Hoàn thiện nhận thức về xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)

- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm

THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

3.3.2. Hoàn thiện nhận thức về xã hội hoá giáo dục

Điều này nhằm tháo gỡ các vướng mắc về nhận thức và lý luận: như chế độ sở hữu, phân phối lợi nhuận góp vốn… trong các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài đào tạo ngoài công lập, nhất là trong cơ sở bán công và dân lập. Bổ sung và hoàn thiện những văn bản pháp quy, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục.

- Phát triển các trường dân lập và tư thục. Chuyển một số trường công lập (nhất là ở giáo dục mầm non khu vực thành phố, thị xã, vùng kinh tế phát triển) có đủ điều kiện và thích hợp sang dân lập. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập.

- Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, ban hành quy chế hoạt động của các quỹ này; khuyến khích cá nhân tập thể đầu tư mở thêm trường mới, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội đóng góp phát triển giáo dục.

- Xây dựng và thực hiện Dự án xã hội hoá giáo dục với các nội dung: Tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở lý luận và thực tiễn, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống dựa trên một quá trình xã hội hoá cao độ, động viên lực lượng của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục. Để ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa cho CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.3. Đa dạng hoá chương trình, hình thức đào tạo trên cơ sở chuẩn hoá về chất lượng và nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo.

- Phát triển các hình thức giáo dục từ xa, các chương trình chuyển tiếp và đa giai đoạn, các chương trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp có thể tạo thu nhập, các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Đào tạo lại, bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên cho những người lao động đang làm việc trong các cơ sở giáo dục và đào tạo cả công lập và ngoài công lập.

- Cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng cho người lao động. Một trong những mục tiêu lớn nhất cần đạt được để nâng cao khả năng hội nhập của lao động Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo để người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ; là xây dựng được đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi đạt trình độ khu vực và quốc tế. Điều này chỉ có thể được thông qua các biện pháp phát triển giáo dục đào tạo theo hướng cải tiến. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy sự chuyển biến căn bản và toàn diện về giáo dục - đào tạo cần phải được nhìn nhận trên một loạt vấn đề: từ việc xác định cấp độ ưu tiên, cải cách chương trình, cho đến việc đổi mới cách dạy và học và cân đối cung – cầu lực lượng lao động được đào tạo. Cho đến nay, giáo dục - đào tạo nói chung luôn luôn được nhà nước xác định là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc xác định cấp độ ưu tiên cho các mục tiêu giáo dục và đào tạo cụ thể phải được cân nhắc lại. Hiện nay, việc “củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước,…”. Đây là biện pháp quan trọng giúp đông đảo người nghèo, trước hết là các trẻ em nghèo, có cơ hội tiếp cận tri thức cơ bản, và bằng cách đó giúp nâng cao

năng lực phát triển chung của nguồn nhân lực. Tuy nhiên đối với các bậc giáo dục, đào tạo, cho phép chia sẻ về tài chính giữa nhà nước, các chủ thể xã hội khác và chính bản thân người được hưởng thụ tri thức. Sự hỗ trợ tài chính mang tính ưu tiên của nhà nước, nếu có, chỉ nên dành cho một số ít trường hợp đặc biệt, chủ yếu là cho những học sinh, sinh viên đặc biệt xuất sắc. Thời gian gần đây, Việt Nam đã thu được một vài kết quả khả quan nhất định trong việc đa dạng hoá các kênh và loại hình đào tạo, giáo dục, song vai trò của hệ thống bán công, dân lập và các cách thức truyền tải giáo dục khác nhau cần được tiếp tục phát huy. Việc lôi cuốn khu vực doanh nghiệp tham gia vào phát triển hệ thống đào tạo nghề cần được khuyến khích. Sự giúp đỡ quốc tế cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn tới đóng vai trò rất quan trọng.

- Cải cách chương trình giáo dục, đào tạo, cách dạy và học. Cần phải coi đây là yêu cầu bức xúc và có tầm quan trọng hàng đầu trong nhiện vụ đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo. Theo nghĩa đó, bên cạnh các môn khoa học cơ bản, các chương trình giáo dục - đào tạo cần giành một tỷ lệ thích đáng cho các môn học cung cấp tri thức mang tính công cụ tối thiểu của thời đại, các kỹ năng phản ứng với thị trường lao động. Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên, coi đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong các chương trình giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Cần phải coi đây là yêu cầu bức xúc có tầm quan trọng hàng đầu trong toàn bộ nhiệm vụ đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo. Hệ thống đào tạo phải đáp ứng được mục tiêu phát triển của con người toàn diện. Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên, coi đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong chương trình giáo dục - đào tạo ở tất cả các bậc học và cấp học. Cách dạy và học cần chuyển mạnh sang hướng trang bị các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin và tri thức, phát triển khả năng xác định và giải quyết vấn đề. Cụ thể hơn nữa, cần xem xét để giảm bớt phần lý thuyết, tăng phần thực tiễn trong bậc giáo dục phổ thông: Đối với giáo dục đại học hoặc trên đại học: để làm tăng năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng với công việc sau khi ra trường của sinh viên, việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, giữa lý thuyết với thực hành cần hết sức trú trọng. Năng lực cạnh tranh và hội nhập của đội ngũ lao động Việt Nam chỉ có thể được nâng cao một khi khoảng cách hiện tại giữa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động và cầu thực tế của thị trường lao động được thu hẹp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện

