Những mặt làm được

Một phần của tài liệu Hoat dong tiep cong dan xu ly don thu khieu nai Quan Thu Duc (Trang 26)

3. Đánh giá

3.2. Những mặt làm được

Một là, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận, Ủy ban nhân dân Phường duy trì tốt công tác tiếp công dân hàng tuần, cán bộ tiếp công dân thường xuyên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo theo quy định chung.

Hai là, công tác xử lý đơn thư được thực hiện đúng quy trình, cập nhật vào sổ sách đầy đủ, cụ thể, tham mưu chuyển đến các cơ quan thẩm quyền thụ lý đúng địa chỉ, đảm bảo thời gian quy định.

ba là, lịch tiếp công dân hàng tuần của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận được sắp xếp khoa học, ban hành thông báo từng quý (ở cấp phường, có một số phường ban hành hàng tháng), ngoài ra, đối với các trường hợp bức xúc, Tổ tiếp công dân tham mưu và báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận để tiếp xúc đột xuất.

Bốn là, sau mỗi buổi tiếp công dân của lãnh đạo, Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận đều ban hành thông báo kết luận ý kiến giải quyết vụ việc của lãnh đạo hoặc ý kiến chỉ đạo các phòng - ban, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu biện pháp giải quyết hoặc văn bản trả lời cho công dân.

Năm là, đối với công tác tiếp công dân thường xuyên hàng ngày, ngoài việc tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền, hướng dẫn giải thích cho công dân, nếu có vụ việc phức tạp, vướng mắc, Tổ Tiếp công dân đề xuất lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận để xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân Quận.

3.3. Những khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, đối với công tác tiếp công dân của lãnh đạo, tiếp công dân thường xuyên của Tổ tiếp công dân được thực hiện theo quy trình cơ bản ổn định, khó khăn vướng mắc khôngđáng kể, nếu có phát sinh đều được lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận, Thường trực Ủy ban nhân dân Quận chỉ đạo tháo gỡ. Tuy nhiên, có một số trường hợp công dân quá bức xúc, thiếu kiềm chế đã phát biểu với lời lẽ năng nề, xúc phạm đến cán bộ làm công tác tiếp công dân, có hành vi gây rối trật tự công cộng, việc lập biên bản và đề xuất biện pháp xử lý theo mẫu biên bản của Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố không thể thực hiện được do vướng mắc khách quan về mặt tâm lý.

Thứ hai, đối với công tác xử lý đơn còn gặp khó khăn trong khâu phân loại nguồn đơn đến từ đường bưu điện, phiếu chuyển, báo đài do sự trùng lắp nhiều, không thuộc thẩm quyền, tiêu đề đơn không phù hợp với nội dung đơn (lẫn lộn giữa khiếu nại, tố cáo,

tranh chấp, kiến nghị…), không kèm các văn bản, giấy tờ có liên quan đến nội dung đơn, vụ việc đơn giản nhưng đơn viết rất dài, có nhiều tình tiết không liên quan đến nội dung phản ảnh…

Thứ ba, Tổ Tiếp công dân Quận chưa được trang bị phần mềm “Quản lý tiếp công dân và Quản lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và kiến nghị của công dân” để cập nhật, quản lý hồ sơ trên máy, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác theo dõi, tra cứu kịp thời phục vụ cho công tác tiếp xúc, giải thích và hướng dẫn công dân.

3.4. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn của công tác trực tiếp tiếp công dân, trao đổi nắm bắt thông tin từ cán bộ công chức thuộc các phòng - ban chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực tại địa bàn cơ sở và qua phản ảnh, báo cáo từ các Ủy ban nhân dân phường, có thể tạm chia ra các lĩnh vực sau đây để đánh giá tình hình:

Thứ nhất, đối với các quyết định thu hồi đất, chi trả tiền đền bù, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế bàn giao mặt bằng thuộc các dự án, đa phần (trên 90%) người dân đều nộp đơn khiếu nại vì tâm lý cho rằng “nếu được thì tốt, không được cũng chẳng ảnh hưởng gì”.

Qua theo dõi kết quả giải quyết của các phòng - ban chức năng nhận thấy: gần 30 % quyết định trên lĩnh vực này đều có sai sót tuy không lớn như: xác định vị trí hẽm để áp giá đền bù, kiểm kê hiện trạng, đánh giá vật kiến trúc không đúng, bỏ sót, chính sách tái định cư, diện tích sử dụng… Đây là lĩnh vực khiến người dân có nhiều bức xúc nhất và đang diễn biến khá phức tạp.

Thứ hai, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực, đa phần (trên 80%) người dân đều chấp hành thực hiện, tuy nhiên, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình, khôi phục lại hiện trạng ban đầu chậm được thực hiện do người dân liên tục gửi đơn (qua nhiều nguồn khác nhau) để đề nghị được cứu xét tồn tại.

