Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT LUYỆN TẬP (Trang 35 - 37)

C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

5.1. Bài kiểm tra 15 phút

10 Toán 10 Hóa 10 Sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi (8) 18 58.06 18 51.43 07 33.33 Khá (từ 6.5 đến 7.9) 11 35.48 13 37.14 12 57.14 TB (từ 5.0 đến 6.4) 02 6.46 04 11.43 02 9.53 Dưới TB ( 4.9) 0 0.00 0 0.00 0 0.00

5.2. Bài kiểm tra 1 tiết chương I

10 Toán 10 Hóa 10 Sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi (8) 20 64.52 22 62.86 09 42.86 Khá (từ 6.5 đến 7.9) 10 32.26 10 28.57 09 42.86 TB (từ 5.0 đến 6.4) 01 3.22 03 8.39 03 14.28 Dưới TB ( 4.9) 0 0.00 0 0.00 0 0.00

5.3. Bài kiểm tra 1 tiết chương VI

10 Toán 10 Hóa 10 Sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giỏi (8) 25 80.65 22 64.71 09 42.86 Khá (từ 6.5 đến 7.9) 06 19.35 12 35.29 11 52.38 TB (từ 5.0 đến 6.4) 0 0.00 0 0.00 01 4.76 Dưới TB ( 4.9) 0 0.00 0 0.00 0 0.00

ĐIỂM KIỂM TRA

ĐIỂM KIỂM TRA

PHẦN KẾT LUẬN

Qua sự quan sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy trong giờ học HS hứng thú và làm việc tích cực hơn. Đặc biệt với các tiết luyện tập được thiết kế dưới dạng trò chơi, hay tiết luyện tập có sử dụng bài tập thực nghiệm thì tiết học vô cùng sôi nổi, HS hứng thú với môn học. Trong các tiết học này HS bộc lộ được kĩ năng làm việc nhóm, biết lập kế hoạch để giải các bài tập hóa học, biết tự mình hệ thống hóa cũng như củng cố các kiến thức đã học. Sau giờ học, khi trò chuyện cùng HS các em luôn bày tỏ ý muốn được học nhiều bài dưới hình thức trò chơi, hay các bài học có thí nghiệm hóa học, theo các em, vừa học vừa chơi luôn tạo được hứng thú nhưng qua đó các em cũng ghi nhớ kiến thức tốt hơn, nhất là với những kiến thức liên quan đến những câu hỏi mà trong khi chơi các em không trả lời được.

Đối với GV tham gia thực nghiệm thì theo cô Thanh Thị Cẩm Vân khi dạy các bài luyện tập theo các giáo án được thiết kế thì các tiết học đã thật sự gây hứng thú không chỉ cho HS mà ngay cả GV cũng cảm thấy rất thích thú. Với các bài luyện tập, khi dạy bằng các giáo án thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực nêu trên, HS làm việc chủ động, tích cực hơn, nhất là các em biết tự mình hệ thống hóa, diễn đạt thành lời các kiến thức đã học, nghĩa là các em đã chuyển các kiến thức từ sách vở thành kiến thức của riêng mình. Các thí nghiệm dùng để giải các bài tập thực nghiệm thực sự làm HS say mê giúp các em mô tả giải thích đúng các hiện tượng hóa học, HS từng bước một làm quen với việc nghiên cứu khoa học.

Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy, có thể còn những khiếm khuyết, tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN PhanRang, ngày 28 tháng 04 năm 2011

... Người viết ... ... ... Võ Thị Thái Thuỷ ... ...

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT LUYỆN TẬP (Trang 35 - 37)