III. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của chính sách thu hút sở hữu nước ngoà
3. Viễn cảnh thị trường ôtô Việt Nam trong 5 năm tớ
trong 5 năm tới
Như vậy, nếu đúng như lộ trình, khi năm 2018 mức thuế nhập khẩu ô tô về 0% thì dự báo một thị trường ô tô sôi động tại Việt Nam không còn xa. Tuy nhiên, thị trường sôi động chưa hẳn lại là một dự báo tốt cho nền kinh tế Việt Nam hay người tiêu dùng. Nói một cách lý thuyết hơn, nếu trong kinh tế học có bộ ba bất khả thi (The Impossi- ble Trinity) của Robert Mundell và Marcus Fleming, thì trong vấn đề này, chính phủ nước ta cũng đau đầu với bộ ba mục tiêu không thể nào cùng đạt được: đi đúng lộ trình hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân mà lại bảo hộ được nền kinh tế nước nhà. Việt Nam, cũng như bất kì nước nào, chỉ có thể đạt tối đa 2 trên 3 mục tiêu trên, do đó, việc giảm thuế nhập khẩu xe ô tô là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc hy sinh một nền công nghiệp với đầy hứa hẹn như nền công nghiệp ô tô quả là một cái giá không hề rẻ, mặc dù sự hy sinh này cũng không phải không có nguyên do. Còn theo quan điểm của cụ Nguyễn Bính: “Nắng mưa là bệnh của trời / Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Việc gì cũng có 2 mặt, và việc “nắng” hay “mưa” không phải là việc mà ai cũng có thể tiên liệu đươc. Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra dưới đây 2 giả đinh của thị trường ô tô ngoại tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới theo 2 quan điểm khác nhau; nhằm cung cấp một cái nhìn khách quan hơn về thị trường hấp dẫn này. - Theo quan điểm tích cực: Giả sử năm 2015 tốt nghiệp đại học, thì khi bạn 27 tuổi bạn đã có thể sở hữu cho mình một chiếc xe hợi loại trung, tầm như Infiniti QX70 chẳng hạn. Tất nhiên bạn sẽ bỏ ngay chiếc xe máy cũ kĩ hay rời xa những phương tiện giao thông công cộng. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam lúc đó có thể phác họa bởi những nét chính sau: Thứ nhất, Việt Nam sánh vai cùng bạn bè thế giới, vì cũng với lộ trình hợp tác kinh tế, xu thế toàn cầu hóa sẽ lan rộng không chỉ cả về mặt kinh tế mà còn cả về giao lưu văn hóa, chính trị,… Thứ hai, cơ sở hạ tầng theo đó phát triển đồng bộ. Bạn không thể lái ô tô trong tình trạng tắt đường và những làn đường nhỏ hẹp như hiện nay, thay vào
đó là những làn đường cao tốc dành riêng cho ô tô đảm bào theo tiêu chuẩn đường bộ quốc tế ; đó là chưa kể đến những cơ sở hạ tầng giao thông khác như xe bus, tàu điện ngầm, và xa hơn là đường thủy, xe lửa hay đường hàng không. Thứ ba, tất nhiên chất lượng cuộc sống và tâm lý người dân nâng cao rõ rệt,…
- Theo quan điểm tiêu cực: Thật ra, với thực trạng của Việt Nam hiện nay, viễn cảnh trên trong vòng 5 hay 10 năm tới thật khó để nhiều người tưởng tượng ra, dù là với những con người trẻ tuổi và năng động. Bởi đơn giản, dù giá xe có rẻ như thế nào, tức là chỉ mới giảm được thuế, còn nuôi xe và sử dụng xe là điều chúng ta chưa bàn tới. Bạn vừa bỏ ra tiền tiết kiệm trong vòng 7 8 năm trời để mua một chiếc xe, nhưng số tiền đó chẳng đáng là bao so với số tiền mà bạn bỏ ra để đưa nó vào sử dụng. Với giá xăng tăng vùn vụt mà lại giảm như “nhỏ giọt cà phê đen” mà chiếc xe của bạn lại là xe hiện đại nên rất tốn nhiên liệu. Một tháng nếu giá xăng như hiện nay 25.000 VND/l, và 2000km/ tháng, một tháng bạn phải mất khoảng 5-6 triệu tiền xăng, 1,5 triệu tiền gửi xe. Trong trường hợp bạn có sửa chữa, rửa xe hay thay phụ tùng, nó cũng sẽ ngốn không ít thu nhập của bạn. Đó là bạn chưa nghĩ đến những vấn đề cụ thể hơn về những thiệt hại tương tự như thế. Và khi mà nguồn thu thuế từ nhập khẩu biến thành con số 0, ngân sách bị thiếu hụt một khoản lớn thì cũng lại là một bài toán hóc búa cần tìm câu trả lời.
Những điều trên được minh chứng bằng những con số thống kê cụ thể về số lượng xe nhập khẩu vào nước ta trong năm qua giảm đáng kể chứ không tăng như kỳ vọng. Mặc dù sự nhôn nhịp chưa từng thấy trên thị trường ô tô, khi nhiều hãng xe nổi tiếng trên thị trường hùng hổ gia nhập bằng việc giới thiệu những dòng xe giá rẻ chừng 200-300 triệu và một số chuyên gia nhận định Việt Nam dự kiến vào năm 2020 sẽ tiêu thụ khoảng 400 ngàn xe/năm. Có lẽ đúng là giai đoạn phổ cập hóa ôtô của Việt Nam sẽ phải đến sau năm 2020.