Hệ thống FSO/CDMA sử dụng MWPPM bao gồm bộ phát, kênh truyền và bộ thu.
Hình 3.2 Hệ thống FSO/CDMA sử dụng MWPPM (a) Bộ điều chế 2-2-MWPPM
(b) Bộ giải điều chế 2-2-MWPPM
Ở phía bộ phát, dữ liệu đầu vào trước tiên được điều chế bởi một bộ điều chế MWPPM. Mỗi khối bit dữ liệu b = log2B được ánh xạ tới một trong số B ký hiệu
(s0, s1,…, sB-1), trong đó B = Ws × M = 2b . Tiếp theo xung quang đại diện cho một ký hiệu MWPPM được mã hóa bởi một bộ mã hóa OCDMA, tại đây nó được mã hóa thành một chuỗi chip “0” và “1”. Chip “1” được biểu diễn bởi một xung quang trong khi đó chip “0” tương đương với việc không có xung quang nào được phát đi. Số lượng các chip có trong một chuỗi mã bằng độ dài của từ mã được tạo ra bởi bộ tạo mã. Xung quang đại diện cho một chip “1” là xung Gauss với mô hình toán học được biểu diễn:
(3.1) trong đó và T0 tương ứng là công suất đỉnh và nửa độ rộng của xung đầu vào tại mức biên độ 1/e.
Với tốc độ bit số liệu là , khoảng thời gian ký hiệu được tính như sau: , và khoảng thời gian của mỗi khe thời gian là . Với F chip được phát trong mỗi khe thời gian, khoảng thời gian chip được thể hiện bởi Tc = Tw/MF. Với T0 = Tc /(4ln2), độ rộng nửa xung Gauss (T0) có thể được biểu diễn:
(3.2)
Tại bộ thu, các tín hiệu từ tất cả các bộ phát được tập hợp và đưa tới một bộ giải mã OCDMA. Bộ giải mã này được điều khiển bởi bộ tạo mã. Các tín hiệu thu được không chỉ bao gồm tín hiệu từ bộ phát mong muốn mà còn có các tín hiệu từ các bộ phát gây nhiễu, nhiễu này gọi là nhiễu đa truy nhập MAI. Tiếp theo, bộ tách sóng APD chuyển tín hiệu quang thu được thành dòng điện tách quang. Dòng tách quang tỷ lệ thuận với cường độ của tín hiệu thu được tại bộ thu bởi đáp ứng ℜ (A/W). Cuối cùng, tại bộ giải điều chế MWPPM, tập hợp các dòng tách quang trên
B đầu vào bộ giải điều chế, tương ứng với B ký hiệu, được so sánh với nhau. Đầu vào với dòng điện cao nhất được lựa chọn để quyết định định ký hiệu phát và từ đó dữ liệu nhị phân sẽ được khôi phục.