Ngay từ khi xác định được con đường cứu nước cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy được tầm quan trọng và vai trò của cán bộ cách mạng. Người đã tích cực hoạt động và chuẩn bị cho việc đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Trước hết là để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng cộng sản Vịêt Nam. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và việc mở lớp huấn luyện chính trị ở Quãng Châu (Trung Quốc) là cơ sở và là nền tảng cho việc Đảng ta đào tạo đội ngũ cán bộ sau này.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, việc Đảng ta nắm chính quyền, Nhà nước dân chủ cộng hoà được thành lập tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến công tác cán bộ và đào tạo cán bộ cho Đảng.
Sự gnhiệp cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới và công tác cán bộ cũng phải chuyển sang một giai đoạn mới. Khi nhìn lại quá trình công tác cán bộ và việc đào tạo cán bộ trong những năm trước đây, Hồ Chí Minh cho rằng: Công tác đào tạo cán bộ của chúng ta trong thời gian qua là phù hợp với sự phát triển của cách mạng trong giai đoạn đó. Bây giờ thì thời thế đã đổi khác, những vấn đề cũ không còn phù hợp nữa, cần phải có sự thay đổi cho phù hợp.
Người đặc biệt nhấn mạnh công tác đào tạo cán bộ và coi đó là công việc gốc của Đảng. Đảng không đào tạo, chuẩn bị cán bộ cho mình là Đảng tự giết chết mình. Đảng phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ, bằng cách nhìn nhận đánh giá lại những hạn chế trong thời gian qua để chống lại hiện tượng đào tạo “hữu danh vô thực”.
Theo Hồ Chí Minh, phải sửa đổi lối học tập và huấn luyện theo một quy trình mới hợp lý hoá với những nguyên tắc chung:
“Mở lớp nào cho ra lớp ấy.
Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận. Đừng mở lớp lung tung” [1, t6, tr 52].
Đã là huấn luyện và học tập, thì phải thể hiện được huấn luyện và học tập, thầy ra thầy, trò ra trò.
Đối với người thầy, phải là những người thật sự gương mẫu về tư tưởng, đạo đức và tác phong công tác. Về tư tưởng, người thầy phải là người có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm rõ các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, nắm được các quy luật vận động khách quan với tư duy biện chứng sâu sắc. Về đạo đức, người thầy phải là người có đạo đức sáng ngời, hết lòng vì Đảng, vì Tổ quốc, vì dân tộc, suốt đời phấn đấu hy sinh cho Đảng, luôn luôn là người rèn luyện tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, …Về tác phong làm việc, người thầy phải thật sự nghiêm túc, khoa học.
Đối với người học, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề tự học. Thực chất của tự học là để trả lời câu hỏi "Học để làm gì ?". Không giải quyết được câu hỏi này tức là dù có giỏi đến đâu, có tài hay đến đâu, có phương pháp học tốt tới đâu cũng chỉ là vô ích mà thôi. Hồ Chí Minh dạy:
“ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể, "giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại". Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”
Học là để làm cán bộ, để làm những công việc nặng nề là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Nên để học tốt phải rèn luyện đạo đức và rèn luyện đạo đức tốt giúp cho việc học hiệu quả hơn.
Theo Hồ Chí Minh, Học còn là để tin: “Tin vào đoàn thể. Tin vào nhân dân. Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin vào tương lai của cách mạng” [1, t6, tr 50].
Đã là huấn luyện thì cần phải xác định rõ huấn luyện cái gì, tức là nội dung huấn luyện gồm những gì? Đó là, huấn luyện về lý luận, huấn luyện về nghề nghiệp, huấn luyện về văn hoá.
Lý luận là cơ sở của mọi công việc, những hạn chế và sai lầm của Đảng chính là do cán bộ đảng viên kém lý luận. Người học lý luận phải là những người biết tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó mà đút kết lý luận, áp dụng lý luận đó vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Đó là quy trình liên tục và vì vậy, người học lý luận cũng phải vận động liên tục.
Mỗi người làm một công việc khác nhau và trên mỗi công việc cần một trình độ hiểu biết nhất định. Huấn luyện nghề nghiệp là làm cho cán bộ biết chuyên sâu về lĩnh vực mà mình làm.Từ đó, làm cho công việc luôn đạt kết quả cao. Thạo việc chính là mục đích cuối cùng của huấn luyện.
Người cán bộ trong quá trình làm việc phải biết những vấn đề thông thường trên nhiều lĩnh vực của đời sồng chính trị khác nhau. Những kiến thức đó, người ta gọi là trình độ văn hoá. Huấn luyện văn hoá là trang bị cho cán bộ những kiến thức căn bản nhất. Đó cũng là những cơ sở vững chắt nhất để người cán bộ học tập và làm việc, làm người. Văn hoá là thước đo con người, và con người làm cán bộ được hay không là do thước đo này với nhân dân.
Tài liệu học tập cũng là nội dung quan trọng trong huấn luyện cán bộ. Theo Hồ Chí Minh thì tài liệu học tập phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ. Nội dung tài liệu phải là những vấn đề lý luận chính thống được Đảng và Nhà nước thừa nhận. Nội dung của những vấn đề trên là rất lớn, do đó, để công tác huấn luyện đạt hiệu quả tài liệu phải được tổng hợp thành những vấn đề cơ bản nhất, cốt lỗi nhất. Giúp cho người học, người dạy dể truyền đạt và dể cảm nhận nhất. Thì từ đó công tác huấn luyện thật sự có hiệu quả và việc học tập cũng giúp cho học viên phát huy được tín sáng tạo trong lao động thực tiễn.
Tóm lại, những vấn đề cơ bản về cán bộ và công tác cán bộ của Hồ Chí Minh là những quan điểm hết sức chặt chẽ và lôgíc, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Người đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ cho đời sau.
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang trên đà thắng lợi, đất nước đang giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và lĩnh vực đào tạo cán bộ nói riêng cũng có những bước phát triển mới. Song nhìn chung, vẫn còn nhiều hạn chế và thực chất đội ngũ cán bộ hiện tại vừa thiếu, lại vừa yếu chưa đáp ứng được thiết thực nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là đòi hỏi cấp bách hiện nay đối với cả nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng.
CHƯƠNG II