Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái kinhtế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Trang 26 - 35)

kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.

2.1.1.Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế hiện nay.

2.1.1.1. Tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra 5 năm, nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu một lần nữa. Mấy năm gần đây dấu hiệu khủng hoảng lại lặp lại xuất hiện từ nguy cơ giảm sút tăng trưởng cho đến suy thoái kép ở nhiều nước. Rủi ro toàn cầu vẫn rất lớn với việc khu vực đồng EURO rơi vào suy thoái.Sự ảnh hưởng của nó mang tính toàn cầu, tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của toàn thế giới.

Bảng 2.1.Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2013 (%)

Khu vực 2011 2012 2013

Khu vực đồng Euro 1,4 -0,4 -0,2

Nhật Bản -0.6 2,0 1,2

Trung Quốc 9,3 7,8 8,2

Các nền kinh tế phát triển 1,6 1,3 1,4

Các nền kinh tế mới nổi 6,3 5,1 5,5

(Nguồn IMF: 2013)

Năm 2012, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở lên yếu ớt hơn so với dự báo trước đó. Mức độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,2%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2008 và tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn năm 2011 là 0,7%. Năm 2013, kinh tế thế giới đã có sự khởi sắc, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu là 3,5%, tăng 0,3% so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp so với trước suy thoái.

Lần thứ hai trong vòng 4 năm, kể từ năm 2009, liên minh châu âu (EU) lại rơi vào suy thoái khi chính phủ các nước thành viên thắt chặt chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Các nhà lãn đạo EU phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Năm 2012, EU chình ngập trong tình trạng khủng hoảng do gánh nặng nợ nần của nhiều quốc gia như Hy Lạp hay Tây Ban Nha và sự căng thẳng của hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng GDP của khu vực đồng tiền EURO giảm xuống mức -0.4%, giảm 1,8% so với năm 2011. Năm 2013, tăng trưởng GDP là -0,2%, tăng 0,2% so với năm 2012 nhưng mức tăng này không đáng kể trong tình trạng khủng hoảng nặng nề ở khu vực châu âu.

Suy thoái kinh tế của EU đã tác động đến nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ được coi là đáng thất vọng trong năm 2012 với mức tăng trưởng là 2,3%, tăng hơn năm 2011 là 0,5%. Mặc dù có tăng nhưng không tăng trưởng được như mức kỳ vọng. Năm 2013, tăng trưởng GDP của Mỹ là 2%, giảm 0,3% so với năm 2012.

Nền kinh tế Nhật Bản năm 2012 tăng trưởng 2%, tăng so với năm 2011 là 2,6%. Năm 2013, tăng trưởng GDP là 1,2%, giảm 0,8% so với năm 2012. Mặc dù đã đưa ra các gói kích thích nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn giảm do cầu nội địa giảm mạnh.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2012 chỉ đạt 7,8%, thấp nhất trong 13 năm trở lại đây và thấp hơn năm 2011 là 1,5%. Năm 2013, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tăng lên 8,2%, tăng 0,4% so với năm 2012 nhưng mức tăng trưởng vẫn thấp so với mấy năm trở lại đây.

Suy thoái kinh tế không những làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới mà còn làm cho thất nghiệp toàn cầu tăng trở lại, thương mại trì trệ, bảo hộ gia tăng và dòng vốn suy giảm đáng kể. Lượng thất nghiệp toàn cầu ước tính tăng thêm 4,2 triệu vào năm 2012 và sẽ tăng lên 5,1 triệu năm 2013. Theo số liệu của WTO thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,5%, giảm 3,5% so với năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục suy

giảm thì nhiều nước tăng cường chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ gây ảnh hưởng không tốt với tự do hóa thương mại.

2.1.1.2. Suy thoái kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của nó là toàn thế giới và Việt Nam cũng không tránh khỏi được ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đầu năm 2011, nợ xấu bắt đầu tăng nhanh và đến năm 2012, nợ xấu trở nên nhức nhối khi vượt quá 3% và hiện nay vẫn chưa thấy một sự dịu bớt rõ ràng và bền vững. Chính vì thế mà tình trạng thừa tiền thiếu vốn vẫn còn còn kéo dài, rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang đứng trên bờ vực phá sản làm tăng trưởng kinh tế giảm sút.

Lạm phát biến động

Vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm soát lạm phát, sau giai đoạn ưu tiên cho tăng trưởng và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng.

Hình 2.1. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 2011-2013

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là năm 2012 giảm 9,37% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 2,61% so với năm 2012. Nguyên nhân là từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.

Tỷ lệ thất nghiệp

3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng ở các khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 ước tính 6,38% còn từ 25 tuổi trở lên ước tính là 1,21%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96.3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước. Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2011 và nhập khẩu hàng hóa đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%.Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.

Vốn đầu tư toàn xã hội giảm sút

Suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư công để kiểm soát lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trưởng dựa vào đầu tư.

Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu phần nhiều cũng mang tính chất động viên tinh thần. Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.

Sản xuất công nghiệp đình trệ, tồn kho lớn

Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ đỡ để tiến hành công nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%. Nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như khai khoáng, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của toàn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho công ty... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn còn ở mức rất thấp.

Sức mua suy yếu, tiêu thụ hàng hóa khó khăn

Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống.

Thu hút vốn nước ngoài khó khăn

Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình còn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng ngày càng bộc lộ như chất lượng lao dộng thấp, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều điểm hạn chế, nạn tham nhũng.

