Công ty TNHH Nhà nước địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Bảng 2.16. Trình độ lao động trong các công ty TNHH

(% trên tổng số)

Diễn giải

Công ty TNHH

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 18 6 Hệ số Pearson Chi-Square = 7,04 p-value = 0,07 Phổ thông trung học 58 48 Cao Đẳng 20 36 Đại học 4 10 Trên đại học 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 90% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy có sự khác biệt về trình độ của người lao động thuộc nhóm các công ty TNHH. Trình độ lao động hay tay nghề của người lao động trong mẫu quan sát cho thấy trong năm 2009 số lao động có trình độ học vấn cao hơn so với giai đoạn trước tại mức xác suất có ý nghĩa thống kê 90%.

c) lao động đang làm việc các công ty có vốn

góp của Nhà nước nhỏ hơn 50%

Bảng 2.17. Trình độ của lao động tại các công ty có vốn góp của Nhà nƣớc < 50%

Đơn vị tính: (% trên tổng số)

Diễn giải

Công ty CP có vốn góp

của nhà nƣớc < 50% Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 20 10 Hệ số Pearson Chi-Square = 6,05 p-value = 0,008 Phổ thông trung học 56 44 Cao Đẳng 20 32 Đại học 4 14 Trên đại học 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 99% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Lao động thuộc nhóm các công ty cổ phần có vốn góp < 50% cũng có sự thay đổi theo xu thế chung của toàn xã hội. Năm 2009 được ghi nhận có sự thay đổi tốt hơn về trình độ của người lao động trong mẫu nghiên cứu cao hơn so với giai đoạn trước có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 99% thông qua kiểm định Pearson Chi-Square. Số lượng lao động có trình độ tiểu học giảm từ 20% xuống còn 10% so với giai đoạn 2005 - 2008. Số lao động có trình độ phổ thông trung học giảm từ 56% xuống còn 44% trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 20% lên 32% và lao động có trình độ đại học tăng từ 4% lên 14% trong năm 2009 so với giai đoạn trước. Có thể nhận xét trình độ của lao động đã được tăng lên rõ rệt thông qua các con số thống kê giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

d) lao động đang làm việc các công ty

Bảng 2.18. Trình độ học vấn của lao động tại các công ty

Đơn vị tính:%

Diễn giải

Công ty CP tƣ nhân

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 18 6 Hệ số Pearson Chi-Square = 8,26 p-value = 0,04 Phổ thông trung học 58 52 Cao Đẳng 22 34 Đại học 2 8 Trên đại học 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 95% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Trình độ văn hoá của người lao động đang làm việc tại các công ty cổ phần tư nhân cũng có được sự phát triển nhanh chóng. So với cơ cấu trong những năm trước, năm 2009 số lao động được sử dụng trong các công ty cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần tư nhân đã có trình độ văn hoá cao hơn trong mẫu nghiên cứu theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất có ý nghĩa thống kê 95%.

Tóm lại, trình độ văn hoá của lực lượng lao động tại tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân năm 2009 đều có sự tăng lên so với giai đoạn 2005 - 2008. Điều đó thể hiện sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đang diễn ra mạnh mẽ tại mọi miền đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Số lượng lao động có trình độ đại học tại nhóm các công ty có vốn góp của Nhà nước nhỏ hơn 50% chiếm tỷ lệ cao nhất là 14% trên mẫu nghiên cứu. Số lao động này chủ yếu là các cấp quản lý của công ty. Tiếp đến là doanh nghiệp tư nhân với lao động có trình độ đại học chiếm 12%. Theo số liệu điều tra cho thấy 65% các lao động có trình độ đại học đang làm thuê tại các công ty tư nhân hay công ty Nhà nước có xu hướng mở công ty riêng để sản xuất kinh doanh.

2.2.3.4. Về quan hệ lao động và tổ chức công đoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, chỉ có 52% số doanh nghiệp tư nhân có công đoàn cơ sở. Thực tế cho thấy quy mô về nhân sự ở các doanh nghiệp tư nhân khá nhỏ xấp xỉ 14 người/doanh nghiệp. Có khoảng 54% số lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân được ký hợp đồng lao động với thời hạn năm một và được doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế - xã hội đầy đủ. còn lại chưa được chủ doanh ký kết các hợp đồng lao động và trốn tránh trách nhiệm nộp bảo hiểm cho người lao động.

