3.1.1. Giới thiệu chung
1/ Đa số ý kiến hiện nay đều cho rằng, tiếng Hàn thuộc ngữ hệ Altai và có những đặc điểm sau:
- Có hiện tượng điều hoà nguyên âm. Tức là, khi các âm tiết sắp xếp liền nhau thì có sự tương tác giữa các âm tiết đi liền nhau. Trong tiếng Hàn đó là sự tác động giữa „hàng dương” và “hàng âm”.
- Sự xuất hiện của phụ âm ở vị trí âm đầu và âm cuối là có giới hạn. - Không có sự thay đổi nguyên âm hay phụ âm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp như trong ngôn ngữ biến hình.
- Trong tiếng Hàn không có hệ thống đại từ chỉ quan hệ liên từ.
- Hệ thống đuôi từ của động từ và tính từ rất đa dạng.
- Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ; thành phần bổ nghĩa đứng trước thành phần được bổ nghĩa.
- Hoạt động của danh từ và động từ không có hình thức biểu thị giống số. Nếu có thường thể hiện qua hình thức kết hợp chắp dính của các từ hay các phụ tố.
2/ Tiếng Hàn có 19 phụ âm, 21 nguyên âm và hai bán nguyên âm. 3/ Âm tiết tiếng Hàn có cả âm tiết mở và âm tiết đóng.
4/ Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. Cấu tạo nên từ là hình vị. Hình vị chi thành căn tố, phụ tố, đuôi từ.
5/ Từ tiếng Hàn, dựa vào số lượng hình vị, có thể chia thành từ đơn từ ghép. Trong từ ghép lại phân nhỏ thành từ ghép phái sinh và từ ghép hợp thành. Điều đáng chú ý là, các phụ tố và căn tố khi tạo từ có thể có những biến đổi về ngữ âm.
6/ Các thành phần trong câu có mô hình cấu tạo là SOV.
7/ Về chữ viết, trước khi sáng tạo ra chữ viết tiếng Hàn sử dụng chữ Hán. Sau đó, tiếng Hàn có chữ hangul. Chữ hangul được sáng tạo vào năm 1443. Tác giả của bộ chữ này là vua Se Jong , vị vua thứ tư của triều
Choson cùng với các các quần thần và các học sĩ trong Tập Hiền Điện. Chữ này được ban bố vào năm 1446. Lúc đầu có tên gọi là Hunmin-chogum, có nghĩa là những âm đúng âm chuẩn để dạy và truyền bá cho dân chúng. Mãi đến năm 1913 mới có tên chính thức là hangul. Chữ hangul lúc đầu chế tác gồm 22 chữ cái. Người ta đã dựa vào một số chữ cái cơ bản để tạo ra các chữ cái còn lại. Chẳng hạn, 17 chữ thể hiện phụ âm được hình thành từ 5 chữ cái cơ bản, mà hình dáng của 5 chữ cái lại căn cứ vào hình dáng phát âm của môi.
3.1.2. Nhận xét
Có thể thấy, cả ba ngôn ngữ, tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Việt đều không cùng nguồn gốc và không cùng loại hình: tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính; tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ tổng hợp tính và tiếng Việt thuộc ngôn ngữ phân tích tính. Đặc điểm này làm cho giữa ba ngôn ngữ này có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ:
- Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, còn tiếng Hàn và tiếng Anh thì không có thanh điệu.
- Mỗi ngôn ngữ có một số âm mà ở ngôn ngữ kia không có.
- Đặc điểm về hình thái-cấu trúc của từ giữa các ngôn ngữ cũng khác nhau.
- Chữ viết khác nhau.
Tất cả những đặc điểm trên tác động đến hiện tượng vay mượn từ mà cụ thể ở đây là từ của tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn và tiếng Việt có khác nhau.
3.2. Khảo sát hiện tƣợng đồng hoá ngữ âm đối với từ mƣợn tiếng Anh
Khi các từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn, trước hết là sự đồng hoá về ngữ âm.
