- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế
3.1. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta tronghội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế
Trong những năm qua nguồn nhân lực Việt Nam đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng diễn đã diễn ra ở các khu vực và các thành phần kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I, tăng tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II và khu vực III, trong đó tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm , tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn tăng. xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế diễn ra chậm.
Trong thời gian tới, Nghị quyết của Đảng đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển con người. Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn lực con người tới năm 2010 là giữ ở quy mô hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Trước hết là vấn đề ý thức của mỗi người lao động. Cần có những giải pháp để nâng cao tính tích cực của mỗi lao động. Phải làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và bản thân người lao động được hiểu rõ hơn về hội nhập và các khía cạnh khác nhau của hội nhập để chuẩn bị cho quá trình tham gia hội nhập tốt nhất. Trong mỗi tổ chức cần làm rõ chức năng nhiệm vụ cho mỗi thành viên, làm cho người lao động thấm nhuần, nắm rõ về mục tiêu hoạt động của tổ chức mình, thấy rõ bổn phận trách nhiệm của mình trong công việc chung, để cho họ đảm nhận những công việc phù hợp với khả năng, sở thích, năng khiếu và sở trưòng của bản thân. Tổ chức phải quan tâm, chăm sóc tới mọi mặt của đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động để không ngừng được cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Khuyến khích người lao động tự đào tạo, tưụi rèn luyện, tự hoàn thiện chính mình, chủ động tiếp cận và học những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ thuật lao động tiên tiến hiện đại, tích luỹ thêm kinh nghiệm để nâng cao trình độ của bản thân.
- Một trong những mục tiêu lớn nhất cần đạt được để nâng cao khả năng hội nhập của lao động Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo để người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ; là xây dung đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi đạt trình độ khu vực và quốc tế. Thời gian gần đây, Việt Nam đã thu được một vài kết quả khả quan nhất định trong việc đa dạng hoá các kênh và loại hình đào tạo, giáo dục, song vai trò của hệ thống trường bán công, dân lập và các cách thức truyền tải giáo dục khác nhau cần được khuyến khích. Sự giúp đỡ, hỗ trợ quốc tế cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn tới đóng vai trò rất quan trọng.
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Phải xây dựng được những chính sách, chiến lược toàn diện về nguồn nhân lực cho quá trình hội nhập và tập trung mọi nỗ lực để thực hiện tốt chiến lược đó. Chiến lược phải mang tính trọng điểm quốc gia, bao gồm chiến lược hình thành, phát triển nguồn nhân lực và cân đối lao động xã hội; chiến lược đào tạo người lao động; chiến lược quản lý và sử dụng lao động trong xã hội có hiệu quả và chiến lược phát triển tổng thể, đồng bộ nguồn lao động xã hội.
+ Về đào tạo: Tăng cường đầu tư ngân sách cho đào tạo và thu hút nguồn vốn đầu tư cho đào tạo để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào
tạo. Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình đào tạo: công lập, bán công, dân lập, trường tư, các lớp đào tạo mở, đào tạo từ xa… Nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cấp, nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới mục tiêu, phương pháp, nội dung, công nghệ giáo dục đào tạo phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới. Chiến lược đào tạo phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và phát triển con người. Xây dựng cơ cấu lao động hợp lý theo trình độ ngành nghề. Chú trọng đào tạo lao động cho các ngành nghề công nghệ cao, ngành dịch vụ chất lượng và trình độ cao để thúc đẩy phát triển hướng vào nền kinh tế tri thức, đào tạo và dạy nghề đáp ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động, đào tạo lao động cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu loa động nông thôn và cho một số ngành kinh tế mũi nhọn như tin học, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới… Trong đào tạo phải gắn được đào tạo với giải quyết việc làm, thông tin về giáo dục và đào tạo. Phải giúp cho người lao động có thể tiếp cận được và sử dụng thông tin đó trong tìm kiếm các phương cách giải quyết việc làm và các vấn đề khác có liên quan. Nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta trên phương diện thể lực, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, khả năng thích ứng và các phẩm chất khác của lao động quốc tế thông qua môi trường giáo dục, huấn luyện, đào tạo và tạo ra các quá trình, tiêu chuẩn hoạt động tại cơ sở.
+ Phải nâng cao chỉ số HDI thông qua các giải pháp và thực hiện tăng tốc phát triển kinh tế nhằm không ngừng nâng cao nhanh chóng mức sống, tăng số năm đi học, đảm bảo tốt chăm sóc y tế, an sinh xã hội cho dân cư và người lao động.
+ Về chính sách quản lý, sử dụng người lao động: Tăng cường quản lý nhà nước về lao động và lĩnh vực đào tạo nhân lực, đặc biệt là về chất lượng đào tạo. Từng bước hoàn thiện cơ chế và chính sách về lao động, có các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Tăng cường quản lý, phát triển thị trường lao động, hát triển hệ thống cung ứng, tư vấn việc làm, chính sách tác động lên cung - cầu và quan hệ cung - cầu lao động, chính sách di chuyển lao động trên thị trường lao động. Giải quyết tốt các quan hệ lao động : tuyển dụng, sa thải, trả công và đãi ngộ… Có các chính sách tiền lương, tiền công khuyến khích đối với người lao động, đối với hệ thống những người làm công tác đào tạo, dạy nghề và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đồng thời
đẩy mạnh hội nhập về lao động, tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia nước ngoài làm việc và nhập khẩu có chọn lọc người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.