0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

xuất kế hoạch triển khai công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC THU PHÍ NƯỚC THẢI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 43 -48 )

II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 2.1 Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nộ

3.2. xuất kế hoạch triển khai công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nộ

Hà Nội

Thực tế cho thấy trong hầu hết các trường hợp, số lượng các doanh nghiệp phải trả phí là quá lớn so với năng lực của các sở TN&MT. Với năng lực hạn chế của các cấp quản lý, việc áp dụng phí đối với các doanh nghiệp lớn trong một số ngành đặc thù là tương đối khả thi. Để làm được điều đó, trước hết cần xác định ngành gây ô nhiễm chính. Các ngành này có thể bao gồm: Sản xuất giấy, dệt may, da giầy, hóa chất, chế biến thực phẩm. Nếu như có thể giảm ô nhiễm một cách đáng kể vào những ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao thì sẽ giảm bớt gánh nặng của các cơ quan quản lý trong việc triển khai thành công các công cụ kinh tế trên thực tế.

3.2.1. Chỉ tiêu ô nhiễm cần lưu ý

Thực tế, việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Hà Nội cho thấy phần lớn số phí thu được từ 3 chỉ tiêu BOD, COD và TSS. Các chỉ tiêu này thường được các doanh nghiệp kê khai, tương đối dễ dàng trong việc kiểm tra và chi phí phân tích tương đối thấp. Mặt khác năng lực của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát kim loại nặng là rất hạn chế và chi phí cho việc phân tích là tương đối lớn.

Để áp dụng thành công nghị định 67 thiết nghĩ Chính phủ chỉ nên áp dụng cho một vài chỉ tiêu ô nhiễm như COD hoặc TSS. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy hệ thống phí càng đơn giản càng dễ áp dụng phí trên thực tế.

Philippines đã rất thành công trong việc cắt giảm ô nhiễm nước bằng cách áp dụng phí thải đối với BOD và TSS. Trong khi đó Malaysia giảm đáng kể lượng ô nhiễm từ ngành công nghiệp sản xuất dầu cọ thông qua việc đánh thuế BOD. Có lẽ những kinh nghiệm này chưa đủ để đưa ra câu trả lời chính xác về hình thức phí Việt Nam cần áp dụng nhưng là những bài học quý báu cho Việt Nam.

3.2.2. Căn cứ tính thuế phải đơn giản, rõ ràng

Việc xác định căn cứ thuế hay phí tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, phải hiểu rõ chu trình sống của một chất ô nhiễm, từ lúc phát sính, sử dụng đến tiêu hủy cuối cùng. Trên thực tế, căn cứ tính thuế cần tính khác nhau trên cơ sở mục đích cụ thể giải quyết chất lượng vấn đề môi trường. Ví dụ, vấn đề môi trường gay gắt hơn các khu vực địa phương do tập trung dân số hoặc do vị trí địa lý của khu vực đó. Thứ hai, căn cứ tính thuế/ phí khác nhau khi xuất hiện ô nhiễm từ quá trình sản xuất tiêu thụ. Việc lựa chọn tính thuế phát thải hay thuế sản phẩm còn tùy thuộc vào khả năng và kinh phí quan trắc. Số cơ sở gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm dù là xác định hay không xác định, sẽ quyết định quan điểm áp phí ô nhiễm. Yếu tố khác cần cân nhắc khi xác định căn cứ thuế là khả năng xây dựng phí mới trên cơ sở hệ thống thuế đang áp dụng.

3.2.3. Quy định người thu phí

Việc áp dụng NĐ 67 trên thực tế cho thấy sự trùng lặp và thiếu rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý như Sở TN&MT, công ty kinh doanh nước sạch và ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thu phí. Tuy nhiên, cần lưu ý mục tiêu đầu tiên của việc áp dụng các công cụ kinh tế là quản lý ô nhiễm. Do vậy, cơ quan chịu trách nhiệm chính phải là sở TN&MT. Việc triển khai công cụ phí phải nằm trong hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên. Công ty kinh doanh nước sạch và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ là các cơ quan phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ trên.

Do việc thu phí và quản lý là trách nhiệm của sở TN&MT, nên nhất thiết phải có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ kinh tế đòi hỏi kinh nghiệm quản lý cùng các kiến thức về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.

Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp các chính sách không triển khai được do thiếu các điều kiện tiền đề để thực hiện chính sách.

