Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu phí

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 43)

II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 2.1 Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nộ

3.1. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu phí

3.1.1. Giải pháp quản lý

Cơ quan quản lý môi trường là người trực tiếp tiến hành đưa ra quyết định nộp phí và trực tiếp thu phí nên họ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp. Để nâng cao hiệu quả công tác thu phí, trước hết cần khắc phục những tồn tại về mặt quản lý.

3.1.1.1. Về phía Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ nhất, Bộ tài nguyên và Môi trường phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các chế tài xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất kinh doanh cố tình chống đối không nộp phí. Đồng thời nhanh chóng ban hành định mức phát thải các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để Sở Tài nguyên & Môi trường tính mức phí một cách dễ dàng và chính xác hơn. Sau khi ban hành nghị định phải tổ chức các lớp tập huấn, ban hành rộng rãi cho cán bộ môi trường, cho các doanh nghiệp để hỗ trợ họ trong việc tính phí nước thải.

Thứ hai, hiện nay phương thức thu phí còn quá rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức lại không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy Chính phủ phải nghiên cứu đề ra phương thức thu phí mới đạt hiệu quả hơn, tránh gây mất nhiều thời gian và chi phí.

Thứ ba, đưa ra phương thức thu phí phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không sản xuất liên tục tất cà các tháng trong năm, có nhiều làng nghề chỉ hoạt động theo mùa vụ như việc nuôi trồng thủy hải sản, mỗi năm họ chỉ sản xuất 1 vụ. Vì vậy chúng ta có thể chọn thời điểm vào cuối mỗi vụ sau khi doanh nghiệp vừa thu hoạch xong thì tiến hành ra thông báo nộp phí như thế nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ta có thể thu phí được dễ dàng vì đầu vụ và giữa vụ họ còn phải đầu tư vốn sản xuất.

Cuối cùng, việc kê khai khối lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép sai số 30% nên việc kê khai của doanh nghiệp không chính xác, số liệu mà doanh nghiệp kê khai so với thực tế có sự chênh lệch quá lớn, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Có thể giảm tỷ lệ sai số dưới 10%, như vậy ta vừa tận thu được số phí nước thải vừa có thể giảm được lượng nước thải ra môi trường.

3.1.1.2. Cơ quan quản lý địa phương

- Số phí để lại cho Sở Tài nguyên & Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ công tác thẩm định tờ khai nộp phí không đủ để có thể tiến hành tổng hợp và thẩm định hết được tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy Chính phủ cần đầu tư thêm một khoản kinh phí để Sở có thể tiến hành quan trắc, thẩm định được hết các doanh nghiệp trên địa bàn. Như vậy số phí thực tế mà các doanh nghiệp phải nộp sẽ hớn hơn nhiều so với số phí thu được hiện nay và tình trạng ô nhiễm do nước thải công nghiệp sẽ giảm đi một cách đáng kể.

- Bổ sung thêm lực lượng cán bộ quản lý môi trường tại các địa phương để có thể thường xuyên theo dõi và phối hợp với cán bộ phòng thu phí tiến hành thu phí nước thải tại cơ sở sản xuất cố tình không nộp phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, bởi hiện tại lực lượng này có rất ít.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên & Môi trường với Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý môi trường ở cấp xã kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các cơ sở gây ô nhiễm và để tiến hành thu phí một cách thuận lợi hơn.

- Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường địa phương thương thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm và chống đối nộp phí nước thải.

- Đưa ra các quy định cụ thể để có thể phân loại và bóc tách giữa phí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường, cho cán bộ lãnh đạo tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý môi trường. Tăng cường lực lượng

cán bộ ở Phòng môi trường và làm công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, phát hiện những doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường, phối hợp cùng với cán bộ tổ chức thu phí nhắc nhở và thu phí nước thải các cơ sở địa phương vì họ là lực lượng trực tiếp quản lý tại địa phương, có thể thường xuyên theo dõi, nắm vững hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

3.1.2. Giải pháp kinh tế

Để khắc phục những tồn tại của công tác này, các giải pháp về kinh tế là một yếu tố quan trọng để đạt được mục đích trên.

Hiện nay, mức phí nước thải công nghiệp còn thấp nên doanh nghiệp chấp nhận nộp phí. Do đó, công cụ phí chưa có tính răn đe cao để doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, giảm thải. Vì vậy, Chính phủ phải nâng mức phí nước thải, đặc biệt là phí nước thải công nghiệp lên thì mới khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư giảm thải.

