Những nhận xét rút ra

Một phần của tài liệu Khảo sát từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 31)

Như vậy, khi so sánh việc sử dụng từ vay mượn Anh ở hai nước, có thể thấy nhiều trường hợp người Hàn Quốc lạm dụng đến mức từ vay mượn Anh thay thế cả vai trò tiếng mẹ đẻ.

Và, việc lạm dụng như vậy chắc chắn sẽ làm phai nhạt ý nghĩa thực chất của từ vay mượn.

Còn ở Việt Nam hiện nay, từ vay mượn Anh chưa bị lạm dụng hoá, tuy nhiên việc sử dụng từ vay mượn Anh sẽ dần được mở rộng. Nếu nhìn vào nhu cầu cũng như xu thế học tiếng Anh đang tăng lên ở VN, thì dự báo tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Anh sẽ tăng tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế của Việt Nam .

Vậy thì, từ vay mượn Anh đã xuất hiện từ khi nào?

Và, trong hoàn cảnh nào việc sử dụng từ mượn Anh đã trở nên phổ biến ở cả 2 đất nước?

Để tìm hiểu nguyên nhân đó, chúng ta cần phải nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ du nhập, cho tới bối cảnh lịch sử liên quan đến từ mượn Anh của Hàn Quốc và Việt Nam.

CHƢƠNG 2

DIỄN TIẾN TỪ TIÊNG ANH DU NHẬP VÀO TIẾNG HÀN ( CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1. Quá trình tiếng Anh du nhập vào tiếng Hàn 2.1.1. Khái quát quá trình du nhập

Hiện chưa có tài liệu ghi chính xác thời kỳ mà từ tiếng Anh du nhập vào Hàn Quốc. Nhưng vào năm 1857, tại Hàn Quốc đã xuất hiện cuốn sách mang tên “Chigu chunyo”giới thiệu về tiếng Anh. Cũng vào năm 1857, những cuốn sách về địa lý như “Hae guk doo chi” và “Yung hoan Chi ryak” đã mang nội dung giới thiệu về hình thái và phát âm của tiếng Anh ngữ. Ví dụ :

乙Ul (c), 工Kong (I), 丁Chung (J), 埃Ea (A), 碑Bi (B), 媤Si (C),

唵Am (M)…

Điểm thú vị của thời kỳ này là việc sử dụng Hán tự để miêu tả hình thái và phát âm của 26 chữ cái tiếng Anh . Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi xem xét các ví dụ vừa nêu ở trên. Chẳng hạn, chữ Hán tự [乙 ] rất giống với chữ cái “C”, chữ Hán tự [工] làm ta liên tưởng đến chữ cái “I”, chữ Hán tự [丁] được biểu hiện giống với chữ cái “J”.

Không chỉ thế, nếu xem xét một cách đơn giản từ vay mượn trong thời kỳ này, ta sẽ thấy có các từ vay mượn như “ Kum cha thap”, “Yong kil li”, “Mi ri kyon”, “A muk ri ca”.v.v.. Ở đây, từ “Kum cha thap” (ví dụ như: Xây “Kum cha thap” thì câu này có nghĩa là đạt được một thành tích to lớn), từ “Kum cha thap” trong tiếng Hán tự sẽ là [金字塔 ] nhưng nó không có nghĩa giống với từ “Kum” trong từ “Hwang kum”(nghĩa là “Hoàng kim”) mà nó muốn chỉ từ “Pyramid” (nghĩa là “Kim tự tháp”) bởi vì hình thái chữ Hán [金字塔 ] có hình tam giác rất giống hình kim tự tháp. Và khi muốn nói là “Nước Mỹ”, thì người ta sẽ dùng từ Hán tự [米利堅 ] được đọc là “Mi ri kyon”. Trong chữ “America” thì trọng âm sẽ được nhấn vào âm tiết thứ hai

là “me” cho nên khi nghe thì ta chỉ nghe thấy các từ “merica” vì thế nó sẽ được biểu hiện là “My ri kyon”. Tương tự với từ “Nước Anh” thì cũng được biểu hiện theo nguyên lý như trên và được viết là “英吉利(영길리) Yong kil li”.