Bảng 2.19. Tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp

Đơn vị tính:%

Diễn giải DNTT Công ty TNHH

CTCP vốn góp nhà nƣớc < 50%

CTCP tƣ nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Không có công đoàn cơ sở 48 32 0 16

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Với quy mô có khoảng 25 lao động/ một công ty TNHH nên tỷ lệ% số công ty TNHH có tổ chức công đoàn cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. 68% số lượng công ty TNHH có tổ chức công đoàn. 100% công ty cổ phần nhà nước có vốn góp < 50% có tổ chức công đoàn và hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng vốn có của nó. Người lao động được thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp trước pháp luật theo luật lao động hiện hành như được đóng bảo hiểm y tế, xã hội, nghỉ phép năm, nghỉ lễ, tết, tham quan...

Các công ty cổ phần tư nhân với quy mô lao động là 115 lao động/công ty nên có đến 84% công ty có tổ chức công đoàn. Số công ty còn lại chưa có tổ chức công đoàn cũng có những lý do tương tự như các doanh nghiệp tư nhân như số lao động ít, công ty mới thành lập nên chủ yếu tập trung cho sản xuất kinh doanh...

Tóm lại, việc thành lập công đoàn cơ sở là một xu thế tất yếu đ hỏi các doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện theo Luật Doanh nghiệp. bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, đồng thời là sợi dây gắn kết các thành viên trong với nhau, tạo ra sự yên tâm cho người lao động và nó cũng chính là một phần ràng buộc về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc của mình tại đó.

2.2.4. Tham gia của kinh tế tƣ nhân trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn

2.2.4.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp

Số liệu của Cục thống kê - , đến thời điểm cuối năm 2009, tại Thái Nguyên hiện đang có 14 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến trong lĩnh vực nông lâm nghiệp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.20. Một số thông tin chính về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực nông nghiệp nông thôn tại Thái Nguyên

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động

Vốn kinh doanh (tỷ đồng) Số lao động (ngƣời)

1 Công ty TNHH NIHA Thái Nguyên Chăn nuôi đà điểu, lợn nái

sinh sản, bò thịt 0,3 5

2 Công ty chè Vạn Tài Sản xuất chè sạch 6 35

3 Công ty chè xuất khẩu Tân Cương -

Hoàng Bình

Sản xuất, kinh doanh, chế

biến chè xuất khẩu 2 50

4 Công ty cổ phần chè Bắc Kinh Đô Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 1 25

5 Công ty CP chè Hà Thái Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 2 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Công ty TNHH xuất nhập khẩu

Trung Nguyên

Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 0,5 20

7 Công ty CP chế biến nông sản chè Thái Nguyên

Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 0,953 35

8 Công ty TNHH MTV chè Sông Cầu Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 1,5 15

9 Công ty CP chè Quân Chu Chế biến, kinh doanh các

sản phẩm chè Thái Nguyên 2 32

10 DNTT chè Nga Tiến Sản xuất chế biến chè 0,334 7

11 Cty TNHH Phượng Phương Chế biến chè 0,662 21

12 Công ty chè Tín Đạt Chế biến chè 1,2 14

13 Cty CP SX phân bón Thái Nguyên Sản xuất phân bón 0,95 12

14 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thu mua, chế biến tinh

bột sắn 2 30

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Công ty TNHH NIHA Thái Nguyên có tổng số 34 con đà điểu trong đó có 20 con mái và 14 con trống được sinh ra từ đàn bố mẹ nhập về từ Úc, được bán chuyển giao từ tại nghiên cứu Đà điểu Ba Vì thuộc trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi quốc gia.

Công ty chè Vạn Tài: Giám đốc Nguyễn Thị Hương vay tiền đi xuất khẩu lao động Đài Loan làm giúp việc gia đình, trở về nước với số vốn hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một trăm triệu đồng, cộng kiến thức về chè, chị trăn trở tìm cách áp dụng công nghệ chế biến trà chân không, một tay gây dựng doanh nghiệp chuyên sản xuất chè sạch xuất khẩu ở Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên. Đầu năm 2008, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tiên cho sản phẩm đạt chất lượng sạch của công ty Vạn Tài. Có nguyên liệu sạch, Công ty sản xuất chủ yếu hai loại trà Ô Long và Hồng Trà. Đến nay, hai thương hiệu chè Ô Long và Hồng Trà của công ty Vạn Tài ngoài thị trường chính là Đài Loan, còn có mặt ở Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nhà máy chè xuất khẩu Tân Cương Thái Nguyên - là đơn vị thành viên thuộc Công ty TNHH Hoàng Bình. Nhà máy được xây dựng trên vùng nguyên liệu chè Tân Cương - Thái Nguyên, những sản phẩm chè ngon đặc biệt mà không nơi nào có được như các sản phẩm: Tri âm trà, Lan đình trà... tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, nhà máy còn chế biến để xuất khẩu các sản phẩm chè OP dùng làm nguyên liệu cho sản xuất chè đen sang thị trường các nước: Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka...

