Tổ chức vận dụng Hệ thống chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy. (Trang 25 - 26)

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THÒNG KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY

2.2.2.Tổ chức vận dụng Hệ thống chứng từ kế toán

- Chế độ chứng từ sử dụng:

Nhà máy áp dụng theo nguyên mẫu của Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.

-Chứng từ sử dụng:

- Hệ thống chứng từ về tiền tệ bao gồm:

• Phiếu thu

• Phiếu chi

• Giấy đề nghị tạm ứng

• Giấy thanh toán tiền tạm ứng

• Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

-Hệ thống chứng từ về lao động- tiền lương bao gồm:

• Bảng chấm công

• Bảng thanh toán tiền lương, thưởng

• Bảng thanh toán BHXH

• Giấy đi đường

• Phiếu làm thêm giờ

• Bảng phân bổ tiền lương và BHXH -Hệ thống chứng từ về hàng tồn kho bao gồm:

• Phiếu nhập kho

• Phiếu xuất kho

• Thẻ kho

• Biên bản kiểm kê vật tư

-Hệ thống chứng từ về TSCĐ bao gồm;

• Biên bản giao nhận TSCĐ

• Thẻ tài sản cố định

• Biên bản thanh lí TSCĐ

• Bảng tính và phân bổ khấu hao

-Hệ thống chứng từ về bán hàng, thanh toán bao gồm:

• Hoá đơn

• Biên bản thanh lí hợp đồng

• Thẻ tính giá thành

-Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc nhà máy kí duyệt

Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của xí nghiệp đều được lập chứng từ kế toán theo mẫu in sẵn hoặc phát sinh đặc biệt do xí nghiệp lập. Chứng từ kế toán có đủ số liên, nội dung chính xác và đầy đủ chữ ký và con dấu. Sau khi được kiểm tra, chứng từ được ghi sổ kế toán và lưu trữ.

Một phần của tài liệu một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy. (Trang 25 - 26)