Việc phổ cập học tiếng Anh chính thức được bắt đầu vào thời kỳ khai hoá cuối thế kỷ 19 và dần dần được mở rộng ra. Đồng thời, nó cũng có quan hệ mật thiết với sự du nhập của văn hoá, văn vật phương Tây bắt đầu từ năm 1880.

Vào thời kỳ này, các giáo sĩ phương Tây đã bắt đầu đến Hàn Quốc để thực hiện các hoạt động truyền giáo. Đặc biệt, sau cuộc Cách mạng Giáp ngọ năm 1984, người ta càng đề cao tính cần thiết của việc giáo dục theo cách thức phương Tây, coi trọng các trường ngoại ngữ và việc dạy tiếng Anh.

Khuynh hướng đề cao tiếng Anh trở thành một phong trào mạnh mẽ vào thời kỳ thực dân của Đế quốc Nhật. Trong thời kỳ này, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ngay cả trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Ví dụ, bài báo điển hình “Yang ki toel pon teak orait(Yankee... Allright): Đất nước con người vạn tuế”sau đây sẽ cho ta thấy điều này:

Yesư Pưriti! Bêry Pưriti (Yes pretty very pretty): Chà, đẹp, đẹp quá! Nô Nô Bêry Ogưlli (No No very ugly): Không, không, xấu lắm! Nô Nô Suyichư madam (No No….madam):Không, không,…cô ấy là Madam

Orait, Teng kyu, Tto tto mechuypoledu yakko domburi banana (All right, thank you…..)

Yesư Yesư o Yesư hiroisum endư mưtsorini

Hum Ai em Gulleđưpulokkư endư cha resưdansư rudessokkư endư tu

(Khi tôi đi qua một nhà hàng Tây, tôi bỗng thấy có một âm thanh lạ phát ra từ khung cửa kính với một mùi thức ăn rất thơm ngon.

Tôi bỗng thấy những đứa trẻ như là những đứa con nuôi người Mỹ(양키 Yankee) trông mập mạp và ăn mặc sạch sẽ.

Chúng đang cắt những lát thịt gà, thịt bò, thịt lợn, xiên thịt và bỏ vào miệng.

Chúng vừa ăn vừa uống “삐루Piru” đen ( nghĩa là “bia” đen).

Chúng vừa ngắm bức tranh ớ “누드nude” với ánh mắt đầy vẻ thích thú vừa tán dóc với nhau.

Sau khi một “보이Boi” (nghĩa là “đứa con trai”) mang đĩa đi, chúng lau miệng và mũi bằng giấy ăn.

Mùa thu Ừ, mùa thu.

Khi lau cửa kính của toà nhà 30 tầng ở “뉴욕 nyu yok”(nghĩa là “New york”), mình thấy muốn khóc khi nghĩ đến vợ.

Khi còn ở “센프란 시스코Sanfrancisco”, mình say rượu và có vào công viên ngồi trên “벤치 ben chi” (nghĩa là “chiếc ghế dài”) ở đó với một người con gái nhưng bỗng nghĩ đến những cái đánh đòn mà thấy việc này thật đáng xấu hổ.

Một học sinh đã nói với mình rằng “hãy kể chuyện của bạn ở nước ngoài đi” thế là mình đã biến tấu câu chuyện đi và kể lại chứ nếu mà kể đúng như những gì mình đã trải qua thì…hahaha

Suỵt, xấu hổ quá!!!”

( Nguồn: Sin myong jic/11.10.1928-báo cho sun)

Những từ ngữ trên vừa miêu tả được thực trạng của xã hội đương thời mà ở đó tiếng Anh rất được phổ biến và ưa chuộng nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phê phán quan điểm của những nhà tri thức-những người luôn thiên về văn hoá Mỹ.

