Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Hoat dong tiep cong dan xu ly don thu khieu nai Quan Thu Duc (Trang 27 - 28)

3. Đánh giá

3.4. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn của công tác trực tiếp tiếp công dân, trao đổi nắm bắt thông tin từ cán bộ công chức thuộc các phòng - ban chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực tại địa bàn cơ sở và qua phản ảnh, báo cáo từ các Ủy ban nhân dân phường, có thể tạm chia ra các lĩnh vực sau đây để đánh giá tình hình:

Thứ nhất, đối với các quyết định thu hồi đất, chi trả tiền đền bù, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế bàn giao mặt bằng thuộc các dự án, đa phần (trên 90%) người dân đều nộp đơn khiếu nại vì tâm lý cho rằng “nếu được thì tốt, không được cũng chẳng ảnh hưởng gì”.

Qua theo dõi kết quả giải quyết của các phòng - ban chức năng nhận thấy: gần 30 % quyết định trên lĩnh vực này đều có sai sót tuy không lớn như: xác định vị trí hẽm để áp giá đền bù, kiểm kê hiện trạng, đánh giá vật kiến trúc không đúng, bỏ sót, chính sách tái định cư, diện tích sử dụng… Đây là lĩnh vực khiến người dân có nhiều bức xúc nhất và đang diễn biến khá phức tạp.

Thứ hai, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực, đa phần (trên 80%) người dân đều chấp hành thực hiện, tuy nhiên, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình, khôi phục lại hiện trạng ban đầu chậm được thực hiện do người dân liên tục gửi đơn (qua nhiều nguồn khác nhau) để đề nghị được cứu xét tồn tại.

Thứ ba, đối với các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, 100% trường hợp đều nộp đơn khiếu nại, qua giải quyết khiếu nại của Quận, công dân tiếp tục nộp đơn khiếu nại đến thành phố hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Đây là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, cần thẩm tra, xác minh cụ thể, chính xác do quá trình sử dụng đất của các bên liên quan có nhiều biến động, thay đổi cùng với tình hình phát triển đô thị nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp, giá trị đất tăng cao theo thời gian.

Thứ tư, đối với đơn kiến nghị trên các lĩnh vực khác như: ô nhiễm môi trường, ngăn chặn chuyển nhượng nhà đất, tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở, trật tự đô thị, trật tự an toàn xã hội, kinh doanh ăn uống - giải khát, văn hóa xã hội, tồn tại công trình… được tiếp nhận với số lượng nhiều, do tính chất là đơn kiến nghị, mang đặc thù của các mối quan hệ xã hội, chưa có văn bản của cấp thẩm quyền quy định thời gian thụ lý giải quyết của các phòng - 27

ban nên tiến độ giải quyết còn chậm, công dân gửi đơn nhiều lần (qua bưu điện, phiếu chuyển, báo đài).

Từ thực trạng trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, cán bộ công chức được phân công nhiệm vụ tại Tổ Tiếp công dân ngoài trình độ, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật còn cần phải có kinh nghiệm thực tiển, am hiểu đời sống xã hội, các mối quan hệ xã hội để tiếp nhận, phân loại xử lý đơn thư, tiếp xúc hướng dẫn công dân về trình tự, thủ tục giải quyết đơn thư, cơ quan thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn thư.

- Hai là, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của công dân trong việc phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại để được giải quyết các vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, phát huy dân chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, không xuyên tạc, bóp méo sự việc, từ nội dung sự việc của mình xâu chuổi đến sự việc khác, do đó, cán bộ công chức cần phải có trình độ lý luận chính trị nhất định để kiên trì giải thích, hướng dẫn, phân tích và bảo vệ tính đúng đắn của các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách, quy định có liên quan đến nội dung sự việc của công dân trên tinh thần ôn tồn, hòa nhã, thái độ tác phong đúng mực, đặc biệt là không nóng tính.

- Ba là, cán bộ công chức thuộc các phòng - ban khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, cán bộ công chức cấp phường khi gặp gỡ trực tiếp với nhân dân để thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, vận động (làm tốt công tác dân vận) để người dân hiểu, tự giác chấp hành thực hiện, tránh trường hợp “tôi thực hiện theo quy định, nếu ông bà không đồng ý thì cứ khiếu nại” dẫn đến công dân gửi đơn khiếu nại, kiến nghị nhiều nơi, nhiều cấp và nhiều lần.

- Bốn là, đối với đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ công chức phường, phòng - ban thuộc Ủy ban nhân dân Quận, khi giải quyết phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, hạn chế việc trả lời bằng văn bản hành chính để công dân thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo và cơ quan thẩm quyền cấp trên được thuận lợi hơn trong việc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại tiếp theo (không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu), công dân không phải đi lại nhiều lần, gửi đơn khắp nơi và quan trọng là không gây bức xúc cho công dân có thể dẫn đến các hành vi không tốt, phát biểu xúc phạm đến cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu Hoat dong tiep cong dan xu ly don thu khieu nai Quan Thu Duc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w