Tăng trưởng kinh tế giảm

Bảng 2.2.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (%)

GDP Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số 5,89 5,03 5,42

Phân theo KV kinhtế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,00 2,72 2,67 Công nghiệp và xây dựng 5,53 4,52 5,43

theo quý trong năm Quý II 5,68 4,80 5,00 Quý III 6,07 5,05 5,54 Quý IV 6,10 5,44 6,04 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ta thấy, tốc độ tăng GDP năm 2011 là cao nhất trong ba năm ( 5,89%) với tốc độ tăng trưởng thấp nhất là quý I (5,57%) và cao nhất vào quý IV là 6,10%. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP là 5,03%, thấp nhất trong ba năm và giảm so với năm 2011 là 0,86%. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 4,64% vào quý I sau đó đến quý II, quý III và cao nhất vào qúy IV là 5,44%. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Năm 2013, do kinh tế toàn cầu có sự phục hồi nên nền kinh tế Việt Nam cũng có khởi sắc. Tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, tăng so với năm 2012 là 0,39% nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với trước suy thoái. Tăng trưởng thấp nhất vào quý I (4,76%) và cao nhất vào quý IV với tốc độ tăng trưởng 6,04%.

Trong các khu vực thì dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng GDP nhiều nhất rồi đến công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ năm 2012 là 6,42%, giảm 0,57% so với năm 2011. Năm 2013 là 6,56%, tăng 0,14% so với năm 2012. Khu vực Công nghiệp và xây dựng năm 2012 tăng trưởng GDP là 4,52%, giảm 1,01% so với năm 2011. Năm 2013 là 5,43%, tăng 0,91% so với năm 2012. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản liên tục giảm. Năm 2012, tốc độ tăng GDP là 2,72%, giảm so với năm 2011 là 1,28% và năm 2013 là 2,67%, giảm so với năm 2012 là 0,05%. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng của các khu vực năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Năm 2013, có hai khu vực là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng so với năm 2012 và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giảm so với năm 2012.

2.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.

2.1.2.1. Thực trạng kinh doanh, thương mại của công ty

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012 với 2011 So sánh 2013 với 2012 Tổng doanh thu 7864202 5473660 6252405 -2390542 778745 Chi phí 6727244 5640845 5804750 -1086399 163905 Lợi nhuận trước thuế 1136958 -167185 447655 -1304443 614840 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 0

Lợi nhuận sau

thuế 1136958 -167185 447655 -1304443 614840

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2011-2013)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là 2390542 nghìn đồng, tương ứng giảm 30,40%. Năm 2013, doanh thu tăng so với năm 2012 là 778745 nghìn đồng, tương ứng tăng lên 14,23%. Nguyên nhân của sự tăng giảm doanh thu là do tác động của suy thoái kinh tế. Năm 2012, suy thoái kinh tế nặng lề, tác động lớn đến ngành xây dựng và bất động sản nên doanh thu giảm. Năm 2013, do tăng trưởng kinh tế tăng nên doanh thu của công ty cũng tăng theo. Năm 2011, Công ty làm ăn tương đối tốt, sau khi trừ chi phí lợi nhuận của Công ty đạt được 1136958 nghìn đồng. Năm 2012, doanh thu và chi phí cùng giảm nhưng tốc độ giảm doanh thu lớn hơn tốc độ giảm chi phí nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 167185 nghìn đồng. Năm 2013, lợi nhuận của Công ty tuy không cao (447185 nghìn đồng) nhưng cũng báo hiệu công việc kinh doanh của Công ty được đang được phục hồi do suy thoái.

Qua phân tích ta thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty có biến động rất nhiều.Trong vòng 3 năm mà lợi nhuận lên xuống thất thường. Đây là do ảnh hưởng sâu sắc của của cuộc khủng hoảng kinh tế, doanh thu và lợi nhuận biến đổi theo sự tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.2.Tỷ trọng doanh thu của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Năm 2011 doanh thu từ hoạt động thương mại là 85%, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2012 doanh thu từ hoạt động thương mại tiếp tục giảm còn 80% (giảm so với năm 2011 là 5%). Tỷ trọng doanh thu của hoạt động vận tải khác tăng bằng tỷ lệ hoạt động thương mại giảm. Năm 2013, doanh thu của hoạt động thương mại tăng lên 87%, cao nhất trong ba năm. Sự tăng tỷ trọng doanh thu của hoạt động thương mại phù hợp với tình hình kinh doanh đang dần phục hồi của doanh nghiệp.

2.1.2.2. Quy mô thị trường và thị phần

Hình 2.3. Cơ cấu thị trường của Công ty năm 2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Sản phẩm của công ty bán ở trên rất nhiều thị trường nhưng chủ yếu là 5 thị trường chính TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Các thị trường khác chiếm thị phần rất nhỏ (4,03% ) doanh thu của Công ty. Dẫn đầu doanh thu là thị trường TP Hà Nội với 36,23% doanh thu, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh với 21,55%, Bắc Ninh 19,99%, Hưng Yên 18,20%. Các thị trường chính có sự chênh lệch về doanh thu không nhiều. Nơi cao nhất là Hà Nội cũng chỉ cách nơi thấp nhất là Hưng Yên 18.03%. TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh chênh nhau không đáng kể. Điều này cho thấy doanh nghiệp hầu như tập

2.1.3.Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w