Thứ ba, đối với các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, 100% trường hợp đều nộp đơn khiếu nại, qua giải quyết khiếu nại của Quận, công dân tiếp tục nộp đơn khiếu nại đến thành phố hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Đây là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, cần thẩm tra, xác minh cụ thể, chính xác do quá trình sử dụng đất của các bên liên quan có nhiều biến động, thay đổi cùng với tình hình phát triển đô thị nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp, giá trị đất tăng cao theo thời gian.

Thứ tư, đối với đơn kiến nghị trên các lĩnh vực khác như: ô nhiễm môi trường, ngăn chặn chuyển nhượng nhà đất, tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở, trật tự đô thị, trật tự an toàn xã hội, kinh doanh ăn uống - giải khát, văn hóa xã hội, tồn tại công trình… được tiếp nhận với số lượng nhiều, do tính chất là đơn kiến nghị, mang đặc thù của các mối quan hệ xã hội, chưa có văn bản của cấp thẩm quyền quy định thời gian thụ lý giải quyết của các phòng - 27

ban nên tiến độ giải quyết còn chậm, công dân gửi đơn nhiều lần (qua bưu điện, phiếu chuyển, báo đài).

Từ thực trạng trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, cán bộ công chức được phân công nhiệm vụ tại Tổ Tiếp công dân ngoài trình độ, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật còn cần phải có kinh nghiệm thực tiển, am hiểu đời sống xã hội, các mối quan hệ xã hội để tiếp nhận, phân loại xử lý đơn thư, tiếp xúc hướng dẫn công dân về trình tự, thủ tục giải quyết đơn thư, cơ quan thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn thư.

- Hai là, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của công dân trong việc phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại để được giải quyết các vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, phát huy dân chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, không xuyên tạc, bóp méo sự việc, từ nội dung sự việc của mình xâu chuổi đến sự việc khác, do đó, cán bộ công chức cần phải có trình độ lý luận chính trị nhất định để kiên trì giải thích, hướng dẫn, phân tích và bảo vệ tính đúng đắn của các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách, quy định có liên quan đến nội dung sự việc của công dân trên tinh thần ôn tồn, hòa nhã, thái độ tác phong đúng mực, đặc biệt là không nóng tính.

- Ba là, cán bộ công chức thuộc các phòng - ban khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, cán bộ công chức cấp phường khi gặp gỡ trực tiếp với nhân dân để thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, vận động (làm tốt công tác dân vận) để người dân hiểu, tự giác chấp hành thực hiện, tránh trường hợp “tôi thực hiện theo quy định, nếu ông bà không đồng ý thì cứ khiếu nại” dẫn đến công dân gửi đơn khiếu nại, kiến nghị nhiều nơi, nhiều cấp và nhiều lần.

- Bốn là, đối với đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ công chức phường, phòng - ban thuộc Ủy ban nhân dân Quận, khi giải quyết phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, hạn chế việc trả lời bằng văn bản hành chính để công dân thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo và cơ quan thẩm quyền cấp trên được thuận lợi hơn trong việc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại tiếp theo (không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu), công dân không phải đi lại nhiều lần, gửi đơn khắp nơi và quan trọng là không gây bức xúc cho công dân có thể dẫn đến các hành vi không tốt, phát biểu xúc phạm đến cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được phân công.

4. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức về lĩnh vực tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị của công dân

Để nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận cho Thường trực Ủy ban nhân dân Quận về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả, kéo giảm các vụ việc phức tạp, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của

pháp luật, vừa giải quyết thoả đáng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, sinh viên thực tập xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp sau mang tính trao đổi.

Thứ nhất, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận tiếp công dân.

Trong những năm qua, Tổ Tiếp công dân luôn được lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận, Thường trực Ủy ban nhân dân Quận quan tâm củng cố kiện toàn về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển hiện nay của địa phương, nhiều dự án được đầu tư triển khai, xây dựng đô thị có nhiều chuyển biến, giá trị đất tăng cao, thương mại, dịch vụ phát triển… Từ đó, việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị, phản ảnh tăng cao, số lượt công dân đến liên hệ Tổ Tiếp công dân ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, trình độ của nhân dân tại địa phương được nâng cao nên việc tìm hiểu, nghiên cứu, am hiểu về pháp luật trên các lĩnh vực luôn được cập nhật (trong đó có một bộ phận là luật sư được hợp đồng ủy quyền, trợ giúp pháp lý), đồng thời, không ít người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, phản ảnh đã có hành vi quá khích, nói xấu, nhục mạ cán bộ, cơ quan thẩm quyền giải quyết vụ việc, cán bộ tiếp công dân, đôi khi còn đã phá những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những chương trình, kế hoạch của địa phương, cơ sở.

