Những lợi thế về môi trường:

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: BÀI HỌC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ, CHI PHÍ, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 47 - 48)

Hiện vẫn chưa có một đánh giá chi tiết và có hệ thống nào về ảnh hưởng của việc mở rộng mạng lưới ĐSCT đối với giảm phát thải CO2 xét trên quy mô tổng thể hay trên từng quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có những thông tin phản ánh về những ảnh hưởng của hệ thống ĐSCT lên môi trường, chủ yếu là liên quan tới sự tiêu thụ năng lượng. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, mức tiêu thụ năng lượng /MJ (megajun)/ghế-dặm của vận tải hàng không cao hơn 240% so với của ĐSCT. Tuy vậy, năng lượng tiêu thụ của ĐSCT vẫn cao hơn 12,8% so với xe ô tô chạy xăng; cao hơn 55,9% so với xe ô tô chạy dầu diesel trên đường cao tốc; cao hơn 140,9% so với một đoàn tàu liên thị. Một số nghiên cứu khác kết luận rằng mặc dù năng lượng tiêu thụ và phát thải của ĐSCT cao hơn nhiều so với đường sắt thông thường, nhưng chúng tương đối với mức của ô tô và xe bus.

Rõ ràng, tác động tổng thể của ĐSCT lên tiêu thụ năng lượng phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn hành khách của nó, nguồn này mới phát sinh hay là thu hút từ những loại hình giao thông đã có (ở trong trường hợp giao thông đường bộ, liệu ĐSCT có thay thế được xe ô tô và xe bus). Tuy nhiên, ĐSCT không phải là một phương tiện đặc biệt hữu hiệu làm giảm phát thải CO2, ít có hiệu quả về mặt môi trường hơn khi so sánh với

đường sắt hiện đại truyền thống. Ngoài ra, việc xây dựng một tuyến ĐSCT mới và riêng biệt liên quan đến các mức phát thải cácbon đioxit cao thường không được tính tới trong những phân tích về khía cạnh môi trường của ĐSCT.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: BÀI HỌC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ, CHI PHÍ, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)