Việt Nam.
Một là: Về môi trường pháp luật
KTNN hoat động theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, trung thực khách quan đòi hỏi hệ thống pháp luật phải minh bạch rõ ràng và có những quy định cụ thể về vị trí, chức năng của KTNN trong đạo luật gốc. Vì vậy lãnh đạo KTNN cần tích cực đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật KTNN để phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đồng thời kiến nghị sửa đổi các đạo luật có liên quan như Luật Ngân sách nhà nước về những nội dung liên quan đến tính minh bạch của ngân sách.
Đặc biệt là phải kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, trong Hiến pháp phải có một mục quy định về tổ chức cơ quan KTNN để địa vị pháp lý, vị trí, chức năng nhiệm vụ của KTNN được xác định trong đạo luật cao nhất, qua đó đảm bảo tính độc lập của cơ quan kiểm tra tài chính tối cao.
Hai là: Về kiểm toán viên
Kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán. Sự tồn tại cũng như chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán được quyết định trước hết bởi số lượng và chất lượng đội ngũ Kiểm toán viên. Để đạt được điều đó, KTNN cần nghiên cứu cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm tăng cường khả năng, trình độ cho Kiểm toán viên theo hướng tập trung hướng dẫn thật sâu kỹ năng nghề nghiệp liên quan đến các quy định của Luật KTNN, các quy định về chuẩn mực KTNN, các quy định về quy trình kiểm toán, các quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán và các quy định khác liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Trong giai đoạn trước mắt, để đào tạo bồi dưỡng các đối tượng là cán bộ, công chức thuộc KTNN, KTNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm toán. Tổ chức này là tổ chức sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của KTNN có chức năng phục vụ quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về hoạt động KTNN. Để đảm bảo chất lượng của đội ngũ Kiểm toán viên, KTNN cũng cần lập một tổ chức sự nghiệp nữa làm nhiệm vụ đánh giá, kiểm soát chất lượng Kiểm toán viên thông qua các cuộc kiểm toán và tổ chức các kỳ thi sát hạch định kỳ cho các Kiểm toán viên.
Ba là: Về hoạt động của KTNN các khu vực
Các KTNN chuyên ngành, khu vực cần chủ động liên hệ với các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi, địa bàn kiểm toán được phân công để thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu một cách chi tiết, kịp thời về các đơn vị được kiểm toán. Có thể tổ chức một số hội thảo, tọa đàm với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Sở, ban ngành của địa phương về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương để phục vụ tốt hơn nhiệm vụ quản lý; đồng thời lắng nghe ý kiến của địa phương về tổ chức và hoạt động của KTNN các khu vực.
Bốn là: Cơ chế chia sẻ thông tin
Cần tổ chức xây dựng, kết nối, chia sẻ thông tin trong nội bộ ngành kiểm toán Nhà nước, nội bộ KTNN chuyên ngành, khu vực; giữa cơ quan KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra; giữa cơ quan KTNN với cơ quan quản lý, đặc biệt là quản lý thu-chi ngân sách nhà nước để luôn theo dõi diễn biến quá trình chấp hành ngân sách nhà nước. Thiết lập cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan liên quan và phải liên tục cập nhập, bổ sung các thông tin, dữ liệu trong quá trình hoạt động của từng cơ quan.
Năm là: Sự hợp tác quốc tế của cơ quan KTNN
Là thành viên chính thức của INTOSAI, KTNN Việt Nam phải dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI để thực hiện các cuộc kiểm toán chung với các cơ quan KTNN của các nước khác theo Hiệp định Chính phủ, hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, các cơ sở kinh tế liên doanh. Đồng thời cần tích cực thực hiện các nghĩa vụ của thành viên INTOSAI và ASOSAI như tham gia các tiểu ban, các nhóm làm việc về kiểm toán môi trường, chủ trì hội thảo quốc tế...; chủ động đẩy mạnh thực hiện các chương trình hợp tác song phương, thoả thuận hợp tác với KTNN các nước.
KẾT LUẬN.
Qua thời gian tìm hiểu về tổ chức bộ máy KTNN, em đã nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức bộ máy KTNN đối với sự phát triển và đóng góp của KTNN, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế mở cửa như hiện nay. Tổ chức bộ máy KTNN có tốt thì hoạt động của KTNN mới có thể tốt được.
Tổ chức bộ máy KTNN Việt Nam tuy còn bộ lộ những hạn chế nhưng đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Đặc biệt là Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, phục vụ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược này không những có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN, mà còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho KTNN hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, khắc phục những bất cập và hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Em đã cố gắng để tìm hiểu sâu hơn về tổ chức bộ máy KTNN, nhưng do thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS Trần Mạnh Dũng để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Luât Kiểm toán Nhà nước.
- Giáo trình “ lý thuyết kiểm toán ” NXB Tài chính Hà Nội.
- Luận án tiến sỹ : “ hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ”
- Nghị Định của Chính phủ số 70-CP về việc thành lập Cơ quan kiểm toán Nhà nước.
- Ngoài ra đề án có tham thảo thông tin trên 1 sô web: Htpp://www.tapchiketoan.com