửa đã tập trung thành vựng riờng.
+ Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được chính quyền địa phương quan tâm sớm và đi vào nề nếp, quy hoạch sử dụng đất 2006 - 2016 đã được phê duyệt. Công tác giao đất nông nghiệp cho các hộ sử dụng đất lâu dài, ổn định được tiến hành từ năm 1992, 1993 và dồn điền đổi thửa năm 2005, trước khi dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ 18 thửa/hộ, đến nay sau dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ còn 16 thửa/hộ. Các hộ gia đình đã yên tâm sản xuất, tích cực đầu tư thâm cạnh cải tạo đất.
Bên cạnh đú cũn cú những mặt hạn chế, tông tại cần khắc phục tình trạng vi phạm luật đất đai như sử dụng đất chưa đúng mục đích được giao… Việc quản lý đất đai của xó cũn nhưng mặt hạn chế do công tác quy hoạch sử dụng đất còn tiến hành chậm, chưa thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về đất đai, trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.
b. Hiện trạng sử dụng đất
Qua đợt tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê đất đai năm 2011 nắm được hiện trạng sử dụng đất xã Vũ Di năm 2011 được thế hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Vũ Di
Loại đất Mã Diện tích (ha)
Tổng diện tích tự nhiên 379,10
1- Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất có mặt nước NTTS NNP SXN LNP NTS 272,69 218,30 0 54,39
2- Đất phi nông nghiệp
- Đất ở
- Đất chuyên dùng
- Đất tôn giáo tín ngưỡng - Đất nghĩa trang nghĩa địa - Đất sông suối và MNCD PNN ONT CDG TTN NTD SMN 105,29 35,20 57,92 0,68 1,58 9,92 3- Đất chưa sử dụng CSD 1,12 - Đất bằng chưa sử dụng
- Đất đồi núi chưa sử dụng
BCS DCS
1,120 0
(Nguồn: Trung tâm đo đạc & bản đồ Vĩnh Phúc)
4.2. Tình hình tư liệu khu đo hiện có
4.2.1. Tư liệu bản đồ hiện có của khu đo
- Bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000 (bản đồ 299): Loại bản đồ này đến nay đã rách nát, thất lạc, một số mảnh còn lại do không được cập nhật, chỉnh lý bổ sung biến động nên hiện trạng sử dụng đất đã thay đổi quá lớn so với bản đồ 299. Vì vậy bản đồ này chỉ làm tài liệu tham khảo.
- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/CP) tỷ lệ 1/25000, lưới chiếu Gauss: Đây là loại tài liệu dùng để xác định địa giới hành chính cấp xã, thị trấn, phục vụ cho đơn vị thi công đo đúng, đo hết phạm vi hành chính các cấp và căn cứ vào đường địa giới hành chính này kết hợp với đo đạc thực địa để chuyển lên bản đồ địa chính cần thành lập.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000, lưới chiếu Gauss và lưới chiếu UTM kinh tuyến trung ương 1050 do Tổng cục quản lý đất đai (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xuất bản năm 1976 đến 1979 phủ trùm toàn bộ khu đo.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 thành lập năm 2010.
4.2.2. Khảo sát lưới địa chính
Tiến hành đo vẽ lưới bằng công nghệ GPS. Công việc thực hiện như sau:
a. Chọn điểm lưới
Chọn điểm lưới GPS phải lưu ý đến điều kiện thông thoáng trên bầu trời, có như vậy các máy thu tín hiệu từ vệ tinh không bị cản trở.
Khi chọn điểm GPS ta cần lưu ý những điều cơ bản sau:
+ Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá 15 độ (hoặc có thể là 20 độ) để tránh cản tín hiệu GPS.
+ Không quá gần các bề mặt phản xạ như kết cấu kim loại, các hàng rào, mặt nước..vv..vỡ chúng có thể gây hiện tượng đa dẫn.
+ Tránh chọn điểm dưới các rặng cây, gốc cây có tán lá rộng, tín hiệu sóng sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả đo.
+ Không quá gần các thiết bị điện (như trạm phát sóng, đường dây cao