0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Các công trình Sủa chữa lớn:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I (Trang 36 -36 )

+: Gói thầu cung cấp Máy cắt các loại: Hình thức đấu thầu là đấu thầu quốc tế rộng rãi, đơn vị trúng thầu là Franco Pacific Ventures Co., Ltd

+: Gói thầu cung cấp tủ bảo vệ và rơle các loại: Hình thức đấu thầu là đấu thầu trong nước rộng rãi, đơn vị trúng thầu là Công ty Kỹ nghệ và hạ tầng Telin. - Các công trình đầu tư xây dựng:

+: Gói thầu cung cấp MBA 110KV – 63 MVA thuộc dự án cải tạo và nâng cấp TBA 220KV Hà Đông: Giá kí hợp đồng là 8.192.100.000 VND, nhà thầu là TBĐ Đông Anh.

+: Gói thầu cung cấp thiết bị nhất thứ thuộc dự án cải tạo và nâng cấp TBA 220KV Chèm: Giá kí hợp đồng là 13.797.169.234 VNĐ, nhà thầu là Comin Asi * Năm 2006:

- Gói thầu trang bị dụng cụ thi công:

+ Cung cấp máy phát điện 1,5 KW, hình thức đấu thầu là chào hàng cạnh tranh, giá kí hợp đồng là 28.3500 triệu đồng, đơn vị trúng thầu là CT phát triển DVKT + Cung cấp kìm cắt dây thuỷ lực, hình thức đấu thầu là chào hàng cạnh tranh, giá kí hợp đồng là 114.9750 triệu đồng, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH B&H.

- Sửa chữa đội quản lý vận hành đường dây Nghĩa Đàn- TTĐ Nghệ An: hình thức đấu thầu là chỉ định thầu, giá kí hợp đồng là 132.700.000 triệu đồng, đơn vị trúng thầu là Công ty xây dựng Hùng Dũng.

- Cung cấp dao cách ly 110KV : hình thức đấu thầu là đấu thầu trong nước rộng rãi,giá kí hợp đồng là 216.580.00000 VND, đơn vị trúng thầu là Công ty thiết bị và giá kí hợp đồng là 216.580.00000 VND, đơn vị trúng thầu là Công ty thiết bị và phát triển chất lượng – EVD.

- Gói thầu di chuyển MBA 110KV- 40MVA nằm trong dự án cải tạo và nâng cấpTBA 220KV Hà Đông: hình thức đấu thầu là cạnh tranh rộng rãi, giá kí hợp đồng là TBA 220KV Hà Đông: hình thức đấu thầu là cạnh tranh rộng rãi, giá kí hợp đồng là 168.000.000 VND, nhà thầu là Portraco….

Năm 2007 sẽ tiến hành hàng loạt gói thầu quan trọng trong đó là gói thầu cải tạo trụ sở làm việc của công ty ở 15 Cửa Bắc và số 6 Hàng Bún.Ngoài ra công ty còn tổ chức đấu thầu tìm nhà thầu thực hiện dự án mở rộng TBA 220KV Vinh, TBA 220KV Mai Động, TBA 220KV Thái Nguyên… với nhiều gói thầu nhỏ.

Các gói thầu đã tổ chức đấu thầu năm 2005,2006 đã được tổ chức đấu thầu thành công và chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp. Để có được kết quả như vậy là sự cố gắng không ngừng của các cán bộ trong phòng đấu thầu cùng với sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với các phòng ban liên quan trong công ty.Bên cạnh đó là sự lãnh đạo và ủng hộ của Tổng công ty và của ban lãnh đạo công ty Truyền tải điện I. Bẳt đầu năm mới 2007 các cán bộ phòng đấu thầu đã đặt ra phương hướng, kế hoạch mới nhằm thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao và ngày càng nâng chất lượng công tác tổ chức đấu thầu của công ty để với mỗi dự án mà công ty tổ chức đấu thầu sẽ tìm được nhà thầu có đủ năng lực và trình độ thực hiện, đảm bảo chất lượng cho các công trình thực hiện,truyền tải điện an toàn, liên tục để xứng đáng với vị trí là ngành trọng điểm của đất nước.

