Giới thiệu về phần mềm MICROSTATION

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản địa chính xã vũ di huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (1) (Trang 29 - 30)

Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) của hãng Intergraph nó có khả năng quản lý khá mạnh: cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của Microstation rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn.

Microstation là môi trường đồ họa làm nền để chạy các Modul cho các phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, MSFC, FAMIS. Các công cụ Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Microstation còn cung cấp công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file. DXF hoặc DWG. Microstation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ. Menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng.

Phần mềm Microstation cho phép giao diện với người sử dụng thông qua cửa sổ lệnh Command Window, các cửa sổ quan sát, các Menu, các hộp thoại và các công cụ trên cửa sổ lệnh hiển thị file đang mở và cũn cú 6 trường với các nội dung: - Status: Hiển thị hiện trạng của yếu tố tự chọn.

- Massage: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố. - Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện - Frompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện.

- Imput: Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím. - Error: Hiển thị các thông báo lỗi.

File dữ liệu của Microstation được gọi là Design file (DGN). Microstation cho phép người sử dụng mở và làm việc với nột Design file tại một thời điểm, file này gọi là Active design.

Nếu tiến hành mở một DGN file khi đó cú một DGN khác đang mở Microstation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên, có một chức năng khác cho phép người sử dụng có thể xem (tham khảo) nội dung của các DGN file khỏc đú bằng cách mở các file đó dưới dạng file tham khảo (Reference file). Bản vẽ DGN được quản lý theo từng lớp dữ liệu, mỗi lớp dữ liệu được gọi là một Level, mỗi file DGN có 63 level được đánh số từ 1 – 63 có thể gỏn tờn cho số hiệu lớp để dễ quản lý.

Các level đó có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ.

Một đối tượng đồ họa xây dựng lên DGN file gọi là một Element. Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi element được định nghĩa bằng các thuộc tính đồ họa sau:

- Level: (1 – 63) các lớp - Color: (0 – 254) màu

- Line Weght: (0 – 15) lực nét của đường - Line Style: (0 -7, custom style) kiểu đường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản địa chính xã vũ di huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (1) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w