Các công ty còn lại như: Công ty cổ phần chè Bắc Kinh Đô, Công ty CP Hà Thái, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên, Công ty TNHH Chế biến nông sản chè Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV chè Sông Cầu, Công ty chè Quân Chu, Công ty chè Nga Tiến, công ty TNHH Phượng Phương, công ty chè Tiến Đạt đều tập trung thu mua, chế biến, kinh doanh các sản phẩm được làm từ chè xanh Thái Nguyên. Thị trường chính là các nhà nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một phần nhỏ sản phẩm tiêu thụ trong nước dưới dạng thành phẩm.

2.2.4.2. Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập trong năm 2008 chủ yếu là các công ty tư nhân có số vốn đăng ký kinh doanh nhỏ nhất là 334 triệu đồng, nhiều nhất là công ty CP chè Hà Thái là 2.000 triệu đồng. Có thể nói quy mô về vốn đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp rất nhỏ. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty trên cũng đã vay thêm rất nhiều vốn từ các ngân hàng thương mại như VIB bank, ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam,... để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Theo số liệu từ ngân hàng VIB bank chi nhánh Thái Nguyên, năm 2008 ngân hàng đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phê duyệt định mức tín dụng cho công ty CP chè Hà Thái là 2.000 triệu đồng, công ty TNHH MTV chè Sông Cầu là 1.000 triệu đồng. Ở khu vực huyện Đại Từ, Công ty chè Quân Chu cũng đã được ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện phê duyệt định mức tín dụng cho công ty năm 2008 là 2.000 triệu đồng. Như vậy, với sự giúp sức của các tổ chức tín dụng của nhà nước và của tư nhân thì các doanh nghiệp nông nghiệp có thể đảm bảo được nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất đạt kết quả tốt nhất.

Các ngân hàng cũng sẵn sàng cho các công ty vay thêm vốn để đầu tư vào các dây chuyền sản xuất có công nghệ tiên tiến. Các công ty phải làm tờ trình nêu rõ lý do vay thêm vốn, ngân hàng sẽ căn cứ vào nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây, tình hình thanh toán nợ và khả năng thanh toán với các ngân hàng khác... để phê duyệt phương án vay vốn của các doanh nghiệp. Có thể nói đây là các yếu tố rất thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp để xây dựng thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu [25].

2.2.4.3. Cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ nông sản hàng hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tổng cộng 11 doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chè như đã nêu ở phần trên và 02 công ty nhà nước đó là nhà máy chè Định Hoá và Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên đã giúp người trồng chè Thái Nguyên mỗi năm tiêu thụ hàng chục ngàn tấn chè các loại để sản phẩm đầu ra cho người dân trồng chè. Đây là động lực rất lớn để người dân yên tâm đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích trồng chè trên địa bàn toàn tỉnh.

Công ty chè Vạn Tài không những đã đầu tư trang trại trồng chè chuyên canh riêng mà còn giúp đỡ bà con giống chè mới, ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho bà con. Cách làm này đang được người trồng chè nhiệt tình ủng hộ , nhà máy có nguyên liệu chè sạch bảo bảo chất lượng cho chế biế gười dân yên tâm vì sản phẩm đầu ra chỗ bán, lại không bị tư thương chèn ép giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các hộ nông dân thuộc các xã khó khăn về kinh tế thì cái khó bó cái khôn. Hộ dân không có tiền đầu tư vào cây chè cành giống mới, không có tiền để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên năng suất và sản lượng chè rất thấp, giá bán rẻ nên lại không có tiền để tái đầu tư. Với khả năng về tài chính của mình, các doanh nghiệp nông nghiệp có phương án đầu tư cho hộ dân giống chè mới, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phối hợp vối các trạm khuyến nông hương dẫn bà con quy trình trồng, chăm sóc, chế biến để giúp người dân thoát đói nghèo, tạo ra các khu chè hàng hoá để làm nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến chè. Với cách làm đó, doanh nghiệp cùng một lúc thực hiện được hai mụ - xã hội. Thứ nhất đó là tạo ra được vùng nguyên liệu lâu dài cho mình, kiểm soát được chất lượng và số lượng nguyên liệu; thứ hai là giúp bà con nông dân vượt lên trên đói nghèo,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh thái nguyên (Trang 66)