Với những người mà họ thích nói từ “Yes” hơn là từ “kư re”(nghĩa là “vâng, thế nhé...”) và thích nói từ “Allright” hơn là từ “Cho a” (nghĩa là

“ tốt, tuyệt vời”) thì phải chăng một nửa trong tư tưởng của họ đã mang sự mỉa mai đối với những gì mà không thuộc về văn hoá Mỹ?

2.1.2. Con đƣờng du nhập qua tiếng Nhật

Vào thời kỳ này, ngoài thực trạng thiên hướng về tiếng Anh, do tính chất của thời đại này là chịu ảnh hưởng bởi sự thống trị của Đế quốc Nhật nên nếu để ý đến nội dung giao tiếp hay cách biểu hiện từ ngoại lai của các tác giả thì sẽ thấy có nhiều từ là từ vay mượn tiếng Anh nhưng phát âm theo cách phát âm của Nhật như “chikingasư”, “oyaco domburi”, “modonpoi”, “biru” , “orait”...vv.

Ngoài ra, các từ vay mượn tiếng Anh nhưng phát âm theo tiếng Nhật còn được sử dụng rất nhiều giữa những người Hàn Quốc với nhau. cụ thể:

1) Có những trường hợp họ cứ vay mượn hoặc phát âm sai những từ ngoại lai đã bị sử dụng sai ở Nhật

“sarada” = salad : sa lát (Món ăn Tây trộn các loại rau với gia vị)

“baku”= back up: lùi ( có nghĩ là khi muốn lùi về phía sau)

“bangku”= punk: thủng (xăm xe hay là áo có vết thủng, rách)

“mahura”= mufffler: thiết bị giảm tiếng nổ của khí thải xuất hiện từ các thiết bị thông khí.

“songưrasư”= sunglass: kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời.

“apatư”= apartment house: Nhà chung cư, nhà tập thể

“toransư” = electric transformer: Máy biến áp điện

“pama”= pernament(wave): cách tạo kiểu tóc hoặc làm tóc xoăn bằng cách sử dụng nhiệt hoặc chất hoá học.

“maikư”= microphone: máy phóng to lời nói

“mising”= sewing machine: Máy khâu

“memo”= memorandum: giấy nhắn để lại

2) Sau Thế chiến thứ 2, tiếng Hàn vay mượn từ vựng thông qua biên dịch từ Nhật

“nengchon” = cold war: chiến tranh lạnh

“chukum ui che” = sand of death: miền cát chết

“amnyok tanche” = pressure: áp lực

“kukmin chong sengsan” = GNP: tổng thu nhập kinh tế quốc dân “聖火” =Olympic torch: ngọn đuốc Olimpic

“misichok” = micro: máy phóng to lời nói

3) Từ vay mượn là từ ghép từ tiếng Nhật

“sikpang” +食 (nghiã là “bánh mỳ dùng để ăn”) + “porutukaro” (nghĩa là Pao) = bánh mỳ được làm để ăn như bữa ăn bình thường.

“donkasu” = pork cutlet

“kurimu” “kuribu” = skin cream: mỹ phẩm

“serabok” (sailor+服 ): quần áo của phụ nữ và trẻ em mà giống với quần áo của thuỷ thủ.

Nếu quan sát ví dụ ở trên ta sẽ thấy cũng giống với Việt nam, từ vay mượn tiếng Anh của Hàn Quốc được chia âm tiết ra để phát âm, và từ vay mượn đó được sử dụng hệ thống phát âm của Nhật do chịu ảnh hưởng của Đế quốc Nhật.

Sự phân hoá âm tiết, hình thức phát âm cũng thay đổi cùng với sự biến đổi của thời đại. Ví dụ như từ “sarada” (nghĩa là “salad”) thì sau đó được biến đổi phát âm thành “selodu”, từ “kurimu”“kuribu” (nghĩa là “skin cream”) được đổi phát âm thành “kurim”, từ “serabok” (sailor+服) được phát âm thành “seilobok” . Và cứ thế dần dần âm tiết và phát âm được biến đổi sang một hình thái phát triển hơn.