Bổ sung thêm kinh phí cho Ngân sách địa phương để việc phòng chống, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường,… tiến hành hiệu quả cao hơn.

Đưa ra biện pháp cảnh cáo, xử phạt hành chính và công khai danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không chịu nộp phí hoặc còn nợ phí trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không nộp thì sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc nộp phí. Đồng thời cũng tiến hành khen thưởng những cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nộp phí đủ và đúng thời gian quy định.

Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn, khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

3.1.3. Giải pháp kỹ thuật

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, Chính phủ phải có biện pháp khuyến khích thích hợp để họ đầu tư. Các biện pháp cụ thể là:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quan trắc từ trung ương đến địa phương với hệ thống máy móc và thiết bị đo đạc hiện đại để có thể tiến hành thẩm định lại tờ khai phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn.

Thứ hai, xây dựng một phương thức thích hợp để có thể thường xuyên theo dõi và quản lý được số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố hàng năm.

Thứ ba, nghiên cứu và tổ chức hội thảo, hội chợ giới thiệu các công nghệ xử lý nước thải với chi phí đầu tư thấp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, vừa giảm thiểu được ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, tuần hoàn, tái sử dụng nước thải. Như vậy vừa giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường gây ô nhiễm vừa giảm được số phí nước thải công nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp cùng với Chính phủ đầu tư công nghệ xử lý, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Tăng cường năng lực và điều kiện kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát môi trường tại các địa phương, các thành phố lớn, các vùng trọng điểm kinh tế tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

3.1.4. Giải pháp nâng cao nhận thức

Vì nước ta là một nước đang phát triển, mọi người chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế hơn là mục tiêu bảo vệ môi trường. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường chưa cao, thấy được mức độ gây ô nhiễm môi trường của nước thải công nghiệp khi chưa xử lý mà xả thẳng ra môi trường xung quanh. Chính vì thế các cơ quan chức năng phải có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp.

Một số giải pháp có thể được sử dụng là:

- Nêu rõ mục đích sử dụng của phí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo tới các doanh nghiệp bản

thu, chi số phí thu được cho các hạng mục bảo vệ môi trường hằng năm để doanh nghiệp hiểu rõ mục đích của nghị định 67. Bởi vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ mục đích của nghị định 67. Bởi vì hiện tại có nhiều doanh nghiệp chưa nắm được mục đích sử dụng của phí nước thải công nghiệp là sử dụng vào việc bảo vệ môi trường, duy trì và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, nộp vào ngân sách trung ương để bổ sung vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, mà họ cho rằng các cá nhân tiến hành thu phí và cho các mục đích khác ngoài hạng mục môi trường.

- Đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao nhận thức môi trường của người dân và doanh nghiệp vì đây là điều kiện tiên quyết để việc tiến hành thu phí thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân, các nhà doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, áp phích, tờ rơi, truyền thông về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc duy trì chất lượng môi trường sinh thái. Để cho các doanh nghiệp tự nguyện nộp phí, nhận thức được rằng việc nộp phí nước thải là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hậu quả mà nó sinh ra, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong vấn đề nước thải.

- Tổ chức công khai thông tin về ô nhiễm nước thải và tình hình tuân thủ nghị định 67/2003/NĐ- CP của Chính phủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh với người dân, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, nhà đầu tư, để họ tẩy chay sản phẩm của công ty gây ô nhiễm, từ đó gây sức ép với doanh nghiệp thực hiện biện pháp giảm thải và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống sông hồ xung quanh.

- Xây dựng cơ chế giám sát của người dân đối với doanh nghiệp trong việc thực thi cam kết về môi trường và duy trì thường xuyên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Hình thành kênh thông tin giữa người dân và nhà chức trách địa phương để kịp thời thông báo về các trường hợp vi phạm luật lệ về môi trường. Bởi vì người dân là người trực tiếp bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và họ có thể thường xuyên giám sát được ô nhiễm của nước thải công nghiệp thải ra hệ thống sông hồ xung quanh môi trường sống của họ.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chính sách môi trường, công bố các cam kết và tình hình thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, thực hiện những sáng kiến riêng của mình trong việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện những mô hình điển hình để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp khác áp dụng.

- Đối với các sản xuất và kinh doanh phải quan tâm đến việc xử lý môi trường, không nên coi trọng mục tiêu lợi nhuận mà phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

- Đưa các kiến thức về bào vệ môi trường vào trong chương trình giáo dục của nhà trường để hình thành nên ý thức môi trường cho tất cả các đối tượng trong xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w