Có thể thấy, những âm nào trong tiếng Anh cũng có và trong tiếng Hàn cũng có, tức là giống nhau thì vẫn giữ nguyên. Những âm nào tiếng Anh có mà tiếng Hàn không có hoặc cấu trúc âm tiết không phù hợp với các âm trong từ tiếng Anh phải thay đổi, tức là, chuyển sang các âm tiếng Hàn tương đương. Cụ thể:
- âm / v / trong tiếng Anh chuyển tương đương với / b / trong tiếng Hàn.
Ví dụ: veil = 베일 ( be-il )
- âm / p /, / f / trong tiếng Anh chuyển tương đương với „ㅍ(ph)‟trong tiếng Hàn.
Ví dụ: phone = 폰, fan = 팬
- âm / j /, / z / tiếng Anh chuyển tương đương với „ㅈ(d)‟‟ trong tiếng Hàn.
Ví dụ: jazz = 재즈
- âm / th / tiếng Anh chuyển tương đương với „ㅌ(th), ㅅ(s), ㅆ(x), ㄷ(đ), ㄸ(T)‟ trong tiếng Hàn.
Ví dụ: marthon= 마라톤, thinner = 신나, three = 쓰리, golgotha = 골고다, thank you = 땡큐.
âm “r” khi đứng làm âm cuối trong từ tiếng Anh khi du nhập vào tiếng hàn thường bị lược bỏ. Ví dụ:
Doctor=닥터, Lighter=라이타, Mumber=맴버,
Singer=싱어, Owner=오너, Over=오버,
Best seller=베스트
Trong tiếng Anh có các âm bật hơi là / p, b, d, t, k, g /. Đối với người Hàn Quốc, khi phát âm có thể là âm tắc thanh hầu hoá, nhưng cách viết thì không như vậy. Đó là vì quy tắc phiên âm của tiếng Hàn nhằm biểu hiện tính nhất quán trong quá trình từ vay mượn Anh du nhập vào tiếng Hàn. Ví dụ: Gas=가스→가스, Gum=껌(변화없음), Game=께임→게임, Bar=빠→바, Dance=땐스→댄스, Boat=뽀트→
Còn với trường hợp của tiéng Việt, trong quá trình từ vay mượn, các từ tiếng Anh được biến đổi thích hợp với hệ thống âm vần tiếng Việt. Ví dụ, có thể tìm thấy hiện tượng âm tắc thanh hầu hoá trong các âm bật vô thanh / p, t, k /ở cuối âm tiết, hay vì tiếng Việt có nhiều thanh điệu, nên khi từ vay mượn Anh được Việt hoá, người Việt thường ghép thêm thanh điệu. Ví dụ:
Keyboards : ki bót Knock-out: nốc ao Ebook: e/i búc Kiosk : ki ốt.
Sự thay thế âm bật vô thanh: Khác với hệ thống âm tiết của tiếng Anh, trong tiếng Hàn, đứng sau nguyên âm đơn thì âm bật của âm cuối biểu hiện là „Bat chim‟. Còn trong tiếng Việt, nếu âm bật đứng sau nguyên âm đơn, đa số khi phát âm sẽ được ghép thêm thanh điệu.
* Ví dụ trong tiếng Hàn: Cup= 컵 God=갓 Hit= 히/트 Hot= 핫 In put = 인- Pop=팝 Rap= 랩 Set= 세/트 Set up= 셋-업 Top= 톱 Top Hit= 톱-히/트 Web=웹
* Ví dụ trong tiếng Việt: Cup=Cúp God= Gốt Hit= hit Hot= Hót In put= In pút Pop= Póp Rap= Ráp
Set= Sét Set up= Sét ắp Top= Tóp Top Hit= Tóp hít Vip= Víp Web= Oép
3.3 Khảo sát hiện tƣợng đồng hoá về hình thái học đối với từ mƣợn tiếng Anh
Mục đích của việc sử dụng từ vay mượn trước hết là để du nhập từ mới, đồng thời để biểu hiện ngôn ngữ một cách cao cấp, ngắn gọn và đơn giản.