nay, hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, bao gồm cả bồi dưỡng, nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo các nghành nghề mới phải hết sức chú trọng. Xác định rõ ràng (theo tín hiệu thị trường) các lĩnh vực, nghành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ và kỹ năng cần thiết để có thể quy hoạch lại hệ thống đào tạo nghề theo hướng đồng bộ cơ cấu nghành đến cơ cấu nghành đến cơ cấu vùng, địa phương, giúp xử lý hài hoà quan hệ giữa đào tạo các nghành công nghệ cao (thông tin, bưu chính viễn thông, cơ - điện tử, dầu khí, hàng không..) với các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, chế biến nông sản,…); hoặc giữa đào tạo nghề cho thành thị, với đào tạo nghề cho nông thôn. Tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, với những chỉ tiêu chất lượng được quy định chặt chẽ. Các cơ sở dạy nghề được đăng ký chính thức, và các loại văn bằng chứng chỉ do họ cấp phải được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận. Nâng cấp và đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Kết hợp giáo dục đào tạo với các biện pháp kinh tế và hành chính để nâng cao đạo đức, kỷ luật lao động công nghiệp.

- Một trong những mục tiêu lớn nhấy cần đạt được để nâng cao khả năng hội nhập của người lao động Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo để người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ; là xây dựng được đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi đạy trình độ khu vực và quốc tế. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy sự chuyển biến căn bản và toàn diện về giáo dục - đào tạo cần phải được nhìn nhận trên một loạt vấn đề: từ việc xác định cấp độ ưu tiên, cải cách chương trình, cho đến việc đổi mới cách dạy và học và cân đối cung - cầu lực lượng lao động được đào tạo. 3.3.4. Nâng cao thể lực và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động.

- Đổi mới hệ thống y tế, tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một trong những hướng chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động. Xây dựng mạng lưới y tế đến tận cấp thôn, bản để đảm bảo để 100% xã có trạm xá, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế ở thôn; mở rộng hoạt động đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là y tá và cán bộ y tế cho các vùng nông thôn, miền núi. Tăng cường chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ. Trong đó ưu tiên các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các biện pháp phòng bệnh, nhấy là các bệnh dịch. Tăng cường giáo dục thể luẹc trong các trường

lớp, cơ sở đào tạo: nâng cao chất lượng và tăng thời lượng cho giáo dục thể lực, đặc biệt ngay từ bậc học phổ thông.

Tóm lại: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hội nhập kinh tế quốc tế như nhân tố quyết định thành công trong CNH, HĐH và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, từ đó nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong khi hoạch định các chính sách điều chỉnh cơ cấu, nhất là cấp địa phương. Việc hợp tác, phối hợp giữa các bên tham gia thị trường lao động (các xí nghiệp có nhu cầu về lao động, các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng tay nghề) có thể làm cho hoạt động đào tạo xích gần hơn với những nhu cầu thực tế của các xí nghiệp về lao động và các loại ngành nghề.

Đổi mới công tác giáo dục đào tạo - giải pháp hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Giáo dục đào tạo trong thời đại ngày nay đã trở thành động lực hàng đầu để phát triển kinh tế. Người ta tính ra rằng, nếu phổ cập giáo dục đào tạo nâng cao lên đối với nguồn nhân lực thì năng suất lao động bình quân trên toàn xã hội tăng 5%. Giáo dục và đào tạo không chỉ là lực lượng hàng đầu để phát triển kinh tế, mà còn tạo ra nhân cách con người. Như vậy nói đến vai trò của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay là phải nói đến vai trò động lực hàng đầu của nó trong sự tăng trưởng kinh tế.Bài học của sự thành công trong sự tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp mới (NICs) là tài trợ cho những dự án phát triển nguồn lực, chia sẻ tổng sản phẩm thu nhập quốc dân(GNP) ngày càng nhiều hơn cho giáo dục và đào tạo. Có thể nói, muốn tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế thì trước tiên phải tránh tụt hậu xa hơn về sự đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng. Ở Việt Nam, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những yêu cầu mới cao hơn. Trước hết là yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và an ninh, quốc phòng”. Hơn nữa, phải coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà của Đảng đã đề ra.

KẾT LUẬN

Đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quôc tế là một đề tài rất cần được nghiên cứu trong tình hình hiện nay. Có thể khẳng định lại nguồn nhân lực luôn luôn đóng một vai trò quan trọng và to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Trong tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, cần có những biện pháp tích cực, phù hợp trong đào tạo và phát triển nguồn lực sẽ là chìa khoá giúp Việt Nam thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không những là vấn đề cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Trong thời gian ngắn, đề tài đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

• Làm rõ hơn vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân cho CNH, HĐH đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời cũng làm rõ rệt một số kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

• Đi sâu phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua để thấy rõ những thành tựu và hạn chế, khoá luận cũng làm rõ nguyên nhân của hạn chế đó với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.

• Xuất phát từ yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w