Ảnh hưởng của suy thoái kinhtế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Trang 35 - 40)

vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.

2.2.1.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến nguồn vốn của Công ty.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay nên việc huy động vốn của công ty rất khó khăn. Vốn vay được Công ty huy động từ ngân hàng là chính, ngoài ra Công ty còn vay của các tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn vay của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: trăm triệu đồng

Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tín dụng ngân hàng 22 15 20

Vay từ các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng 3,5 5 2

(Nguồn: Phòng hành chính-kế toán Công ty)

Hình 2.4. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: tổng cục thống kê và phòng tài chính-kế toán)

Qua hình vẽ ta thấy năm 2011, số vốn vay được của ngân hàng là lớn nhất (2,2 tỷ đồng). Năm 2012, do tăng trưởng kinh tế giảm, nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh (vượt quá 3%) nên mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh thì các ngân hàng đã đối phí bằng cách thắt chặt điều kiện cho vay để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay. Vì vậy, năm 2012, vốn vay của ngân hàng chỉ đạt mức 1,5 tỷ đồng, giảm 0,7 tỷ đồng tương ứng giảm 31,81% so với năm 2011. Do lượng vốn vay của ngân hàng giảm nên Công ty phải chạy đôn chạy đao vay mượn của các tổ chức tín dụng khác để có vốn kinh doanh, hồi phục sản xuất. Vì vậy, năm 2012, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác tăng lên đến 0,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 0,15 tỷ đồng tương ứng tăng 42,85%. Năm 2013, do kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng kinh tế tăng, doanh thu của các doanh nghiệp cũng tăng đáng kể nên các ngân hàng cũng có niềm tin hơn vào các doanh nghiệp. Tận dụng được lợi thế này, Năm 2013, Công ty đã vay vốn của ngân hàng 2 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 0,5 tỷ đồng tương ứng tăng 33,33%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng tại vì trong thời kỳ suy thoái, quay vòng vốn chậm nên Công ty thiếu vốn kinh doanh, mà vay vốn từ ngân hàng sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so vay ở các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, mà lãi suất sẽ ít đi rất nhiều, giúp giảm chi phí kinh doanh. Năm 2013, do vay được vốn ngân hàng cộng với việc Công ty thu hẹp thị trường kinh doanh

nên lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác xuống thấp, có 0,2 tỷ đồng giảm 0,3 tỷ so với năm 2012.

Như vậy, suy thoái có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của doanh nghiệp, nhất là vốn vay ngân hàng. Ngân hàng sợ nợ xấu gia tăng nên thắt chặt điều kiện cho vay cong Công ty vì muốn hồi phục kinh doanh nên cần vay nhiều vốn. Sự mâu thuẫn này làm cho donh nghiệp vay vốn khó khăn, nhưng đáng mừng là năm 2013 kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục nên việc vay vốn của công ty bớt khó khăn hơn.

2.2.2.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến giá bán sản phẩm.

Bảng 2.5. Giá cả các mặt hàng chính của Công ty

(Đơn vị: Nghìn đồng/hộp, cặp, cuộn)

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Gạch viền 60 62 62

Gạch lát 4040 55 57 57

Gạch lát 5050 52 55 55

Vòi xịt K160/165 25 26 26

Giấy cuộn bãi bằng 10 10 11

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Nhìn bảng giá của Công ty ta thấy, giá của các mặt hàng chính năm 2012 đều tăng so với năm 2011 trừ giấy cuộn bãi bằng. Gạch viền tăng 2 nghìn đồng/hộp, gạch lát 4040 cũng tăng 2 nghìn đồng/hộp, gạch lát 5050 tăng 3 nghìn đồng/hộp, vòi xịt 160/165 tăng 1 nghìn đồng/đôi. Do suy thoái kinh tế, mức tiêu thụ sản phẩm kém nên buộc Công ty phải giảm giá mới kích cầu và bán được sản phẩm nhưng do nhiều yếu tố như giá đầu vào tăng, chi phí kinh doanh giảm không đáng kể trong khi doanh thu giảm mạnh nên Công ty không thể không tăng giá. Giá đầu vào tăng là do hiện nay nhà nước đưa ra các tiêu chuẩn quy định chất lượng gạch, xóa bỏ các xưởng gạch thủ công, gạch nung phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo thông tư 14/2010/TT-BXC về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó chi phí vận tải, chi phí bảo quản, chi phí quản lý tăng nên doanh nghiệp phải tăng giá nhưng mức tăng giá của các sản phẩm không nhiều (từ 1 đến 3 nghìn đồng/hộp) để không mất khách hàng. Năm 2013, Công ty không tăng giá các mặt hàng trừ giấy cuộn bãi bằng vì để kinh doanh được thì giá cả phải ổn định. Với lại năm 2012 tồn kho nhiều, nếu tăng giá nữa thì sẽ không giải phóng được hàng tồn kho, tổn thất còn nhiều hơn nữa. Mặt hàng giấy cuộn bãi bằng không chịu ảnh hưởng của suy thoái nhiều, giá cả ổn định nên năm 2012 Công ty không tăng giá. Năm 2013 điều chỉnh giá tăng 1 nghìn đồng/cuộn.

