Bảo vệ công suất ngƣợc

Một phần của tài liệu Trạm phát điện chính tàu xi măng đi sâu nghiên cứu chức năng bảo vệ (Trang 43 - 44)

Khi các máy phát công tác song song với nhau hay với ắc qui và các bộ chỉnh lƣu, nó có thể trở thành động cơ (máy phát công tác ở chế độ động cơ). Trong chế độ công tác này chiều của công suất sẽ ngƣợc lại với chế độ công tác của máy phát.

Máy phát trở thành một phụ tải tiêu thụ năng lƣợng điện. Nguyên nhân gây ra hiện tƣợng công suất ngƣợc là do công tác không bình thƣờng của động cơ truyền động cho máy phát, nhƣ gián đoạn việc cấp nhiên liệu, hỏng khớp nối giữa máy phát và động cơ truyền động.

Đối với máy phát một chiều, chuyển sang chế độ công tác động cơ còn do mất điện áp kích từ hay điện áp máy phát bị giảm tức là sức điện động của máy phát nhỏ hơn điện áp trên thanh cái.

Hiện tƣợng máy phát chuyển sang chế độ công tác động cơ gây quá tải cho các máy phát còn lại và nhƣ vậy có thể dẫn đến cắt các máy phát đó. Để đề phòng hiện tƣợng trên, các máy phát công tác song song đều đƣợc trang bị thiết bị bảo vệ chống công suất ngƣợc mà ta thƣờng gọi là rơle công suất ngƣợc. Mạch bảo vệ công suất ngƣợc tàu Xi Măng (S21,P1, P2, P3)

+ RPT: Tiếp điểm bảo vệ công suất ngƣợc + 67X1: Rơ le bảo vệ công suất ngƣợc + 67X2: Rơ le trung gian

44

Giả sử hệ thống đang hoạt động thì xảy ra công suất ngƣợc ở máy phát số 1, tiếp điểm RPT (9A-S21) đóng lại ngay lập tức có tín hiệu gửi đến chân C13 của khối ICU- GU1. Cuộn 67X1 (P2) có điện đóng tiếp điểm 67X1 (8B-P2) làm cuộn 67X2 có điện đóng tiếp điểm 67X2 (P1) làm đèn báo công suất ngƣợc đƣợc cấp nguồn 24V sáng. Tiếp điểm 67X2 (P3) đóng cuộn 52GTX có điện mở ACB cắt máy phát ra khỏi lƣới đồng thời cuộn 86X2 (P3) có điện khóa khởi động không cho đóng ACB máy phát lên lƣới. Sau khi khắc phục xong sự cố cần phải ấn nút reset để bỏ khóa ACB.

Một phần của tài liệu Trạm phát điện chính tàu xi măng đi sâu nghiên cứu chức năng bảo vệ (Trang 43 - 44)