Diện tích nghiên cứu và địa hình Đà Lạt và vùng phụ cận

Một phần của tài liệu Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ (Trang 25 - 27)

và vùng phụ cận Ph n màu xám : các khu v c có cao n 2 100 mét Dalat Lac DaNhim Lac Dankia Lac Prenn Lac Ho Xuan HUong

Lac Da Ron

Lac Dai Ninh

Lac Pro Lac Tuyen Lam

Nguồn và nguồn ảnh: INTERSCENE.

11Bản đồ Bản đồ

thích hợp để gìn giữ bản sắc và môi trường. Có lẽ hơn ở nơi khác, ở Đà Lạt quy hoạch phải hài hòa và kế tục lịch sử một cách nhất quán, phải hòa vào thiên nhiên mà không gây sốc để thành phố độc đáo này phát triển một cách cân đối, không ảnh hưởng tiêu cực đến những gì được hình dung về Đà Lạt, không làm biến dạng khung cảnh sống và nghỉ dưỡng tuyệt vời để khẳng định hình ảnh cao cấp của Đà Lạt trong nước và trên quốc tế.

Xác định các yếu tố bảo vệ, là điều kiện của sự phát triển đô thị

- Giữ nguyên địa hình bằng cách phát triển đô thị trên vùng bình nguyên và cao nguyên trải dài từ vùng đất nông nghiệp rộng lớn phía nam ở độ cao từ 800 đến 1 000m và đỉnh Lang Biang phía bắc cao 2 100 m. Các vùng bằng phẳng này thuận lợi cho việc mở rộng đô thị hiện nay đang chịu nhiều áp lực cần phải định hướng lại (tham khảo bản đồ: Xác định vùng bình nguyên và cao nguyên là vùng đang chịu nhiều thách thức).

- Giữ nguyên tầm nhìn về mọi hướng, nhất là nhìn về phía núi rừng là đặc thù của Đà Lạt, hiện nay việc mở rộng đất canh tác theo các triền dốc đang là một mối đe dọa thật sự.

- Nâng cao giá trị mạng lưới thủy văn hết sức đặc biệt của Đà Lạt. Sông, hồ, thác vừa là nguồn nước vừa là phương tiện phát triển du lịch và nông nghiệp. Mạng lưới sông hồ là yếu tố cơ bản để xây dựng một thành phố-vườn nên phải bảo vệ nguồn nước đồng thời bảo vệ cảnh quan chung quanh các nguồn nước này. Ngoài ra, đó cũng là nơi trữ nước mưa và bảo vệ thành phố không bị ngập lụt.

- Bảo vệ các thung lũng dễ bị ngập lụt là nơi canh tác nông nghiệp ngay cả trong trung tâm thành phố đồng thời khuyến khích người nông dân chuyển đổi từ chế độ thâm canh hiện nay sang một phương thức canh tác sạch và bảo vệ môi trường tốt hơn.

- Nâng cao giá trị di sản kiến trúc lịch sử tập trung ở trục Đông-Tây dọc theo bờ Hồ Xuân Hương, gồm các biệt thự do các kiến trúc sư Pháp thiết kế: Ernest Hébrard trong những năm 1920, Louis Georges Pineau trong những năm 1930 và Jacques Lagisquet trong những năm 1940. Từ thác Cam Ly đến Dinh 1 là những công trình theo kiến trúc hiện đại hay kiến trúc địa phương: nào là khách sạn, bến xe liên tỉnh, trường học, công trình công cộng, nhà thờ, dinh thự, nơi nghỉ mát mùa hè, các biệt thự riêng lẻ hay tập hợp thành khu biệt thự, sân gôn, hồ và bờ hồ, vườn hoa…

Định lượng sự phát triển đô thị

Từ dữ liệu được cung cấp, chúng tôi đã lập bản đồ phân bố dân số trên lãnh thổ. Dân số theo phường từ 5 000 đến 45 000 người, mật độ cao nhất nằm ở trung tâm Đà Lạt mở rộng: đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt (mật độ ở một số khu vực khoảng 5 500 người/km2) và ở Liên Nghĩa, gần sân bay.

Ngoài hai khu vực này, dân cư phân bố rải rác, các khu dân cư thưa hẳn đi, nhất là hai bên đường (nguyên tắc phân tán đô thị). Sự phát triển đô thị tuyến tính tự phát này phải được khống chế trong quy hoạch tổng thể để tập trung dân lại quanh các thành phố và làng hiện hữu.

Để định lượng nhu cầu phát triển, chúng tôi dựa trên các số liệu về biến động dân số trong mười năm qua để dự báo dân số vào năm 2030 và năm 2050.

Một phần của tài liệu Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)