Như vậy, trong thời kỳ suy thoái việc định giá sản phẩm rất khó khăn cho Công ty. Vừa phải tính toán đến chi phí lại phải suy tính đến nhu cầu của người dân để đưa ra mức

giá phù hợp. Nhưng Công ty đã làm tốt và đưa ra mức giá phù hợp nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2013 đã tăng lên nhiều so với năm 2012.

2.2.3.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanh thu, lợi nhuận.

Để thấy rõ được sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty, tôi sẽ quy doanh thu, lãi suất và tốc độ tăng trưởng kinh tế về cùng một đơn vị là % và lấy mốc là năm 2011.

Coi năm 2011, doanh thu của Công ty là 100%. Doanh thu năm 2012 = (Doanh thu 2012/doanh thu 2011)*100%. Doanh thu 2013=(Doanh thu 2013/Doanh thu 2011)*100%.

Coi chi phí năm 2011 là 100%. Chi phí năm 2012, 2013 cũng tính tương tự như trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Coi lợi nhuận năm 2011 là 100%. Lợi nhuận năm 2012, 2013 sẽ tính tương tự như trên.

Coi tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 100%. Tăng trưởng kinh tế năm 2012, 2013 tính tương tự như trên ta có bảng sau.

Bảng 2.6. Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế 2011- 2013

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu 100 69,60 79,50

Chi phí 100 83,85 86,28

Lợi nhuận 100 -14,70 39,37

Tăng trưởng kinh tế 100 85,39 92,02

Hình 2.5. Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế 2011-2013

(Nguồn: tổng cục thống kê và phòng tài chính-kế toán)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế biến động cùng chiều, giảm vào năm 2012 rồi tăng lên vào năm 2013 nhưng năm 2013 vẫn giảm so với năm 2011. Điều này cho thấy sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty là cùng chiều với sự biến động tăng trưởng kinh tế. Năm 2012 khi kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thì doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty cũng giảm. Năm 2013 khi kinh tế có dấu hiệu của sự phục hồi, tức là tăng trưởng kinh tế tăng thì doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty cũng tăng. Năm 2013, kinh tế vẫn chưa thoát khỏi được suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp hơn năm 2011 và các năm trước đó thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty cũng thấp hơn năm 2011.

Ta thấy, tuy rằng cả bốn nhân tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng kinh tế đều biến động cùng chiều nhưng độ dốc lại khác nhau. Đường lợi nhuận có độ

dốc lớn nhất sau đó đến đường doanh thu và cuối cùng là đường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều đó cho thấy là suy thoái kinh tế tác động rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận của Công ty. Một sự biến động nhỏ của tăng trưởng kinh tế đã làm doanh thu và lợi nhuận của Công ty thay đổi lớn. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều hơn đến lợi nhuận bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn ảnh hưởng nhiều đến chi phí kinh doanh của Công ty. Chi phí của Công ty cũng tăng và giảm cùng chiều với doanh thu nhưng tốc độ tăng và giảm của chi phí thấp hơn doanh thu và ngoài những chi phí cố định ra thì còn có các chi phí biến đổi. Năm 2012, khi doanh thu giảm, chi phí biến đổi cũng giảm nhưng chi phí cố định không thay đổi nên tốc độ giảm của chi phí thấp hơn doanh thu. Năm 2013, doanh thu tăng do sản lượng bán hàng tăng dẫn đến chi phí biến đổi tăng nhưng chi phí cố định không đổi nên tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Vì vậy mà lợi nhuận biến đổi lớn nhất do suy thoái kinh tế.

2.2.4.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến cơ cấu mặt hàng, thị trường tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bảng 2.7. Cơ cấu sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013

Sản phẩm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng DT (triệu đồng) Tỷ lệ (%) lượngSố DT (triệu Đồng Tỷ lệ (%) lượngSố DT (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Gạch các loại 82545 4540 57,73 56034 3250 59,39 73620 4270 68,30 Thiết bị vệ sinh 10272 0 2568 25,2 8 51222 1384 25,2 8 46490 1232 19,71 Giấy cuộn bãi 75600 756 16,9 84000 840 15,3 68181 750 11,99

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hình 2.5 . Cơ cấu sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Từ biểu đồ ta thấy, gạch chiếm phần tram doanh thu lớn nhất, rồi đến thiết bị vệ sinh và cuối cùng là giấy cuộn bãi bằng. Năm 2011, gạch các loại chiếm 57,73%, năm 2012 là 59,39% tăng so với năm 2011 là 1,66%. Năm 2013, gạch chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu (68,30%), tăng 8,69% so với năm 2012. Sản phẩm thiết bị vệ sinh có tỷ trọng doanh thu liên tục giảm. Doanh thu của thiết bị vệ sinh năm 2012 là 25,28%, giảm 7,38%. Năm 2013 là 19,71%, giảm 5,57% so với năm 2012. Trong danh mục sản phẩm thiết bị vệ sinh chỉ có vòi xịt K160/165 chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 85%) còn các thiết bị khác doanh thu không đáng kể. Doanh thu của sản phẩm giấy cuộn bãi bằng năm 2012 tăng 5,73% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 3,55% so với năm 2012.

