3.1. Những vấn đề cơ bản về an toàn
Người được giao nhiệm vụ làm việc với máy móc thiết bị phải học hướng dẫn an toàn vận hành trước khi bắt đầu làm việc. Yêu cầu trang bị bảo hộ lao động mọi nơi, mọi lúc trong khi làm việc. Đọc kỹ những hướng dẫn an toàn và tuân theo những biển báo nguy hiểm được gắn ở thân thiết bị.
Nếu có sự cố của thiết bị trong quá trình hoạt động ngừng ngay máy này và lập biên bản về sự trục trặc này để người quản lý biết.
Không bao giờ giảm đi thêm vào hay đảo ngược thiết bị làm ảnh hưởng tới sự an toàn do nhà sản xuất thiết bị qui định.
Tài liệu hướng dẫn vận hành phải luôn được mang theo để có thể sử dụng thiết bị. Người vận hành máy phải tuân theo những qui định bắt buộc và phải biết hành sử để tránh xảy ra tai nạn.
Không được tự ý bổ sung vào phần mềm của hệ thống điều khiển. Việc bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ bảo dưỡng rất cần thiết phải tương thích nhau.
dõi tất cả những tín hiệu và đèn báo hiệu cháy. Nhân viên phải thuộc lòng những nơi đặt hệ thống chữa cháy và cách hoạt động của nó.
Bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến thiết bị thì phải được người đáng tin cậy nhất xử lý.
Cần phân bố công việc theo năng lực riêng của từng cá nhân. Không cho phép những người đang học việc làm việc với máy mà không có sự giám sát thường xuyên những người có kinh nghiệm.
Chỉ có thợ điện có tay nghề vững vàng hay người đã được hướng dẫn mới được làm việc với hệ thống điện cuay máy dưới sự giám sát chỉ đạo của kỹ sư điện. Khi làm việc với thiết bị khí đốt phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm.
Những người có kiến thức và kinh nghiệm về thiết bị thủy lực mới được làm việc với hệ thống thủy lực.
3.2. An toàn khi thao tác máy xeo
Kiểm tra sổ giao ca, thiết bị máy móc. Cấm xịt nước vào các motor, cầu dao, công tắc điện. Không được đứng gần, chạy nhảy, bước qua các trục truyền động, các dây curoa, không được chui vào gầm máy, không được cho tay vào các trục ép, trục dẫn chăn, lô cuộn giấy khi máy đang hoạt động.
Không để dầu mỡ dính vào chăn, lưới. Không được làm việc riêng và bỏ máy khi máy đang hoạt động. Khi thao tác đóng, mở máy phải thực hiện đúng quy trình thao tác của máy.
Phải theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của máy trong ca sản xuất như: có tiếng kêu lạ, có ảnh hưởng xấu đến sản phẩm…, báo cho người có chức năng kịp thời sữa chữa, thay thế.
Khi giao ca phải ghi đầy đủ về tình trạng hoạt động của máy, các dụng cụ nguyên liệu hiện có, ý kiến của người vận hành (nếu có). Vệ sinh máy và khu vực xung quanh sạch sẽ.
Khi dừng máy hoàn toàn phải tắt hoàn toàn hệ thống điện, khí nén,… Phải thực hiện nghiêm chỉnh các thao tác, bảo quản tốt dung môi, tinh dầu thơm..
3.3. Nội quy an toàn tại xưởng bột giấy OCC
Sử dụng các trang bị bảo hộ lao động đúng cách, đúng mục đích.
Được huấn luyện tại an toàn khu vực và trên thiết bị đang vận hành. Tài liệu hướng dẫn vận hành phải luôn được gắn tại máy để có thể sử dung thiết bị.
Xem sổ giao ca trước khi vận hành, dọn dẹp thông thoáng khu vực làm việc. Kiểm tra khới động và dừng máy phải tuân theo đúng quy trình vận hành thiết bị.
Khi sữa chữa, điều chỉnh và thử các bộ phân nguy hiểm: điện, dao cắt, lô cuộn… phải thận trọng, người chạy máy phải chạy theo hiệu lệnh của người đang điều chỉnh.
Phải được huấn luyện về an toàn cháy nổ, biết chính xác thiết bị PCCC, khi xảy ra hỏa hoạn, phải chạy ra lối thoát hiểm về phía cầu thang dẫn đến phòng bảo trì, nhà vệ sinh.
Nhắc nhở, hướng dẫn những người không phận sự hoặc khách tham quan về nguy cơ xảy ra các tai nạn khi duy chuyển trong lúc máy đang hoạt động.