Định hớng phát triển trang trại trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn hải phòng đến năm 2010 (Trang 28 - 29)

III. đánh giá chung về KTTT trên địa bàn thành phố Hải Phòng 1 Những mặt đợc

1.Định hớng phát triển trang trại trong bối cảnh hội nhập

- Hội nhập KTQT sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho phát triển kinh tế trang trại. Một mặt, nó là cơ hội để các trang trại tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất, mở rộng và đa dạng thị trờng tiêu thụ… Mặt khác, nó cũng đặt ra những thách thức trong việc cạnh tranh với hàng nông sản chất lợng cao, giả bán rẻ của các nớc nói chung cũng nh thành phố Hải Phòng nói riêng đã tạo ra sản lợng hàng hoá lớn cung cấp cho thị trờng, với năng lực sản xuất vợt trội so với kinh tế hộ nông dân. Trớc sự biến đổi, môi trờng phát triển, các trang trại trên địa bàn Hải Phòng cần đợc phát triển trên cơ sở định hớng đúng đắn để phù hợp với yêu cầu mới. Cụ thể là:

- Các trang trại phát triển trên cơ sở đầu t vào những cây trồng vật nuôi giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện hiện có của từng địa bàn, của bản thân trang trại và phải phù hợp với nhu cầu thị trờng.

- Thâm canh tăng năng suất, sản lợng là một xu thế phổ biến của các trang trại hiện nay. Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Hải Phòng còn lại không nhiều và có xu hớng ngày càng giảm do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Việc mở rộng quy mô cho sản xuất trang trại sẽ gặp khó khăn. Do vậy, các chủ trang trại cần tiến hành ứng dụng những giống, cây con vật nuôi cho năng suất, chất lợng cao; đồng thời phải tăng cờng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố vốn, lao động, đất… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Các trang trại phát triển theo hớng CNH và HĐH để tăng nguồn thu và sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố nguồn lực.

- Phát triển KTTT không thể chỉ dựa vào bản thân từng trang trại đơn lẻ. Mô hình liên kết “4 nhà” ngày càng trở nên phổ biến. Điều đó không những giúp các chủ trang trại có thể học kinh nghiệm sản xuất mà còn chủ động hơn trong việc tiêu thụ, bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nhu cầu thị trờng nông sản đang có xu hớng đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lợng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ cho ngời tiêu dùng. Đặc biệt, ở một số nớc công nghiệp phát triển, các yêu cầu

đó là khắt khe. Trớc xu hớng này, các trang trại ở Hải Phòng phải phát triển theo hớng bền vững, tăng trởng sản xuất gắn với bảo vệ môi trờng. Các nông sản hàng hoá phải đảm bảo sạch, an toàn; giá trị dinh dỡng cao, giá cả phù hợp với ngời tiêu dùng trong và ngoài nớc.

Mục tiêu phát triển KTTT ở Hải Phòng trong những năm tới là: khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiền vốn, lao động, tăng sản lợng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao và nông sản hàng hoá đặc sản để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngày càng có nhiều trang trại điển hình về quản lý ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến, theo hớng CNH, HĐH để dẫn dắt kinh tế hộ phát triển. Góp phần đa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn hải phòng đến năm 2010 (Trang 28 - 29)