Sản phẩm gạch có ba loại có doanh thu cao nhất là gạch viền, gạch lát 4040, gạch lát 5050.

Hình 2.6. Cơ cấu gạch ốp lát năm 2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Năm 2013, gạch lát 5050 chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,48%), rồi đến gạch viền (28,5%), gạch lát 4040 (24,57%) và các loại gạch khác là 8,45%. Giá các loại gạch của Công ty chênh lệch nhau không nhiều từ 50 nghìn đồng/hộp đến 62 nghìn đồng/hộp và thuộc loại gạch có giá trung bình trên thị trường. Sự chênh lệch về doanh thu của ba mặt hàng chính không nhiều nhưng gạch lát 5050 vẫn được ưa chuộng nhất với giá cả ở mức trung 55 nghìn đồng/hộp. Tuy giá có tăng hơn nhiều so với năm 2011 nhưng so với các loại gạch khác thì vẫn rẻ hơn mà chất lượng không chênh nhau nhiều, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Bảng 2.8. Cơ cấu thị trường của Công ty giai đoạn 2011-2013

Thị trường DoanhNăm 2011 Năm 2012 Năm 2013 thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỉ lệ (%) TP Hồ Chí Minh 1565 19,9 1032 18,85 1347 21,55 TP Hà Nội 3168 40,28 2034 37,16 2265 36,23 Hưng Yên 1045 13,23 845 15,44 1138 18,20 Bắc Ninh 895 11,38 1120 20,46 1250 19,99

Các tỉnh khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1191 15,21 442 8,09 252 4,03

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Sản phẩm của Công ty bán trên rất nhiều thị trường nhưng chủ yếu là ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Từ bảng 2.3.5 ta thấy Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao về doanh thu (năm 2011 là 40,28%, năm 2012 là 37,16%, năm 2013 là 36,23%). Năm 2011, Hà Nội đứng thứ nhất về doanh thu, sau đó là TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh. Năm 2012, thứ tự có sự thay đổi là Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên. Doanh thu của các thị trường đều giảm, riêng chỉ có doanh thu ở Bắc Ninh tăng là 225 triệu đồng. Tỷ lệ doanh thu của hai thị trường là Hưng Yên, Bắc Ninh tăng, cụ thể là Hưng Yên tăng 2,21%, Bắc Ninh tăng 9,08%. Tỷ lệ doanh thu của TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh khác giảm, cụ thể là TP Hồ Chí Minh giảm 1,05%, Hà Nội giảm 3,12%, các tỉnh khác giảm 7,12%. Năm 2013, các thị trường khác chiếm thị phần rất nhỏ (4,03% ) doanh thu của Công ty. Dẫn đầu doanh thu là thị trường TP Hà Nội với 36,23% doanh thu, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh với 21,55%, Bắc Ninh 19,99%, Hưng Yên 18,20%. Các thị trường chính có sự chênh lệch về doanh thu không nhiều. Nơi cao nhất là Hà Nội cũng chỉ cách nơi thấp nhất là Hưng Yên 18,03%. TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh chênh nhau không đáng kể. Điều này cho thấy doanh nghiệp hầu như tập trung kinh doanh ở bốn thị trường chính này và phân bố đồng đều giữa các thị trường.

Như vậy, ta thấy cơ cấu thị trường của Công ty đã có sự thay đổi. Thị trường chính không thay đổi nhưng đã có sự thay đổi vị trí của các thị trường. Năm 2012 là năm khủng hoảng kinh tế nặng nề, xây dựng ở các thị trường chững lại nhưng Hưng Yên và Bắc Ninh là hai thị trường mới phát triển nên nhu cầu của người dân vẫn cao. Trong khi đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thị trường bão hòa lại gặp phải suy giảm kinh tế nên doanh thu giảm. Nhưng Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ doanh thu cao vì đây là nơi có trụ sở chính của Công ty, các hoạt động buôn bán và quảng cáo đều được chú trọng và Công ty vẫn tích cực củng cố hoạt động thương mại ở thị trường này. Do kinh tế suy thoái, doanh nghiệp phải thu hẹp thị trường. Vì vậy tỷ trọng doanh thu của các thị trường khác liên tục giảm qua các năm. Năm 2011 chiếm 15,21% thì đến năm 2013 còn 4,03%, giảm 11,18% trong 2 năm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Trang 35 - 40)