Q = f(H) N = f(H)
1.15. Điều chỉnh lưu lượng của máy bơm piston
. . .60 60
i F S n Q
Từ công thức trên ta thấy để thay đổi giá trị lưu lượng Q, ta có thể
thực hiện những phương pháp sau:
- Thay đổi số cặp piston-xi lanh (i): số cặp piston – xi lanh tỷ lệ
thuận với lưu lượng của máy bơm, có thể tăng thêm 1 hay 2 cặp tùy theo thiết kế của máy bơm đang sử dụng.
- Thay đổi cặp piston – xi lanh: phương pháp này chính là thay đổi
đường kính cặp piston – xi lanh (thay đổi tiết diện F của piston). Mỗi máy
bơm đều được thiết kế sao cho phù hợp một vài bộ piston – xi lanh (trong công tác khoan dầu khí thường có từ 6 đến 12 bộ) với đường kính cặp piston – xi lanh thay đổi trong khoảng d = 1012 mm.
- Tăng chiều dài hành trình piston (S), phương pháp này thực hiện trong quá trình thiết kế máy bơm cho tổ hợp hay nhiệm vụ nhất định. Trong công tác khoan tại khoan trường, phương pháp này không sử dụng
được.
- Thay đổi tỷ trọng của chất lỏng cần bơm: khi tỷ trọng chất lỏng giảm thì lưu lượng của máy bơm sẽ tăng lên và ngược lại.
* Chú ý:
Máy bơm dung dịch khoan là bộ phận quan trọng nhất trong quá
trình tuần hoàn dung dịch khoan. Máy bơm cần cung cấp lưu lượng dung
dịch cần thiết trong quá trình khoan. Lưu lượng của máy bơm khoan được
lựa chọn dựa vào các thông số tiêu chuẩn sau:
- Vận tốc nâng dung dịch khoan trong khoảng không vành xuyến
giữa giếng khoan và cột cần khoan;
- Rửa sạch dụng cụ khoan;
- Thời gian tối đa để nâng hạt mùn lên mặt;
3 1 1 4 2 H v1 d v f1 v1 d1 - Ổn định thành giếng khoan;
- Khoan bằng động cơ đáy.
Áp lực đẩy của máy bơm liên quan trực tiếp đến tổn thất áp suất
trong hệ thống tuần hoàn dung dịch, tổn thất với các vòi phun dụng cụ phá đá, với sự sụt áp động cơ đáy, với lưu lượng và các tính chất vật lí của
dung dịch.