Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Công Thương

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 59 - 60)

B ng 4: Kt qu kinh doanh ca NHCT Chi nhánh TPH Nit 2008 2010 ộừ

2.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Công Thương

Thương Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến mở rộng tín dụng mà không quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát thì chất lượng tín dụng sẽ giảm, dẫn đến nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng lên. Vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát là nghiệp vụ quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Do đó, khi ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng thì vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát được đề cập không chỉ nhằm đơn thuần kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra giám sát việc làm của cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng. Nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật.

Để cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bội khẳng định được vai trò quan trọng của mình, thì công tác này phải được tiến hành các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh, thực hiện và kết thúc của các nghiệp vụ ngân hàng. Nó gồm có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 1: Còn gọi là kiểm tra trước. Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về các quy chế mà kiểm tra viên có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ ngân hàng trước khi thực hiện.

- Giai đoạn 2: Còn gọi là kiểm tra trong khi thực hiện quy trình nghiệp vụ. Tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế khả năng xảy ra sai sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ quy định, sai sót về thủ tục… nhằm ngăn chặn kịp thời thiệt hại về sau.

- Giai đoạn 3: Còn gọi là kiểm tra, kiểm soát sau. Được thực hiện khi nghiệp vụ hoàn thành, kiểm tra hồ sơ chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Nó còn có tác dụng phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành.

Như vậy sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ tín dụng tại ngân hàng phải dựa vào công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ rất nhiều. Ngân hàng phải đặt ra việc kiểm tra nội bộ trong cả 3 giai đoạn đối với từng món vay hoặc đối với từng khách hàng nhưng phải làm sao để tránh được sự phiền hà. Nhằm để công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả áp dụng, dự phòng nhiều hơn là xử phạt, làm tăng độ an toàn về vốn và tài sản của ngân hàng.

Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Tất cả các cán bộ

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHKTQD

công nhân viên chức cũng như cán bộ lãnh đạo ngân hàng phải nhận thức đầy đủ và quan tâm đến công tác này thì chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng mới thực sự được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w