Đối với giáo dục

Một phần của tài liệu tiểu luận triết học nâng cao, những giá trị của nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội (Trang 28 - 38)

III/ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC 1 Đối với gia đình

2/ Đối với giáo dục

2.1/ Ảnh hưởng tích cực

Đề cao việc học tập và giáo dục, Nho giáo đã góp phần quan trọng trong việc hình thành truyền thống hiếu học, coi trọng sự học tập, coi trọng trí tuệ của dân tộc ta.

Nho giáo quan niệm điều quan trọng nhất của việc tu thân là học tập. Nho giáo chỉ ra rằng:

Muốn làm cho cái đức tính mình tỏa sáng ra trong thiên hạ, trước phải lo trị sửa nước mình. Muốn trị sửa nước mình, trước phải sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Muốn sắp đặt nhà nước mình, trước phải tu tập lấy mình. Muốn tu tập lấy mình, trước phải giữ lòng dạ cho ngay thẳng. Muốn giữ lòng dạ cho ngay thẳng, trước phải làm cho cái ý mình thành thật. Muốn làm cho cái ý của mình thành thật trước phải có tri thức chu đáo. Muốn có tri thức chu đáo, ắt phải nghiên cứu sự vật.

Việc học tập phải tiến hành trong suốt cuộc đời mỗi con người: Muốn thi hành những đức nhân, trí, trực, dũng, cương cho đúng đạo, con người trước hết đều phải học. Đã học học thì phải luôn ghi nhớ "học cho rộng, hỏi cho cùng, nghĩ cho kỹ, biện cho rành, làm cho siêng".

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, việc kế thừa truyền thống ham học, tinh thần học không biết chán, dạy không biết mỏi của Nho giáo là việc làm hết sức cần thiết. Hồ Chí Minh từng nói: Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có những con người XHCN. Con người mới XHCN không phải tự nhiên mà có, phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện. Học ở đây không phải là học tập những sách vở thánh hiền mà là học tập những tri thức khoa học tiên tiến của thời đại. Có nắm vững những thành tựu của khoa học hiện đại, có kế thừa được những di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại, chúng ta mới có khả năng hội nhập với xu thế, chung của thế giới, tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đồng thời không bị hòa tan, đánh mất bản sắc dân tộc và xa rời định hướng XHCN.

Đáng tiếc là hiện nay trong xã hội ta, động cơ học tập vì địa vị, vì danh lợi riêng của cá nhân mình theo những quan niệm lạc hậu còn khá phổ biến.

Tri thức là thành quả cụ thể và tất yếu của việc học tập. Phải học tập mới có tri thức. Nếu học tập vì một sự bắt bộc, và những động cơ mưu cầu danh lợi riêng hay học và những mục đích thực dụng nào đó thì khó có thể đạt kết quả tốt, khó bảo đảm ý nghĩa và giá trị của tri thức. Quan niệm học vì đỗ đạt, và bằng cấp... không những không nâng được trình độ văn hóa chung của xã hội mà còn gây tác hại cho đất nước trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo.

Trong thời đại ngày nay, khi trí tuệ trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển thì truyền thống coi trọng giáo dục, học tập của Nho giáo càng có giá trị, nếu chúng ta biết khai thác, kế thừa.

Nhìn ra các nước ở khu vực - châu Á, có thể thấy rằng tinh hoa của Nho giáo trong lĩnh vực học tập đã được các nước này khéo léo khai thác và đạt hiệu quả cao.

