Các giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có liên quan: Xét từ phía nhà nước, để giúp các DN, hay nói một cách thực tế hơn trong

Một phần của tài liệu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Xét từ phía nhà nước, để giúp các DN, hay nói một cách thực tế hơn trong

tình hình hiện nay là thúc đẩy các DN đổi mới cơng nghệ, cần thiết phải có những biện pháp mang tính đồng bộ và hiệu quả. Bên cạnh việc bổ sung, sửa đổi các chính sách hiện hành, ban hành các chính sách mới, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc cũng như phổ biến tuyên truyền các chính sách/văn bản pháp luật có liên quan đến DN như được trình bày trong phần kiến nghị dưới đây: + Thứ nhất : Nhà nước phải hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm giúp DN có thể thực hiện chuyển giao công nghệ một cách dễ dàng hơn mà lại đạt hiệu quả cao. Cải cách các chính sách về việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ nước ngồi nhập vệ. Nhưng cũng phải kiểm tra sát hạch kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhập thiết bị

máy móc cũ, lạc hậu từ nước ngồi về làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường.

+ Thứ hai : Tạo cơ chế gắn kết giữa DN và các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

+ Thứ ba : Có chính sách khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ để giúp các DN có cơ hội cập nhật thơng tin cơng nghệ, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ và xây dựng cơ chế cung cấp thơng tin bình đẳng cho mọi DN thuộc các thành phần sở hữu khác nhau.

+ Thứ tư : Nhà nước cần gắn chặt hoạt động đổi mới công nghệ của các DN với các quy hoạch và phát triển chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. Các chính sách đó có thể là giảm thuế suất hoặc giảm thuế trong một số năm nào đó, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp thông tin…

+ Thứ năm : Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đổi mới cơng nghệ. Các cơ quan có liên quan phải thực hiện đánh giá các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn. Đồng thời ban hành các văn bản chính sách quy trình xây dựng và đánh giá các dự án, những tiêu chuẩn cho một dự án đổi mới công nghệ. Một số thủ tục kiểm tra, đánh giá việc chuyển giao công nghệ nhằm giúp DN thực hiện việc chuyển giao công nghệ dễ dàng hơn.

+ Thứ sáu : Nhà nước cần liên tục xây dựng hệ thống thông tin về thị trường cơng nghệ trong và ngồi nước. Sử dụng các công cụ truyền thông để đưa thông tin đến với DN được nhanh chóng và chính xác nhất. Từ đó giúp DN có thể tìm hiểu thêm về các loại công nghệ mới ở trong nước và cả trên thế giới. Và nhờ đó để chọn lựa cho DN loại công nghệ phù hợp nhất.

+ Thứ bảy : Nhà nước cần sớm cho ra đời quỹ “Đầu tư mạo hiểm” để hỗ trợ cho các DN đầu tư vào cơng nghệ mới, nhưng có độ rủi ro cao. Khi đổi mới công nghệ, DN đã phải đứng trước một khó khăn lớn đó là vốn, nhưng việc đổi mới công nghệ để mang lại hiệu quả cao ngay sau đầu tư lại cũng là một điều chưa chắc chắn. Nhìn chung việc đổi mới cơng nghệ buộc DN phải chấp nhận mạo hiểm. Vì thế Nhà nước cần tạo ra quỹ “Đầu tư mạo hiểm” nhằm tạo động lực cho DN khi thực hiện đổi mới cơng nghệ, hơn nữa cịn giúp cho DN giải quyết được một số khó khăn trước mắt.

+ Thứ tám : Nhà nước khuyến khích các DN phát triển các sản phẩm mới và nâng cấp các sản phẩm hiện có thơng qua thành lập quỹ hỗ trợ phát triển sản phẩm. Đây là những sản phẩm quan trọng có ý nghĩa kinh tế và xuất khẩu. Như thế này thì các DN muốn mình có thể thực hiện được điều đó buộc phải tìm ra những cơng nghệ mới đảm bảo sản xuất ra được những loại sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn và chi phí sản xuất được hạ thấp xuống.

+ Thứ chín : Một số kiến nghị khác :

- Nhà nước cần hỗ trợ cho các DN trong việc vay vốn và cho vay có ưu đãi. Cần có chính sách thật cụ thể tạo điều kiện cho các DN có nhu cầu đổi mới cơng nghệ có thể vay được vốn dễ dàng.

- Nhà nước cần cung cấp thơng tin, phổ biến rộng rãi các chính sách tới DN.

- Nhà nước cần hỗ trợ về mặt bằng cho DN. Để thực hiện chính sách này, cần triển khai đồng bộ các chính sách có liên quan khác như: qui hoạch sử dụng đất, xây dựng hạ tầng khu cơng nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng... và đặc biệt cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong thủ tục cấp đất.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho DN. Nhà nước, một mặt cần khuyến khích, mở rộng các bậc đào tạo, các loại hình đào tạo để đáp ứng về số lượng, một mặt cần tăng cường giám sát, kiểm tra, tiêu chuẩn hóa chất lượng đầu ra để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác cũng có các chính sách để hỗ trợ DN trong việc duy trì và khuyến khích lao động kỹ thuật có chất lượng cao, khuyến khích tự đào tạo trong mỗi DN, mỗi cá nhân.

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư, mở cửa thị trường, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ sản xuất trong nước. Cải cách thủ tục hành chính cho thơng thống hơn. Có chính sách thực tế và phù hợp với DN.

- Cần tổ chức hội thảo, giao lưu, gặp mặt giữa các DN để tạo mối quan hệ. - Thành lập bộ phận tư vấn cho DN về vấn đề đổi mới cơng nghệ. Giúp DN có thêm nhiều động lực và ý kiến chọn lựa cho việc đổi mới cơng nghệ. Dễ dàng tìm kiếm được những thơng tin về loại cơng nghệ mình cần. Từ đó giúp DN thực hiện đổi mới cơng nghệ nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay, đổi mới cơng nghệ là một q trình khơng thể thiếu. Ở nước ta, đã qua đi thời kì nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thay vào đó là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, việc đổi mới công nghệ đã mang lại cho nền kinh tế những kết quả to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã lên cao, đời sống kinh tế đã được cải thiện. Bên cạnh đó thì việc đổi mới cơng nghệ lại cịn nhiều hạn chế và yếu kém trong quá trình thực hiện. Đối với các doanh nghiệp cơng nghiệp nước ta hiện nay thì những ngun nhân đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu nên những yếu tố cần thiết cho q trình đổi mới cơng nghệ như vốn, nguồn nhân lực có trình độ và chính sách của Nhà nước cịn nhiều thách thức và cản trở cho quá trình đổi mới cơng nghệ ở các doanh nghiệp cơng nghiệp.

Qua đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp em đã viết với đề tài : “

Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam : thực trạng và giải pháp”. Đây là một điều cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp

cơng nghiệp nước ta hiện nay, chính vì vậy đề tài này đã mang lại cho em thêm nhiều điều bổ ích, nhiều bài học giúp cho tương lai sau này khi chính em đã có thể trở thành một nhà quản lý. Tuy nhiên, do trình độ chun mơn cịn có hạn cũng như chỉ được nghiên cứu trong khoảng thời gian của một đề án môn học nên bài viết của em chưa được thực sự hồn chỉnh và cịn nhiều vấn đề cịn phải nghiên cứu kỹ hơn. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để đề án được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)