Sợi quang đơn mode tán sắc dịch chuyển DSF

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các loại sợi quang đơn mode tán sắc dịch chuyển trong hệ thống thông tin quang (Trang 40 - 41)

a. Sự hình thành sợi DSF

Sau khi chế tạo sợi SMF-28(G.652) ngƣời ta thấy rằng :

Nếu truyền tại vùng bƣớc sóng 1310 nm thì tuy tán sắc gần bằng không, nhƣng lại có suy hao lớn khoảng 0,4 dB/km. Còn nếu truyền tại bƣớc sóng 1550 nm thì tuy có suy hao nhỏ nhƣng lại có tán sắc lớn 17ps/nm.km.

Muốn truyền dẫn tại vùng bƣớc sóng 1550 nm vừa có suy hao nhỏ, đồng thời vừa có tán sắc gần bằng không, ngƣời ta đã nghĩ ra cáp sợi DSF(G.653) bằng cách pha thêm một số tạp chất vào sợi. Kết quả sợi DSF ra đời, sợi quang này tận dụng đƣợc ƣu điểm của hai vùng cửa sổ quang đó là :

- Hệ số suy hao của vùng cửa sổ thứ 2 có bƣớc sóng trung tâm là 1310 nm - Hệ số tán sắc vùng cửa sổ thứ 3 có bƣớc sóng trung tâm là 1550 nm.

- Suy hao sợi thực tế khoảng 0,2 dB/km đồng thời có tán sắc bằng không khi truyền dẫn tại cửa sổ 1550 nm.

DSF là sợi quang đơn mode dịch chuyển tán sắc có tính năng tốt nhất ở bƣớc sóng 1550 nm. Sợi này còn đƣợc sử dụng tối ƣu cho các bƣớc sóng nằm xung quanh vùng 1550 nm ( 1525 nm ÷ 1575 nm). Bằng cách thay đổi sự phân bố khúc xạ làm cho điểm sáng bằng không dịch từ cửa sổ 1310 nm tới khu vực bƣớc sóng làm việc 1550 nm. Sợi này cũng có thể dùng cho vùng bƣớc sóng 1310 nm ( 1285 nm ÷ 1340 nm).

b.Ứng dụng

Đặc tính suy hao của sợi DSF cũng giống nhƣ sợi đơn mode không dịch chuyển tán sắc, nhƣng tối ƣu tán sắc tại bƣớc sóng 1550 nm. Tại bƣớc sóng này suy hao và tán sắc của sợi là bé nhất. Sợi quang đơn mode DSF có suy hao nhỏ, giới hạn suy hao điển hình là 0,17 dB/km – 0,25 dB/km và tán sắc cũng nhỉ cho nên rất hiệu quả cho việc ứng dụng vào các hệ thống thông tin quang hoạt đông ở vùng bƣớc sóng 1550 nm hoặc là các hệ thống sử dụng khuếch đại quang sợi EDFA, trong đó hiệu quả nhất là đối với các hệ thống đơn kênh quang.

Tuy nhiên sợi cáp này chỉ thích hợp truyền dẫn những luồng quang bình thƣờng, không phải ghép kênh quang tốc độ cao. Khi có ghép kênh, nhất là ghép DWDM nhƣ hiện nay, chính việc có tán sắc gần bằng không tại cửa sổ 1550 nm đã làm cho hiệu ứng phi tuyến trộn bốn bƣớc sóng tăng lên rất mạnh( nếu ghép càng nhiều kênh gần nhau). Vì hạn chế khả năng ghép kênh nhƣ vậy nên bây giờ sợi quang này ít đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các loại sợi quang đơn mode tán sắc dịch chuyển trong hệ thống thông tin quang (Trang 40 - 41)