Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và phát huy bình đẳng giới trong GD:

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn phân hóa và bình đẳng xh trong giáo dục (Trang 36 - 37)

- Doanh nghiệp không bỏ vốn đào tạo chỉ đưa ra mức lương để chọn người theo yêu

1, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và phát huy bình đẳng giới trong GD:

giới trong GD:

Ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiếp pháp 1946, đã ghi nhận “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành suối nguồn nghĩa tình sâu nặng, trân quý các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người đã ôn lại truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt Nam với hình ảnh Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân thủa trước “cho đến nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Người đã khẳng định “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”1. Trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui sướng nói "Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất". Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc

lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ".

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực hiện những lời di huấn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo và thực hiện bình đẳng giới, nhiều văn bản chính sách đã được ban hành. Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số... và không thể không nhắc đến là Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn phân hóa và bình đẳng xh trong giáo dục (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w