Với đặc điểm nêu trên, ngoài việc bố trí nhân sự làm công tác tiếp công dân đảm bảo về mặt số lượng để đáp ứng yêu cầu thực tế thì chất lượng cán bộ tiếp công dân luôn được quan tâm, có trình độ, am hiểu về pháp luật vẫn chưa đủ, cán bộ tiếp công dân cần phải có kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức quản lý nhà nước, am hiểu tâm lý, đời sống xã hội, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong, thái độ đúng mực, hòa nhã, vui vẽ, tận tâm tận tình, không gây phiền hà cho nhân dân nhưng phải kiên quyết, nhất là đối với hành vi có tính chất xuyên tạc, nói xấu, nhục mạ. Ngoài ra, cán bộ tiếp công dân thường xuyên được cử tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Thanh tra Thành phố, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố hoặc Ủy ban nhân dân Quậntổ chức.

Trên cơ sở đó, trong công tác tiếp công dân thường xuyên, tham mưu cho Thường trực Ủy ban nhân dân Quận tiếp công dân đạt hiệu quả cao, công tác phân loại, xử lý đơn thư đảm bảo đúng quy trình, thời gian. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân, Thường trực Ủy ban nhân dân quận, lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận tiếp tục củng cố, kiện toàn Tổ Tiếp công dân gồm 03 công chức chuyên trách tiếp công dân, trình độ chuyên môn Đại học chuyên ngành Luật, Trung cấp Quản lý nhà nước, Quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị có 01 cao cấp, 02 trung cấp và cả 03 đều là đảng viên.

Thứ hai, tiếp công dân, xử lý thông tin, chuẩn bị nội dung phục vụ Thường trực Ủy ban nhân dân Quận tiếp công dân.

Trong quá trình tiếp công dân thường xuyên, nếu những khiếu nại, tố cáo, hồ sơ trên các lĩnh vực đã có kết quả giải quyết nhưng công dân không đồng tình và đề nghị được tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận để phản ảnh, kiến nghị, cán bộ tiếp công dân thu thập thông tin và những giấy tờ liên quan từ công dân cung cấp, sau đó liên hệ, trao đổi trước với các phòng ban thuộc Quận về nội dung vụ việc để tổng hợp báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Quận và xin ý kiến việc tiếp công dân theo lịch định kỳ đã niêm yết hoặc tiếp xúc đột xuất. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân Quận, Tổ Tiếp công dân tham mưu thông báo chính thức gửi các phòng ban liên quan để kiểm tra hồ sơ, chuẩn bị nội dung theo phản ảnh, kiến nghị của công dân và báo cáo trực tiếp Thường trực Ủy ban nhân dân Quận nghiên cứu trước khi tiếp xúc công dân. Song song đó, Văn phòng trao đổi với các phòng ban liên quan chuẩn bị hồ sơ, cơ sở pháp lý, văn bản pháp luật quy định để làm cơ sở chưa giải quyết, không giải quyết hoặc điều chỉnh một phần kết quả giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của công dân.

Sau khi chuẩn bị hoàn chỉnh các bước trên, Tổ Tiếp công dân phát hành thư mời công dân đến dự tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận .

Thứ ba, tổ chức phục vụ Thường trực Ủy ban nhân dân Quận tiếp xúc với công dân.

Trong buổi tiếp xúc công dân, do có sự chuẩn bị tương đối tốt nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của công dân nên sau khi công dân trình bày ý kiến của mình, ý kiến của các phòng ban liên quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận đã có ý kiến kết luận cụ thể với các dạng như sau:

- Nếu các văn bản giải quyết, trả lời đảm bảo theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân Quận không xem xét giải quyết nữa.

- Nếu vụ việc có vướng mắc liên quan đến các Sở ngành hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận ghi nhận và chỉ đạo trực tiếp phòng ban liên quan tham mưu văn bản xin ý kiến Thành phố, khi có ý kiến phản hồi, báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Quận và tham mưu văn bản trả lời cho công dân.

- Nếu vụ việc vướng mắc nhưng nằm trong thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Quận , lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận ghi nhận và chỉ đạo phòng ban liên quan chuẩn bị hồ sơ, tham mưu xếp lịch Thường trực Ủy ban nhân dân Quận khảo sát, kiểm tra thực địa, sau đó ban hành văn bản trả lời cho công dân.

- Nếu căn cứ quy định pháp luật đảm bảo, vụ việc thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân Quận có thể giải quyết ngay, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận có ý kiến tại nơi tiếp xúc với công dân.

Đối với từng vụ việc, Thường trực Ủy ban nhân dân Quận đều chỉ đạo thời gian thực hiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Hoat dong tiep cong dan xu ly don thu khieu nai Quan Thu Duc (Trang 26)