Tại Việt Nam có một khoảng cách rất lớn về thông tin giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Số liệu của cơ quan quản lý như Tổng cục thống kê, Bộ KH& ĐT, Bộ tài chính, Bộ TN&MT thường có khác biệt. Điều này gây trở ngại lớn trong công tác quản lý. Vì lẽ đó, thống nhất hệ thống quản lý thông tin, số liệu giữa các Bộ, ban, ngành là việc làm cần thiết. Hệ thống trao đổi thông tin này sẽ giảm đáng kể chi phí quản lý.

Để thực hiện tốt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chính phủ cần phát triển thêm các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn để giúp các doanh nghiệp lấy mẫu và phân tích. Thiết lập hệ thống cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn trong đó xác định rõ tiêu chí công nhận, lệ phí cấp chứng chỉ và các hình thức phạt đối với các phòng thí nghiệm không đạt chuẩn là việc cần thiết. Việc này giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tự báo cáo và giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý trong việc thẩm tra, đánh giá. Danh sách các phòng thí nghiệm đạt chuẩn cần công bố rộng rãi. Sự tham gia của các khu vực tư nhân vào lĩnh vực hoạt động này cần hoan nghênh để mở rộng dịch vụ và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân tích môi trường và cấp chứng chỉ.

Bên cạnh đó việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp không trả phí là việc cần làm ngay. Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT được áp dụng nhưng mức phạt còn rất khiêm tốn chưa đủ khả năng răn đe. Mức phạt đối với những hành vi không tuân thủ phải cao hơn từ 5 đến 10 lần để tạo động cơ thay đổi hành vi của các doanh nghiệp. Ngoài ra tội phạm môi trường cần xử lý nghiêm khắc để tăng cường hiệu lực răn đe.

Để hiện thực hóa tất cả những đề xuất trên. Không chỉ Hà Nội mà cả Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể và minh bạch cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm. Để làm được điều đó, cần đặc biệt quan tâm tới (1) mục tiêu cải thiện môi trường vì lợi ích của người dân, (2) các chỉ tiêu ô nhiễm, loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất cần điều chỉnh, (3) xây dựng các cơ sở tiền đề cho việc áp dụng chính sách và (4) thông báo rộng rãi về lộ trình áp dụng công cụ cho các đối tượng liên quan nhằm giảm thiểu chi phí chuyển giao. Ngoài ra điều đặc

biệt quan trọng là tất cả các chính sách phải hết sức minh bạch và công bằng cho các đối tượng. Bất cứ chính sách nào nếu bỏ qua yếu tố này chắc chắn sẽ khó thành công.

KẾT LUẬN

Môi trường là một vấn đề lớn đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Ô nhiễm Môi trường, trong đó có ô nhiễm nguồn nước, đã đến lúc báo động. Vì vậy, để trở thành một thành phố xanh- sạch- đẹp và nguồn nước không còn là vấn đề lo lắng của mọi người thì vấn đề quản lý nguồn nước, quản lý môi trường cần được quan tâm hơn nữa. Phí nước thải – công cụ quản lý kinh tế cần được áp dụng triệt để hơn.

Đặc biệt, Thành phố Hà Nội trong thời gian hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long lịch sử trong một môi trường sạch đẹp thì tất cả mọi người đều phải nghiêm túc trong công tác bảo vệ môi trường.

Qua thời gian thực tập tại Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục môi trường, tôi đã tìm tòi, học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành, mà ở đây là phí nước thải.

Trên đây là toàn bộ luận văn nghiên cứu về công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội. Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GV. Nguyễn Diệu Hằng, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ nhân viên Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Môi trường.

Tuy vậy,do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề thực tập chuyên ngành có thể sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường”

NXB thống kê

2. Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngafy13/6/2003.

3. Thông tư 125/2003/TTLT- BTC- BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67. 4. Sở công thương Hà Nội, 2004. Thống kê công nghiệp tại Hà Nội, Báo cáo

nội bộ, Hà Nội, Việt Nam

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2/5/2006. Hội thảo “công nghệ xử lý nước thải, nước cấp đô thị và khu công nghiệp”.

6. Sở Tài nguyên và môi trường nhà đất Hà Nội, 2006. Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước

7. Hội kinh tế môi trường Việt Nam 2008. Tạp chí kinh tế môi trường 8. Hội cấp thoát nước Việt Nam 2004 – 2006. Tạp chí cấp thoát nước 9. Trang Web của cục bảo vệ môi trường. www.nea.gov.vn

10. Trang Web www.vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC THU PHÍ NƯỚC THẢI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 43 -48 )

×