Bốn tuyến đường sắt ĐôngTây mở mang khu vực miền trung và phía Tây

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: BÀI HỌC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ, CHI PHÍ, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 40 - 41)

Bốn tuyến đường sắt Đông-Tây có vai trò quan trọng trong việc mở mang các khu vực miền trung và phía Tây Trung Quốc do kết nối các thành phố duyên hải (gồm Thanh Đảo, Từ Châu, Thượng Hải và Hàng Châu) với miền trung của Trung Quốc (gồm Thái Nguyên, Trịnh Châu, Vũ Hán, Trường Sa) và các thành phố hẻo lánh ở phía Tây Trung Quốc (như Lan Châu, Thành Đô và Côn Minh). Việc cải thiện và nâng cấp các hệ thống này giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển ở miền trung và Tây Trung Quốc, thu hẹp khoảng cách về kinh tế của các thành phố duyên hải. Sau khi tuyến đường sắt giữa Trịnh Châu và Tây An đi vào khai thác, nhiều tuyến đường mới sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2012.

- Các tuyến liên tỉnh là dấu hiệu tốt cho các thành phố vệ tinh

Hệ thống đường sắt liên tỉnh là các hệ thống đường sắt cao tốc được xây dựng ở các khu đô thị lớn, nhất là khu vực châu thổ sông Châu Giang (Pearl River), sông Dương Tử và vùng Kinh tế Bohai (Bohai Economic Rim). Tất cả các tuyến đường sắt liên tỉnh

này đều có chiều dài dưới 500 km. Tốc độ chạy tàu tối đa là 200-250 km/giờ và một số tuyến có thể đạt 350km/giờ. Các tuyến này đã giúp tăng cường sự lưu thông giữa các khu vực và mang lại lợi ích cho một số thành phố vệ tinh xung quanh. Ví dụ, tàu tốc hành Bắc Kinh-Thiên Tân đã giúp đẩy nhanh phát triển kinh kế khu vực Thiên Tân và thu hẹp khoảng cách giá bất động sản giữa hai khu vực. Theo kế hoạch xây dựng ban đầu, vào năm 2010, sẽ có khoảng 1.000 km đường sắt mới được đưa vào khai thác thương mại.

Trên cơ sở kế hoạch xây dựng thêm 10.000km tuyến PDL vào năm 2012 và ước tính chi phí xây dựng là 120 triệu nhân dân tệ (NDT)/km, Chính phủ sẽ phải chi 1,2 nghìn tỷ NDT trong giai đoạn 2009-2012 để xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc mới. Giả thiết chi phí xây dựng dành cho 4 năm 2009-12 thì mỗi năm Chính phủ sẽ phải dành khoảng 300.000 triệu NDT cho xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc, chiếm 43% trong số 700 triệu NDT ngân sách đầu tư tài sản cố định dành cho đường sắt của Bộ Đường sắt Trung Quốc trong năm 2010.

Dựa trên các hợp đồng đã ký, Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) và Nhóm Đường sắt Trung Quốc (CRG) có thị phần tương đương nhau ở công trình xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc. Ước tính việc xây dựng đường sắt cao tốc chiếm gần 50% chi phí dành cho xây dựng đường sắt và chiếm 25% tổng ngân sách trong năm tài chính 2009-2011.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: BÀI HỌC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ, CHI PHÍ, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 40 - 41)