Hàn Quốc trong một thời gian ngắn (vài ba thập kỷ) đã đào tạo được nhiều chuyên gia có trình độ cao trong các ngành khoa học vào loại tối tân nhất thế giới như ngành điện tử, tin học, đặc biệt là một lớp người có tài năng

quản lý kinh tế hữu hiệu. Với truyền thống hiếu học của Nho giáo, Hàn Quốc đã đưa một nội dung mới vào niềm say mê học tập của nhân dân. Nếu trước kia họ tích cực đọc các sách của Nho giáo từ Khổng Tử, Mạnh Tử đến Chu Hy và Vương Dương Minh thì giờ đây họ cũng bền bỉ đọc các sách về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý của châu Âu, của Hoa Kỳ. Chủ động khai thác Nho giáo, Hàn Quốc đã sớm dùng văn hóa giáo dục làm động lực cho sự phát triển kinh tế. Nhờ đó Hàn Quốc sớm vươn lên tháng một trong những "con Rồng châu Á" trong vài thập kỷ gần đây. Có thể thấy rõ hơn điều này qua số liệu sau: Năm 1983 nước này dành cho giáo dục 20,9% tổng ngân sách, đến năm 1990 lên tới, 22,3% tổng ngân sách quốc gia; Trong khi đó đầu tư cho kinh tế chỉ chiếm 14,4% và cho phát triển xã hội chỉ chiếm 10,4% tổng ngân sách quốc gia. Nhờ đó năm 1990 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc lên tới 5.340 USD, đứng thứ 10 trên thế giới.

Ở Nhật Bản, việc áp dụng khoa học hiện đại vào phát triển kinh tế đã bắt đầu ngay từ thời Minh trị và mỗi ngày mỗi được phát huy. Đây cũng là sự khai thác khéo léo tinh hoa của Nho giáo trong lĩnh vực học tập. Khác với Trung Quốc, Nhật Bản coi trọng khoa học để ứng dụng hơn là coi trọng các tri thức để theo đòi khoa cử. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân khiến Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ đến vậy?

Với quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta chủ trương: "Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học", "đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập".

Một ảnh hưởng tích cực nữa của Nho giáo cần phải nhắc tới là tinh thần "tôn sư trọng đạo". Coi trọng sự học tập, coi trọng người thầy giờ đây đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Là cây phải có gốc, là sông phải có nguồn. Để trở thành một con người đúng nghĩa phải có thầy. Nhớ công ơn thầy cũng là đạo lý làm người của người dân nước Việt.

2.2/ Ảnh hưởng tiêu cực

Kế thừa, vận dụng tinh hoa của Nho giáo trong lĩnh vực học tập, chúng ta cũng cần chú ý phê phán tư tưởng "hiếu cổ" với ý nghĩa quá cao, cực đoan một chiều. Tư tưởng này dễ gieo vào lòng người sự "sùng cổ", "nệ cổ". Đây là sự ngăn trở rất lớn đối với trí tuệ xã hội, kìm hãm sự phát hiện, sự sáng tạo trên lĩnh vực học thuật nói riêng đến các lĩnh vực hoạt động nói chung.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt đầu trước hết từ việc đổi mới tư duy. Trong khi đó lối tư duy mang nặng tính giáo điều, kinh nghiệm, bảo thủ của Nho giáo vẫn còn tồn tại ảnh hưởng không nhớ tới tư duy của đội ngũ cán bộ nước ta. Điều đó đã gây trở ngại cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

- Trước hết là ảnh hưởng của bệnh giáo điều

Trước thời kỳ đổi mới, ở nước ta đã có tình trạng tất cả phải nói theo kinh điển, giống với kinh điển. Nhưng các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là những nguyên lý có tính khái quát cao, có giá trị phổ biến. Muốn vận dụng thành công lý luận đó vào thực tiễn, chủ thể phải khắc phục được khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoàn cảnh cụ thể, lĩnh vực cụ thể. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp khi giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước đặt ra, chúng ta phải dựa vào uy tín của các nhà kinh điển để khỏa lấp chỗ non kém, hiểu biết chưa đầy đủ của mình. Phong cách tư duy đó mang đậm tính kinh nghiệm giáo điều của Nho giáo. Nếu như trước kia Nho giáo