Nhờ vào hình thái ngôn ngữ chắp dính, tiếng Hàn dễ dàng kết hợp với các từ loại, do đó từ vay mượn có khả năng biểu hiện ở nhiều hình thái đa dạng. Thể hiện rõ nhất là ở hiện tượng ghép từ, tạo từ ghép Hàn: tiếng Anh+ tiếng Hàn (v/n+n=n). Ví dụ : 스냅(snap)+사진(寫眞) 인턴(intern)+사원(社員) 싱크(sink)+대(臺), 패키지(package)+여행(旅行) ~테이프(tape): 청(靑)+테이프, 유리+테이프, 검정+테이프 ~카드(card) : 생일+카드, 신용+카드, 전화+카드… ~풍(風) : 뉴욕(new york)+풍 이태리(伊太利,italy)+풍 컨트리(country)+풍… ~색(色) : 그린(green)+색 레몬(lemon)+색 오랜지(orange)+색
카키(khaki)+색 핑크(pink)+색
Trong khi đó, tiếng Việt, người Việt thường ghép thêm từ phân loại trước danh từ vay mượn. Ví dụ:
Fax : Máy Fax
Bus: xe ô-tô, xe buýt Pink: màu pink, màu be Gold: sân gôn
Cat-walk: sàn cat-walk Classic: nhạc classic Card: tắm card
Boy band ; nhóm boy band
3.4. Khảo sát hiện tƣợng rút gọn các từ mƣợn Anh trong tiếng Hàn
Có nhiều trường hợp từ tiếng Anh được rút gọn khi đưa vào sử dụng ở trong tiếng Hàn. Đây là phương pháp rút gọn (clipping) và những từ đó được gọi là từ rút gọn (clipping word). Ví dụ:
껌(chewing gum→gum) 노트(note book→note) 매스컴(mass communication→mass+com) 마이크(microphone→mic) 빼빠(sand paper→paper) 빽(background→back) 알코올(alcoholic beberage→alcohol) 오디오(audio system→audio) 테레비(television→televi)
Trong tiếng Việt, các từ tiếng Anh cũng được rút gọn theo hướng đơn tiết. Ví dụ:
mi-crô (microphone→micro) ô- đi- ô (audio system→audio)
modem(modulater demodulater→mo+dem) Phone(handphone,earphone→phone)
admin(administrat→admin) Be (beige→be)
Đo (dollar→do) ……v.v
3.5. Khảo sát hiện tƣợng từ viết tắt tiếng Anh trong tiếng Hàn
Theo từ điển internet (www.naver.co.kr) thì từ viết tắt là những từ được viết ngắn gọn bằng cách tập hợp các chữ cái đầu.
Trong tiếng Hàn, có một số trường hợp từ vay mượn được sử dụng với ý nghĩa khác so với nghĩa gốc của từ. Ví dụ:
Trong tiếng Anh, từ “commercial film” được rút gọn là “commercial”, còn khi du nhập sang tiếng Hàn được viết tắt là CF
Cũng như vậy, từ “science fiction” được người Hàn viết tắt là SF , còn ở các nước nói tiếng Anh là “sci-fi” (saifai), trong khi đó ở các nước này, SF là viết tắt của từ “san francisco”
A/S (afterservice) DC (discount)
MC (master of ceremonies)
ISO (국제 표준화기구,international organization for
standardization)
IQ (intelligence quotient)
CIF (cost insurance and freight) CD(compact disk)
Còn ở trong tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều trường hợp từ tắt tiếng Anh được viết tắt. Chỉ khác là người Việt vừa đọc theo kiếu Anh vừa đọc theo kiểu Việt. Ví dụ:
CD(compact disk): xê đê/ xi đi
CPU(central processing unit); xê pê u/xi pi iu
CIF (cost insurance and freight): xe i ep/xip/ xi ai ep IQ (intelligence quotient); i quy/ai kiu
ISO (국제 표준화기구,international organization for
standardization): i zô/ai et ou
APEC(asian-pacific economic cooperation conference): a pếch/ ASEM(asia-europe meeting): ai xem
DJ(disk jockey): đi di
3.6. Tiểu kết
Có thể thấy, các từ tiếng Anh nhập vào tiếng Hàn có những thay đổi. Nhìn chung, sự thay đổi này để làm cho các từ tiếng Anh phù hợp, càng gần với tiếng Hàn càng tốt. Vì thế sự thay đổi thường diễn ra ở các âm mà tiếng Hàn không có, ở các âm tiết không phù hợp với tiếng Hàn. Và, đặc biệt là ở mặt hình thái học.