Phần III: Nhận xét, đánh giá, kết luận chung

1.Những thành công mà công ty đạt được:

Trong mấy năm gần đây Công ty Truyền tải điện I đã đạt được một số thành công rõ nét. Công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch Tổng công ty điện lực giao.Sản lượng điện truyền tải không ngừng tăng, công ty đã từng bước tăng trưởng vững mạnh.

Năm 2006 công ty đã hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa mạng Lan cơ quan công ty Truyền tải điện. Mạng internet công ty Truyền tải điện I được xây dựng từ năm 1998 với vẻn vẹn 18 nút mạng, 01 máy chủ, 02 dịch vụ phần mềm và khoảng 30 người sử dụng trong toàn bộ hệ thống. Mạng được xây dựng theo kiểu hình sao, tốc độ truyền dẫn trong mạng chỉ đạt 10Mbps và đây cũng là phương án lý tưởng của công nghệ tại thời điểm đó. Qua 9 măm vận hành, mạng internet công ty Truyền tải điện I đã có 156 máy tính cá nhân , 04 máy chủ, 14 dịch vụ phần mềm, 10 switch được lắp đặt theo nhiều tầng lớp. Hệ thống mạng tốc độ chậm, nhiều nút trung gian, các máy chủ có cấu hình thấp trong khi tập đoàn điện lực và công ty liên tục triển khai nhiều phần mềm quan trọng vì vậy hệ thống trở nên quá tải, việc sự cố và sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Được sự đồng ý của lãnh đạo công ty từ tháng 8/2006 phòng điều độ máy tính đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mạng Lan. Sau một thời gian tốc độ mạng đã nâng từ 10/100MB/s lêm tốc độ 100/1000MB/s; khắc phục tình trạng nghẽn cổ chai giữa hai khối cơ quan Cửa Bắc và Hàng Bún; cải thiện rõ rệt tốc độ truy cập mạng; đưa hệ thống mạng thành hệ thống mạng tập trung, thông suốt, cấu hình và đầu nối khoa học…Vói cơ sở hạ tầng hệ thống như hiện nay, mạng internet hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu tối thiểu của các phần mềm mà tập đoàn và công ty triển khai.

Thứ hai là công ty đã bắt tay vào cải tạo, nâng cấp TBA 220KV Hà Đông. Đây là đầu mối cung ứng điện năng cho khu vực Hà Nội, Hà Tây, đồng thời là điểm nút quan trọng ảnh hưởng đến toàn lưới điện miền Bắc. Tuy nhiên sau mấy chục năm vận hành không ngừng nghỉ, hệ thống thiết bị đã trở nên già nua, lạc hậu và không còn đảm bảo an toàn, tin cậy trong khi nhu cầu phụ tải không ngừng tăng cao nếu tiếp tục vận hành trạm với tình trạng thiết bị “ quá đát” sẽ gây nguy hiểm. Do vậy PTCI đề nghị và được EVN cho phép cải tạo nâng cấp, sửa chữa nhằm nâng cao năng lực và độ tin cậy cho trạm cũng như góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống toàn miền Bắc. Dự án này đã và đang thổi một luồng sinh khí mới cho trạm. Khi những thiết bị cũ kĩ, lạc hậu được thay thế hoàn toàn bằng những thiết bị hiện

đại, chắc chắn trạm sẽ vững vàng hơn với vai trò một đầu mối trọng yếu cấp điện cho Thủ Đô Hà Nội và khu vực lân cận. Và với CBCNV TTĐ I đặc biệt là những kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại trạm sẽ không còn cảm giác lo âu mà thay vào đó là sự tự tin, phấn khởi trong mỗi ca trực vận hành. Số lượng truyền tải qua trạm 2005 là 7.2 tỷ KWh, năm 2006 là 7.6 tỷ KWh.

Về mặt quản lý, trong những năm qua đã có những thay đổi đáng kể. Chuyển sang hình thức quản lý mới, công ty Truyền tải điện I đã thực hiện nội dung quản lý bằng nội quy, quy chế. Các nội quy, quy chế này vừa là công cụ giám sát hoạt động các phòng ban, cá nhân theo chức danh vừa phản ánh hiệu quả sản xuất của từng cá nhân, từng đơn vị. Nhờ đó mọi hoạt động của công ty đi vào nề nếp, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

Lưới truyền tải điện được vận hành tuyệt đối an toàn, sự cố xảy ra giảm. Khi có sự cố xảy ra hạn chế tối đa thời gian cắt điện cho một lần sửa chữa cũng như số lần sửa chữa cắt điện trên lưới. Công ty đã thực hiện kết hợp sửa chữa nhiều công việc cùng nhiều đơn vị thực hiện trên một tuyến đường dây trong một lần sửa chữa cắt điện để việc truyền tải điện luôn được liên tục.

