Nhằm giải quyết hợp lý những vướng mắc trong các quy định của pháp luật hiện hành về nhà ở liên quan đến lĩnh vực công chứng, bản thân tôi đưa ra phương hướng và một số giải pháp cụ thể như sau:
- Tăng cường tắnh khả thi của Văn bản quy phạm pháp luật thông qua những bước đầu tiên của công tác xây dựng pháp luật, vì có những quy định liên quan điều chỉnh các giao dịch về nhà ở không phù hợp với thực tiễn, xảy ra tình trạng luật một nơi nhưng thực tế một nơi.
- Để tránh sự chồng chéo, không thống nhất giữa các Luật điêu chỉnh giao dịch về nhà ở tôi đã trình bày ở trên (mục 1.2. Một số Văn bản quy phạm pháp luật chắnh điều chỉnh giao dịch về nhà ở), nên chăng các vấn đề về giao dịch dân sự chỉ quy định trong Bộ Luật Dân sự (hiện nay Bộ Luật Dân sự đã có quy định về giao dịch dân sự về nhà ở, quyền sử dụng đất, thừa kế, Ầ) và Luật công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư và một số luật khác có quy định về nhà ở chỉ nên quy định các vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, nhà ở.
- Nâng cao hiệu quả việc bảo đảm tắnh thống nhất của hệ thống pháp luật, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tắnh thống nhất của hệ thống pháp luật bằng cách:
Ớ Tiếp tục đơn giản hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thu gọn các loại văn bản chứa quy phạm pháp luật nhằm làm cho hệ thống pháp luật đơn giản
hơn, tạo thuận lợi cho việc bảo đảm tắnh thống nhất của hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật dễ tiếp cận, thuận lợi cho công tác thi hành và áp dụng pháp luật.
Ớ Hạn chế tình trạng ban hành Ộluật khungỢ, Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, không cần có các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành.
Ớ Áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản
Ớ Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao hiệu quả bảo đảm tắnh thống nhất của hệ thống pháp luật. Ớ Nâng cao hiệu quả của công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật.
Ớ Xây dựng thiết chế tài phán đối với các văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu không bảo đảm tắnh thống nhất đối với hệ thống pháp luật
- Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công chứng như: Bộ Luật dân sự, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... một cách sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về hoạt động công chứng.
- Về việc thế chấp nhà ở nói riêng và bất động sản nói chung, trong đó có tài sản hình thành trong tương lai, cần quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ, để hạn chế việc thế chấp trùng lặp có thể 5-7 thứ tài sản trong một dự án. Việc cho thế chấp đất riêng sau khi đã có nhà trên đất là vô nghĩa. Khi đã có cả nhà và đất thì nên đi theo hướng bất động sản là một khối gắn liền, không thể phân chia, giống
như tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Một bất động sản có thể thể chấp ở nhiều nơi, nhưng không nên chia tách mỗi nơi một thứ, dễ gây ra trùng lắp và bế tắc.