Về nội dung ít có sự thay đổi vì thường là một nghĩa. Vì thế trong luận văn này không khảo sát nghĩa.
KẾT LUẬN
1. Cũng như sinh vật sống, theo dòng thời gian và tình hình thời đại, ngôn ngữ biến đổi hình thái và ngày càng “tiến hoá”. Sự biến đổi ngôn ngữ không chỉ là hiện tượng nhất thời mà nó hình thành và mất đi cùng với quá trình biến đổi mang tính chất văn hoá của thế giới. Theo động hướng thời đại, việc du nhập từ vay mượn cũng được coi là một hiện tượng tự nhiên trong sự biến đổi ngôn ngữ.
2. Do sự phát triển của khoa học và quốc tế hoá, nên trong mỗi ngôn ngữ, có rất nhiều từ mới được hình thành, trong đó bao gồm cả các từ vay mượn. Hiện nay, tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, cho nên, các từ tiếng Anh xâm nhập vào các ngôn ngữ ngày càng mạnh.
Tiếng Hàn cũng nằm trong tình trạng như vậy. Mặc dù tiếng Hàn rất phong phú về từ vựng, nhưng vẫn mượn nhiều từ của tiếng Anh. Theo quan điểm xã hội học, tốc độ thế giới hoá càng nhanh, việc du nhập các nền văn hoá nước ngoài càng được đẩy mạnh. Vậy thì các nước chịu ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới là đương nhiên.
Trong quá trình tìm hiểu và so sánh từ vay mượn Anh trong tiếng Hàn và trong tiếng Việt, người viết nhận thấy việc sử dụng từ vay mượn tiếng Anh ở hai nước ngày càng tăng lên. Vậy, đâu là nguyên nhân của việc lạm dụng đó? Có rất nhiều lí do, chẳng hạn:
- Vì tiếng Anh quá thông dụng nên các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Việt phải chịu sức ép của tiếng Anh.
- Đôi khi người ta thích sử dụng từ tiếng Anh vì cảm thấy có phần thú vị, chính xác và hiện đại hơn. Nếu dùng từ tiếng Hàn hay tiếng Việt thì sẽ có cảm giác như thiếu một cái gì đó.
- Cũng có thể do không muốn suy nghĩ mà sử dụng luôn tiếng từ tiếng Anh. Nếu chuyển sang tiếng Hàn hoặc tiếng Việt thì sẽ vất vả, ngại suy nghĩ.
- Cũng có thể do tiếp xúc với người nói tiếng Anh nhiều nên có ý thức tôn trọng người khác, hoặc cũng có thể muốn tỏ ra cho người khác biết là mình giỏi ngoại ngữ.
Nhiều người cho rằng các nước muốn tiên tiến cần sử dụng tiếng Anh. Đây thực chất là một suy nghĩ nguy hiểm. Nhưng xét về mặt kinh tế, chính trị, tiếng Anh vẫn giữ địa vị thống trị và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu. Không tính những nước nói tiếng Anh, các quốc gia khác luôn thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, một điều chúng ta không thể không biết, người Việt Nam có câu “Hoà nhập nhưng không hoà tan”. Việc sử dụng ngoại ngữ cũng như du nhập văn hoá quốc tế không đúng mực có thể dẫn đến những hậu quả không tốt đối với cả quốc gia. Vì thế việc duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ cũng là một trong những yếu tố chính để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Chính vì lí do trên nên việc đồng hoá các từ tiếng Anh vào trong tiếng Hàn hay tiếng Việt là rất quan trọng. Luận văn này đã trình bày một số hình thức đồng hoá ở mặt ngữ âm và hình thái của các từ tiếng Anh vào tiếng Hàn. Tôi cho rằng cần khuyến khích hướng này, bởi đặc điểm loại hình học của tiếng Anh và tiếng Hàn cũng như tiếng Việt là khác nhau.