luôn gò ép tư duy và hành động theo lời dạy của "thánh hiền", bắt lý luận phải theo khuôn mẫu nhà Chu thì trong những năm xây dựng CNXH trước đổi mới, ở cán bộ ta cũng có hiện tượng bắt suy nghĩ và hành động nhất theo đúng câu chữ trong kinh điển Mác-Lênin. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã từng nhắc nhở rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng hiện thực phải khuôn theo, mà là một phong trào hiện thực Việc tuyệt đối hóa các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là những nguyên lý bất di bất dịch, là khuôn thước cho tư duy và hành động thực chất là rơi vào chủ nghĩa giáo điều một cách không tự giác, trái với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nghiêm khắc kiểm điểm và chỉ ra rằng, sự lạc hậu về lý luận của cán bộ ta xảy ra trên một loạt vấn đề như quan niệm về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH, về cách thức và con đường xây dựng CNXH, về cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý kinh tế, phân phối lưu thông, về các quy luật trong thời kỳ quá độ...

Chỉ khi phải trả giá đắt trong thực tiễn, chúng ta mới nhận ra sai lầm của mình. Đó là thứ sai lầm giáo điều, máy móc sách vở. Cùng với bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm, cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong nhận thức và hoạt động thực tiễn kinh nghiệm là những tri thức quý báu thu được trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Nhưng kinh nghiệm lại là những tri thức còn mang đậm tính cảm tính, không có khả năng phản ánh toàn diện, sâu sắc bản chất của sự vật. Vì vậy, khi học tập vận dụng kinh nghiệm của các nước vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đòi hỏi phải có sự sáng tạo, phải khắc phục tính phiến diện, phải tính đến đặc điểm của Việt Nam. Nhưng trên thực tế chúng ta đã không làm được như vậy. Chúng ta đã áp dụng nguyên xi kinh nghiệm của các nước, không nhận thức đầy đủ hoàn cảnh cụ thể của nước nhà. Do đó, chúng ta đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Đúng như Lênin đã

từng cảnh báo: "nếu chỉ vì bắt chước, không có tinh thần phê phán mà đem dập khuôn những kinh nghiệm đó một cách mù quáng vào những điều kiện khác, vào những hoàn cảnh khác, như thế là phạm sai lầm nghiêm trọng nhất.... Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: "Không chú ý đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm các nước anh em là phạm sai lầm nghiêm trọng".

Học tập theo kiểu tuyệt đối hóa kinh nghiệm của người khác bệ nguyên xi kinh nghiệm của người khác cũng như kinh nghiệm của bản thân vào một hoàn cảnh khác là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời cũng là biểu hiện của bệnh giáo điều.

- Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với đội ngũ cán bộ còn biểu hiện ở tính bảo thủ.

Trong tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta, tính bảo thủ gắn liền với bệnh kinh nghiệm, giáo điều. Tính bảo thủ sinh ra từ sự cường điệu cái đã có, thậm chí tuyệt đối hóa nó, coi đó là "khuôn vàng thước ngọc" của tư duy và hành động, là bất biến.Trước đây, Nho giáo coi xã hội nhà Chu là xã hội lý tưởng, coi vua Nghiêu, Thuấn là mẫu mực của nhà cầm quyền và mong muốn xã hội đương thời đi theo các tấm gương đó. Cũng vì hoài cổ, nệ cổ mà giai cấp phong kiến Việt Nam không chấp nhận bất cứ cái gì khác với các đang hiện tồn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi đặt nguyện vọng lớn nhất của đời mình vào việc chế độ nhà Lê theo khuôn mẫu nhà Chu. Không phải ngẫu nhiên nhà Nguyễn khước từ những đề nghị, cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ... Tất cả là do họ tuyệt đối hóa đạo "thánh hiền". Trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, do tuyệt đối hóa kinh điển, tuyệt đối hóa kinh nghiệm của một số nước cũng như của bản thân mình, do bắt thực tiễn tuân theo lý luận kinh điển mà một bộ phận cán bộ ta đã làm mất đi khả năng sáng tạo của mình, bóp nghẹt quy luật vốn có của nó. Tính bảo thủ làm cho cán bộ ta chậm nhận ra những khoảng cách giữa lý luận và thực