Công ty Truyền tải điện có đội ngũ CNV có kinh nghiệm quản lý vận hành, có ham muốn phấn đấu, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm, nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn, lãnh đạo công ty đã biết dựa vào đó mà phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ…để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng công ty điện lực Việt Nam giao. Thu nhập cán bộ CNV tương đối cao, đời sống vật chất tinh thần được đảm bảo, người lao động của công ty được làm việc trong điều kiện phù hợp, bầu không khí thoải mái, luôn luôn được động viên khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cùng với các đơn vị khác, công ty Truyền tải điện I cũng đã khẩn trương thực hiện một loạt các công việc chuẩn bị cung cấp điện cho hội nghị cấp cao APEC. Đơn vị đã tăng cường kiểm tra các thiết bị, máy móc; phát hiện xử lý các sự cố tiềm ẩn. Các truyền tải trực thuộc đã kiểm tra soi phát nhiệt cả ban ngày lẫn ban đêm toàn bộ các tuyến đường dây, đặc biệt là tuyến từ Hoà Bình đi Chèm, Hà Đông; Thường Tín đi Mai Động. Công ty yêu cầu toàn đơn vị không thực hiện các công việc trên lưới có cắt điện đối với các đường dây và trạm biến áp cấp điện cho khu vực Hà Nội trong thời gian diễn ra hội nghị APEC. Tại các Truyền tải điện luôn luôn có đội vận hành, sửa chữa trạm và đường dây trực 24/24 h ( từ ngày 12 đến hết 19/12/2006 ); luôn sẵn sàng lên đường hỗ trợ các đơn vị và xử lý sự cố đảm bảo cho APEC Việt Nam luôn toả sáng, tạo ấn tượng tốt cho các nước tham gia hội nghị.

2.Những tồn tại, khó khăn của công ty:

2.1: Những khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước đối với công ty:

Yêu cầu của nền kinh tế đối với ngành điện là rất cao và ngày càng tăng nhanh. Điện là một ngành đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nghành kinh tế nhưng hiện nay nghành điện của nước ta đang gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư của nhà nước cũng như của ngành điện còn hạn hẹp. Do đó mà vốn phân bổ cho công ty sẽ hạn hẹp hơn, mọi hoạt động đầu tư mua sắm của công ty lại phụ thuộc vào quy định của Nhà nước mà trực tiếp là Tổng công ty điện lực nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị giảm sút, không hoàn thành được kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2006-2010 nhu cầu vốn đầu tư của nghành điện là 325.475 tỷ, vốn huy động là 222.771 triệu đồng ( 70% ) phần còn lại từ các nhà đầu tư nước ngoài, EVN cân đối đến được 2010 là 157.094 tỷ còn thiếu 94.266 tỷ đồng cho đầu tư thuần và trả nợ. Do đó trong giai đoạn này cơ chế quản lý của nhà nước đối với ngành điện nói chung và công ty nói riêng phải có sự thay đổi để có thể đảm bảo vốn cho đầu tư xây dựng ngành điện,phục vụ nhân dân.

2.2: Những khó khăn do cơ chế quản lý của công ty:

Trước đây hoạt động của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào Tổng công ty nên chất lượng hoạt động của công ty thấp, hiệu quả Truyền tải điện không cao. Nay công ty chuyển đổi sang phương thức mới mang tính tự chủ hơn là lập kế hoạch trình Tổng công ty duyệt, do đó công ty cũng phải quản lý theo mô hình mới. Mặc dù có nhiều cải tiến và cố gắng nhưng thời gian hoạt động theo mô hình mới không dài, chưa thực sự hoà hợp, chưa phát huy hiệu quả cao. Bên cạnh đó, do công ty có nhiều phòng ban chức năng, nhiều trạm, nhiều đơn vị, trụ sở làm việc nhỏ nên phải đóng rải rác ở nhiều nơi nên việc quản lý ngày càng khó khăn hơn. Ngoài ra việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong những năm vừa qua chưa mấy hiệu quả, nội dung đào tạo bồi huấn không được gắn với chức năng, nhiệm vụ đảm nhiệm công việc. Chất lượng của các khóa đào tạo còn kém, tình trạng chạy theo bằng cấp để tăng hệ số lương và để xin chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn làm cho chất lượng công việc cũng như cơ cấu lao động của công ty kém ổn định.

