CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MẪU
4.1.2. Xác định độ trong
Ý nghĩa của mầu nước, độ trong trong nuôi thủy sản Nước tinh khiết là chất lỏng trong suốt, không mầu. Nhưng nước trong ao nuôi thì không phải như vậy mà có một giá trị nào đó về độ trong và mầu nước. Độ trong và mầu nước trong ao nuôi chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc đính của khối chất cái (seston) trong nước, đó là tập hợp các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng trong nước.
Seston gồm 3 hợp phần sau:
- Chất vẩn vô cơ được đưa vào thủy vực từ đất - Mùn bã hữu cơ
- Sinh vật phù du
Trong các ao nuôi thủy sản tồn tại một mối quan hệ giữa độ trong và tình trạng ao nuôi cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa độ trong và tình trạng ao nuôi
Giá trị độ trong (cm) Chú giải
< 20 Ao đục
Nếu đục do phytoplankton, sẽ nảy sinh vấn đê thiếu oxy vào sáng sớm, độ pH ao nuôi tăng cao vào buổi trưa nắng
Nếu đục do vô cơ (đục phù sa), năng suấtao hồ sẽ không cao
30-40 Nếu độ trong do phytoplankton thì tình
trạng ao tốt
45-60 Phytoplankton nghèo nàn
>60 Nước quá trong, năng suất ao giảm và nảy
sinh vấn đê gây hại do tảo đáy
Ngoài ra, màu nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thuỷ sinh vật
- Màu nước cho phép chúng ta biết một cách định tính nguồn dinh dưỡng trong ao. Màu nước xanh biểu hiện nguồn nước có tảo phát triển tốt, ao giàu dinh dưỡng, màu nước vàng biểu hiện nước nghèo dinh dưỡng
- Màu nước cho ta biết một cách định tính hàm lượng oxy trong nguồn nước nhiêu hay ít. Trong ao nuôi, màu nước xanh biểu hiện nguồn nước giàu oxi, do sự quang hợp của tảo, màu nước vàng, độ trong cao biểu hiện nước nghèo oxi, với nguồn nước này tảo trong ao hầu như không có.
- Màu nước được xem như một “mái chế”, hạn chế được ánh sáng mặt trời xuyên đáy gây bất lợi cho động vật. Đồng thời trong quá trình nuôi, nước có màu xanh có nghĩa mật độ tảo trong nước cao, do vậy chúng góp phần điều hoà nhiệt cho nguổn nước ao nuôi, giữ ấm vào mùa đông, làm mát vào mùa hè.
- Nước nguyên chất không có màu, còn nước thiên nhiên thường có nhiều màu khác nhau do sự xuất hiện của các hợp chất vô cơ và hữu cơ hoà tan hay không hoà tan, hay sự phát triển của tảo.
- Các bước tiến hành đo độ trong của nước ao:
+ Thả đĩa đo độ trong xuống nước một cách từ từ vừa thả đĩa mắt vừa quan sát đĩa theo chiêu thẳng đứng. (Đĩa secchi: đĩa tôn tròn, đường kính 20 - 25cm, mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau, chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc gắn thước có đánh dấu khoảng cách từng 1 cm).
Hình 2.3 Đĩa đo độ trong dùng thước
+ Ngừng thả đĩa khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa và dọc kết quả tại vị trí mặt nước với dây.
+ Độ trong của nước là chiêu dài của thước gỗ bị ướt (khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước)
+ Ghi kết quả
- Các bước xác định màu của nước ao:
+ Lấy mẫu nước sạch vào cốc thủy tinh thứ nhất + Lấy nước mẫu vào cốc thủy tinh thứ hai + Ghi nhận màu