Máy hàn vận hành song song:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết hàn cơ bản hàn I Nghề: Hàn Trình độ: Cao đẳng nghề CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II (Trang 26 - 28)

Trong quá trình hàn có những lúc đòi hỏi phải có dòng điện hàn lớn, nếu 1 máy không đủ để cung cấp dòng điện ta có thể cho 2 máy hàn vận hành song song.

-Những máy vận hành song song phải có:

Điện thế không tải (Uo), công suất định mức, tính năng điện khí giống nhau hoặc gần giống nhau, tốt nhất là nên dùng 2 máy cùng loại.

1.Sử dụng máy hàn điện một chiều nối song song:

-Khi nối 2 máy hàn 1 chiều kiểu cực lắp rời, ta dùng ph-ơng pháp kích từ lẫn nhau: Dòng điện kích từ của máy A do máy B cung cấp và dòng điện kích từ của máy B do máy A cung cấp (H3-11a). Nh- vậy mới có thể làm cho máy hàn điện công tác ổn định. Ngoài ra ta nối cực d-ơng với cực d-ơng, cực âm với cực âm của 2 máy lại rồi mới nối cực d-ơng chung, cực âm với kìm hàn và vật hàn.

2.Sử dụng máy hàn xoay chiều nối song song:

-Khi nối song song 2 máy hàn xoay chiều, ta đấu cuộn dây sơ cấp của 2 máy vào một pha l-ới điện, đồng thời cuộn dây thứ cấp đấu cùng vào một pha (H3-11b).

Để kiểm tra độ chính xác khi đấu: Tr-ớc hết cho 2 đầu của cuộn dây thứ cấp vào với nhau sau đó đấu 2 đầu còn lại vào bóng đèn 110V. Nếu bóng đèn không sáng chứng tỏ đấu đúng, nếu bóng đèn sáng đấu sai. Lúc này ta chỉ cần thay đổi cách đấu của cuộn dây thứ cấp hoặc sơ cấp của một máy hàn là đ-ợc.

Chú ý: Khi 2 máy hàn điện vận hành song song điều chỉnh c-ờng độ dòng điện của mỗi máy bằng nửa c-ờng độ dòng điện cần hàn.

Đ3-3: bảo quản và xử lý máy hàn điện I.Bảo quản và xử lý máy hàn điện:

Sử dụng bảo quản hợp lý máy hàn điện thì kéo dài thời gian sử dụng của máy, tính năng công tác ổn định, bảo đảm sản xuất. Ng-ời thợ hàn phải tuân theo các việc sau.

1. Đặt máy hàn điện phải đặt vào nơi thông gió và khô ráo không nên để gần những chỗ nóng quá và đặt thân máy vững chắc.

2. Khi đấu máy hàn với l-ới điện, hiệu điện thế cần phải phù hợp với nhau . 3. Điều chỉnh dòng điện và cực tính, phải tiến hành khi không hàn.

4. Không nên sử dụng dòng điện hàn quá mức qui định của máy, phải căn cứ vào tỷ số tạm tải và dòng điện của máy mà sử dụng.

5. Th-ờng xuyên phải đảm bảo tiếp xúc tốt giữa đầu nối cảu máy hàn với cáp điện, luôn kiểm tra sự cách điện của cáp hàn đề phòng sự chập mạch với vật hàn.

6. Cần phải đảm bảo máy hàn điện đ-ợc sạch sẽ định kỳ dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn bên trong.

7. Cần th-ờng xuyên kiểm tra tình hình tiếp xúc chổi điện than với cổ góp của máy hàn điện một chiều, làm sạch mặt than trên cổ góp đảm bảo bề mặt cổ góp sạch bóng.

8. Những nơi có trục vít, pa-ly ê tr-ợt phải th-ờng xuyên cho mỡ, định kỳ thay mỡ.

9. Định kỳ kiểm tra dây tiếp đất của vỏ ngoài của máy hàn, để đảm bảo an toàn.

10. Khi máy gặp sự cố, phải lập tức ngắt nguồn điện, báo cho thợ điện đến sửa chữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết hàn cơ bản hàn I Nghề: Hàn Trình độ: Cao đẳng nghề CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)