Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Phát hiện và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2 (Trang 35 - 37)

V Các tỷ số về hoạt động

4. Phân tích chuỗi giá trị của VNPT 1 Hoạt động đầu vào

4.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

Đối với ngành viễn thông, công nghệ đóng một vai trò then chốt. Công nghệ luôn thay đổi và phát triển với tốc độ rất nhanh, tạo ra những đột phá về công nghệ viễn thông và CNTT, làm giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông hiện đang là cuộc cạnh tranh về công nghệ.

Các doanh nghiệp của VNPT hiện dành những khoản chi phí nhất định cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ một cách riêng rẻ, phân tán với mục đích cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đối phó với các đối thủ cạnh tranh mà chưa thực sự có được chiến lược cụ thể.

Tuy nhiên, VNPT đã luôn cố gắng theo sát sự phát triển của công nghệ viễn thông và CNTT thế giới, VNPT luôn tìm cách và thực hiện phương châm là “đón đầu công nghệ”. Hiện nay hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của VNPT chỉ mới ở mức nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào mạng viễn thông mà chưa thực sự có nhiều doanh nghiệp của VNPT đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Hiện VNPT chỉ mới giao cho CDIT là doanh nghiệp thành viên của VNPT kết hợp với Học viện Bưu chính và Viễn thông tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ cho VNPT và khởi đầu đã có những thành công nhất định.

Ngoài ra, VNPT còn chú trọng đến các ý kiến đóng góp sáng tạo của nhân viên, ủng hộ nhân viên tham gia sáng tạo, phát động những cuộc thi ý tưởng sáng tạo, làm đề tài khoa học để ứng dụng vào thực tế.

Các lĩnh vực & sản phẩm, dịch vụ đang nghiên cứu để ứng dụng là:

• Nâng cấp và mở rộng các POP của mạng NGN, phát triển thêm các loại hình

dịch vụ gia tăng tận dụng hạ tầng NGN và mạng ADSL, như dịch vụ VOD, Game trên mạng, TV on Internet, Internet on TV… nâng cấp dung lượng mạng Internet, phát triển thương mại điện tử.

• Dự kiến phóng vệ tinh viễn thông của Việt nam; thiết lập và phát triển thông

tin di động nội vùng GSM, thiết lập và phát triển mạng dịch vụ di động WAP, GPRS, 3G/IMT2000. Triển khai các hệ thống thông tin vệ tinh tầm thấp, cáp quang đường trường sơn, thông tin di động qua vệ tinh, mạng thông tin kinh tế biển…

• Triển khai thử nghiệm tiến tới từng bước thay thế các tổng đài HOST công

nghệ cũ bằng tổng đài thế hệ mới NGN với năng lực lớn hơn có thể cung cấp đa dịch vụ POTS, Leased line, FR, IP, xDSL…; phát triển dịch vụ viễn thông đào tạo, hội nghị truyền hình, y tế từ xa.

• Tiếp tục mở rộng mạng Frame Relay ra toàn quốc; triển khai dịch vụ thuê

kênh riêng IP sử dụng công nghệ MPLS, VPN trên hạ tầng mạng NGN nhằm cung cấp các kết nối băng thông lớn cho các ISP cũng như các mạng dùng riêng của nhà nước và doanh nghiệp; tiến hành lắp đặt hệ thống NMS để quản lý mạng đường trục và quốc tế thuộc dự án TMN; triển khai hệ thống tính cước và dịch vụ khách hàng (BCSS) cho Bưu Điện Hà Nội và TPHCM.

Có thể nói hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của VNPT là rất đa dạng và tương đối tốt hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành như Vietel, SPT, FPT tuy nhiên VNPT cần phải đầu tư và tập trung hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cụ thể sẽ phải thành lập thêm những công ty chuyên trách về công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát hiện và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w