Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 57)

B ng 4: Kt qu kinh doanh ca NHCT Chi nhánh TPH Nit 2008 2010 ộừ

2.1.1Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Mục đích của tín dụng là đầu tư bổ sung vốn cho khách hàng phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong quá trình có quan hệ tín dụng với ngân hàng, các khách hàng phải giải trình dự án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để xin vay vốn.

Ngân hàng muốn đạt hiệu quả cao khi cho vay cần phải làm tốt công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,giảm rủi ro cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Nội dung của việc phân tích nhằm khẳng định hai vấn đề cơ bản là:

- Một là: Phương án vay phải thoả mãn các điều kiện cho vay, nguyên tắc vay theo thể lệ chế độ quy định cụ thể đối với các khoản vay đó để cho khoản vay được trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Hai là: Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đủ hợp pháp hợp lệ, nếu xảy ra tranh chấp thì phải đảm bảo tính pháp lý của Ngân hàng.

Tuỳ theo từng khoản vay cụ thể mà có nội dung và phương pháp phân tích thẩm định phù hợp. Thông thường việc thẩm định tín dụng tập trung vào một số vấn đề sau:

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHKTQD

- Thứ nhất: Đánh giá tính hiệu quả của dự án xin vay vốn đảm bảo sau khi cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được gốc và lãi đúng hạn

+ Thẩm định về phương diện thị trường: phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm về mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã thị hiếu của người tiêu dùng. Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán…

+ Thẩm định về phương diện kỹ thuật: Phải xem xét quy mô dự án, phương án có phù hợp với năng lực tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Phải xem xét mặt công nghệ của thiết bị để đưa ra các phương án nhằm chọn được công ghệ thiết bị tối ưu nhất. Thẩm định về mặt số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục của thiết bị, dây chuyền sản xuất và năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mô dự án.

+ Thẩm định địa điểm xây dựng dự án theo các yêu cầu: có gần nơi cung cấp nguyên, vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ chính hay tiện lợi về giao thông vận tải hay không… Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý thực hiện và vận hành dự án.

+ Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư. Ngân hàng có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn giản như: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn… hoặc phân tích tính khả thi của dự án bằng phương pháp giá trị hiện tại, tỷ suất hoàn vốn nội bộ để phân tích độ nhạy bén của dự án.

+ Ngoài ra còn thẩm định về môi trường xã hội, phương án tổ chức thực hiện, phương diện tổ chức quản lý.

- Thứ hai: Đánh giá năng lực pháp lý cũng như uy tín của doanh nghiệp. Năng lực pháp lý thể hiện ở quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc… Uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ giá cả, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh đựơc thị trường, các quan hệ thanh toán với bạn hàng và với ngân hàng sòng phẳng, tình hình tài chính lành mạnh…

- Thứ ba: Xem xét, phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp, được thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ vốn vay, tình hình vay nợ với các tổ chức tín dụng khác.

Thông qua phân tích tình hình tài chính, cán bộ tín dụng nắm được các thông tin về diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động, kết cấu nguồn vốn và kết cấu

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHKTQD

tài sản, các chỉ tiêu trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh… Căn cứ và kết quả phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng, từng bước thanh lọc những khách hàng yếu kém, thu hút và đầu tư những khách hàng hoạt động tốt.

Việc phân tích tài chính và xếp loại doanh nghiệp nhà nước, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tiến hành thường xuyên liên tục 6 tháng 1 lần. Làm tốt công tác này cán bộ tín dụng hiểu được đối tác của mình sẽ có quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Trong quá trình thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn của doanh nghiệp, nếu có vấn đề nào đó mà cán bộ ngân hàng chưa có đủ điều kiện hoặc trình độ để thẩm định thì cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ để thẩm định đạt được chất lượng cao như: thẩm định về phương diện thị trường, kỹ thuật… của những dự án vay vốn trung dài hạn.

Khi đã thực hiện thẩm định khách hàng và dự án vay vốn đủ mọi phương diện nêu trên, ngân hàng sẽ kết luận và quyết định cho vay hay không cho vay. Chính vì vậy, đây là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 57)