Là một sinh viên Hàn Quốc đang học tiếng Việt, vì thế quá trình nghiên cứu đề tài của tôi không thể tránh khỏi nhiều điểm còn hạn chế. Tôi sẽ cố gắng tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn nữa các vấn đề xoay quanh đề tài, cũng như nhiều vấn đề thú vị khác về tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi hy vọng khoá luận này ít nhiều sẽ đóng góp trong hoạt động nghiên cứu tiếng Hàn và tiếng Việt, đồng thời trở thành tư liệu tham khảo bổ ích đối với các sinh viên Việt Nam đang học tiếng Hàn, và các sinh viên Hàn Quốc đang học tiếng Việt; như vậy chính là đã góp một phần trong việc thúc đẩy, tăng cường mối giao lưu văn hoá, cũng như tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Hàn-Việt chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẰNG TIẾNG VIỆT
1.Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, NXBĐHSP. 2. Đỗ Hữu Châu (2006), Giản yếu về từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt,
NXBGD.
3. Đỗ Hồng Dương (2005), Khảo sát từ mượn tiếng Anh đang sử dụng trong tiếng việt đời sống (từ thời kì đổi mứi-1986 đến nay), khoá luận tốt nghiệp
4. Jyu Ji Eun, nguyễn Thị Tố Tâm (2003) Từ Điển Hàn-Việt, NXBTĐBKHN.
5. Lê Khả Kế (2004), Từ Điển Anh- Việt, NXBTG.
6. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, NXBKHXH .
7. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng việt, NXBGD. 8. Hoàng Phê (chủ biên ;2003), Từ Điển tiếng Việt, NXB ĐN.
9. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXVĐH & THCNHN.
10. Nguyễn Xuân Tư (1999), Vấn Đề tiếng Tây trên báo ta. Tiếng Việt trên các phương tiền truyền thông đại chúng,tr143~147.
11. Viện ngôn ngữ học (1981), Giữ Gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXBKHXHHN.
12. Đỗ Huy Thinh (1999), Foreign language education policy in Vietnam: The emerge of English and its impact on higher education. Proceedings of the Hanoi Conference on Language and Development.
BẰNG TIẾNG HÀN 1. 외래어사전-배인환 ( 2003), 민중서관. 2. 국어사전/최신외래어사전-높세울 남영신 (1997~2002),성인당. 3. 언어/이론과 그 응용-김진우 (2004 ).tr.65~92.,탑출판사. 4. 역사가 새겨진 우리말 이야기-정주리 외, (2006),고즈원. 5. 가짜 영어사전-안정효 (2000),현암사. 6. 1945 년 이후의한국어변화 (1989) 우리말 순화의 어제와 오늘]- 황희영 (1989),미래문화사. 7. 국어순화 자료집-송민 (1995),국립국어 연구원. 8. “컴퓨터 통신 분야의 외래어 사용”[새국어생활]제 8 권 2 호 여름- 이정복 (1998),국립국어 연구원. 9. 영어 공용화론에관한 사회언어학적 小考[사회언어학 제 8 권 1 호]-백경숙 (2000). 10. 국제어 시대의 민족어-복거일 (1998),문학과 지성사. 11. 소위 민족주의자 들이여! 당신네 자식이 선택하게 하라.- 복거일/(03.2000) tr351~361,신동아. 12. 사회언어학(Sociolinguistics)이란 무엇인가?-김혜숙 (2003),사회언어학 특강 발표분 정리 보완.
13. 15~21 한국 대중가요에 나타난 영·한 혼용 가사에 대한 사회언어학적 연구-천재윤 (2003).tr15~21,전북대학교 대학원. 14. 개방이후 베트남 언어사회에 나타난 이중언어사용-이지선, (2001),베트남 연구 수록논문(베트남 국립 호치민대학교 인문사회과학대학. 15. 영어 차용어에 대한 연구-이동구 (1990),대학 연구자료. 16. 컴퓨터 통신어의 언어학적 연구-권연진 (1998),부산대학교 17. 최적이론으로 분석한 한국어속의 영어 차용어의 음운연구-
홍혜정/(1996),한양대학교 대학원(a phonological analysis of english