3.Phương hướng phát triển của ngành Điện lực Việt Nam và công ty Truyền tải điện I từ nay đến năm 2010:

3.1: Ngành điện lực Việt Nam:

Ngành điện lực Việt Nam năng động trong việc đổi mới từ khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường là sản xuất kinh doanh tự trang trải, tự vay, tự trả và thực hiện chính sách giá điện mới với sự quản lý của nhà nước, đáp

ứng cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Trong vài năm tới sẽ đầu tư dồn dập cho phát triển nguồn và lưới điện.

Về cơ cấu phát triển ngành điện đẩy mạnh xây dựng các công trình nguồn điện theo kế hoạch tiến độ đã đề ra bao gồm các dự án vay vốn ODA và các dự án BOT. Mục tiêu của Tổng công ty điện lực Việt Nam đến năm 2010 là ưu tiên khai thác nguồn thuỷ điện tập trung chủ yếu vào các công trình có hiệu quả cao như Sông Đà, Sông Hinh, Sông Yaly…nhằm phát triển điện và thuỷ lợi, phát triển nguồn điện phù hợp với trữ năng khai thác, xây dựng các công trình nhà máy như Thuỷ điện Sơn La với công suất 3600MW, xây dựng một khối lượng các trạm và đường dây đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện.Phát triển lưới phân phối đồng bộ với nguồn điện nhằm thực hiện tiến trình điện khí hoá toàn quốc, chuẩn bị tiền đề cho phát triển điện nguyên tử. Thực hiện chính sách trợ giá điện cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Nâng cao trình độ cán bộ CNV trong toàn bộ ngành điện, gọn nhẹ bộ máy quản lý, phân cấp rõ ràng đến từng đơn vi. Cân bằng giá điện cho phù hợp với yêu cầu của nhân dân, đảm bảo đủ công suất và cung cấp điện vận hành an toàn 24/24h.

3.2: Công ty Truyền tải điện I:

Nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện, chủ yếu quản lý kĩ thuật và quản lý thiết bị.

Thực hiện tốt đại tu, thí nghiệm định kì thiết bị để khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình vận hành.

Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào lưới điện, dần dần chuyển hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nâng cao độ tin cậy của hệ thống rơle bảo vệ và điều khiển toàn bộ lưới truyền tải

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, công nhân vận hành để đáp ứng yêu cầu quản lý lưới điện ngày càng phức tạp và mức độ hiện đại hoá thiết bị ngày càng cao.

4.Kết luận chung:

Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng nghành điện đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó công việc truyền tải điện là một giai đoạn không thể thiếu. Có thể nói, mặc dù những thử thách vô cùng khốc liệt mà ngành điện đã trải qua trong năm 2005 gây nên nhiều tổn hại cả phương diện vật chất lẫn tinh thần song dường như không những không làm nhụt chí các cán bộ công nhân trong nghành mà những bài học đó còn là chất xúc tác mạnh mẽ giúp hơn 80 ngàn cán bộ CNV ngành điện tôi luyện thêm lòng kiên trì nhẫn nại, nâng cao sự vững vàng, gắn kết ý chí và phát huy trí lực. Cũng trong tinh thần đó cán bộ công nhân viên của công ty luôn cố gắng hết

sức để hoàn thành tốt kế hoạch của công ty và của Tổng công ty giao. Công ty cần phải hoàn thiện và đồng bộ hoá cơ chế quản lý, hoàn thành sửa đổi quy chế phân cấp theo hướng tăng quyền chủ động , nâng cao trách nhiệm của cán bộ CNV và các đơn vị trực thuộc tránh tình trạng cấp trên bao biện làm thay và gây khó dễ cho cấp dưới; đổi mới sắp xếp về tổ chức tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ; hoàn thiện sửa đổi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I (Trang 36 -36 )

×