tiễn, chậm nhận thức được sự không phù hợp của đường lối xây dựng CNXH với yêu cầu thực tiễn khách quan của đất nước. Tính bảo thủ còn dẫn đến tình trạng cán bộ ta dè dặt với cái mới, không mạnh dạn ủng hộ cái mới. Ngay cả khi đường lối đổi mới của Đảng đã hình thành, phát huy tác dụng trong hiện thực, một bộ phận cán bộ vẫn chưa nhận thức được, chưa ủng hộ đường lối đó.

Như vậy có thể thấy rằng,về thực chất bệnh giáo điều, kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ nước ta là căn bệnh trong nhận thức, tiếp thu và vận dụng tri thức vào thực tiễn. Bên cạnh nguyên nhân do trình độ lý luận, tư duy lý luận, tri thức khoa học còn hạn chế, còn có nguyên nhân do ảnh hưởng tiêu cực của phong cách tư duy một chiều, lệ thuộc vào sách vở kiểu Nho giáo. Đường lối đổi mới và những thành quả bước đầu của nó cho thấy bệnh giáo điều, kinh nghiệm đang được từng bước khắc phục. Tuy vậy những căn bệnh này không dễ dàng mất đi bởi nó đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong tư duy của người Việt Nam. Vì vậy, việc khắc phục bệnh giáo điều, kinh nghiệm, bảo thủ là đòi hỏi bức thiết gắn liền với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Tóm lại, qua sự phân tích trên, có thể thấy rằng, Nho giáo đã từng ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam và cho đến ngày nay - khi công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu - thì những ảnh hưởng đó vẫn còn. Ảnh hưởng đó có phạm vi rộng khắp từ cá nhân cho đến xã hội, từ sinh hoạt cho đến học tập, công tác. Đối với cá nhân là trong nếp cảm, nếp nghĩ, trong tác phong và lối sống. Đối với gia đình là trong gia phong, gia pháp. Đối với xã hội là trong tinh thần và thái độ của con người trước nhiệm vụ và việc làm. Những ảnh hưởng này cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, tránh thái độ phủ nhận sạch trơn hoặc phục hồi nguyên vẹn. Một mặt, cần khắc phục triệt để những hạn chế của nó, mặt khác, cần chắt lọc những hạt nhân hợp lý để kế thừa và phát huy trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Đó cũng là cách đến với hiện đại bằng sức mạnh của truyền thống

để tiếp tục khai thác có hiệu quả những tinh hoa trong tư tưởng chính trị Nho giáo và loại bỏ những tàn dư của nó đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính khả thi.

KẾT LUẬN

Cách đây hàng nghìn năm Nho giáo đã hình thành và tồn tại ; đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đời sống xã hội của nước ta và đây cũng là một nền tảng cho xã hội phong kiến Việt Nam phát triển và tồn tại trong suốt thời gian dài. Ngày nay với sự tiếp thu hệ tư tưởng mới – hệ tư tưởng Mac - Lênin với tính đúng đắn khoa học và sự tiến bộ vượt bậc của nó nhưng những tàn dư của hệ tư tưởng cũ vẫn chưa mất đi hoàn toàn. Nó vẫn còn tồn tại dai dẳng và còn có nhiều yếu tố làm cản trở sự phát triển của xã hội. Những tư tưởng cũ bao giờ cũng có tính bảo thủ. Nó tồn tại ngay cả khi cơ sở xã hội của nó đã bị thủ tiêu, chính vì thế mà ngày nay tư tưởng Nho giáo còn gây trở ngại không ít cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, để xây dựng chủ nghĩa xã hội mau chóng thắng lợi cần phải quét sạch những tư tưởng không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay như tư tưởng đức trị, nhân trị gây

Một phần của tài liệu tiểu luận triết học nâng cao, những giá trị của nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội (Trang 28 - 38)

w