Năm 1930, khi thời kỳ thống trị của Đế quốc Nhật đang ở trong giai đoạn đỉnh điểm thì người Hàn Quốc bị bắt buộc học tiếng Nhật do chính sách tẩy chay chữ Quốc ngữ của Nhật. Vì thế, việc sử dụng tiếng Hàn ngày một giảm đi nhanh chóng. Thời kỳ mà tiếng Nhật lan rộng ra toàn đất nước Hàn Quốc có thể coi là thời kỳ đen tối của việc sử dụng tiếng Hàn do nó bị phụ thuộc vào tiếng Nhật.

Sau giải phóng năm 1945, để xoá sạch các tàn dư của thời kỳ Nhật thống trị, các phong trào dậy và “làm trong sáng” chữ Quốc ngữ khỏi các từ vay mượn của Nhật đã diễn rộng rãi. Trong đó việc quyết định bãi bỏ việc sử dụng chữ Hán và cách viết chữ theo hàng ngang, đồng thời việc ban hành ra “Phương pháp ký tự hoá từ ngoại lai” là một nỗ lực nhằm hình thành khung chữ Quốc ngữ. Nỗ lực này vẫn được tiếp tục ngay cả khi Hàn Quốc bị chia cắt sau cuộc chiến tranh hai miền.

2.2. Đối chiếu với tiếng Việt

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Việt Nam cũng chưa thể làm rõ được chính xác thời kỳ mà từ vay mượn tiếng Anh du nhập vào tiếng Việt.

Trước hết, khi đối sánh nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học và một số tài liệu ghi chép lại, ta có thể dự đoán rằng trong thời kỳ bị lệ thuộc vào nước Pháp, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ nước Pháp và có lẽ đó cũng là thời kỳ mà từ vay mượn đã du nhập vào Việt Nam.

Vào thời kỳ đầu thống trị của thực dân Pháp thì tiếng Pháp được quy định là tiếng phổ thông của Việt Nam. Có thể thấy việc đất nước Việt Nam bị cấm sử dụng tiếng Việt rất giống với đất nước Hàn Quốc trong thời kỳ thống trị mạnh mẽ của Đế quốc Nhật. Trong thời kỳ này chỉ có 2% trong tổng số dân Việt Nam được dạy tiếng Pháp, số còn lại chỉ được biết đến qua truyền miệng vì thế rất nhiều người Việt chỉ nói tiếng Pháp một cách tuỳ ý theo kiểu bồi.

Sau thời thuộc Pháp, ở Việt Nam, từ vay mượn Anh được sử dụng cùng với tiếng Pháp, và vốn từ gốc Âu Mỹ chỉ bắt đầu xuất hiện trong các từ điển xuất bản vào thời gian cách đây khoảng 40-50 năm: “Việt Nam Tân từ điển” của Thanh Nghị (xuất bản năm 1957), “Từ điển tiếng Việt” của Văn Tân chủ biên (xuất bản năm 1967) “ Việt Nam từ điển” của Lê Văn Đức (xuất bản năm 1970)

Như vậy, tiếng Anh du nhập vào Việt Nam vào giai đoạn sau cách mạng tháng Tám, và nhất là vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Vào những năm đó, đế quốc Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam để giúp quân Pháp thực hiện tham vọng đánh nhanh thắng nhanh. Tại các thành phố lớn ở Nam Bộ, văn hoá Mỹ tràn vào qua phim ảnh, sách báo, hàng hoá… Ngoài ra, một số trường học đưa tiếng Anh vào giảng dạy.

Từ năm 1960-1975, tiếng Anh chiếm một vị trí đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, nhiều học sinh ở miền Nam chọn học tiếng Anh để làm việc cho các công ty Mỹ, hoặc chủ yếu để giao thiệp với người Mỹ. Vì thế, trình độ tiếng Anh của họ không cao, sử dụng tiếng Anh bồi. Từ vay mượn tiếng Anh phiên âm sang tiếng Việt. Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Anh

Oẳn tù tì one two three

tơ nít/ten nít tennis

bóng đá football

giữ gôn goalkeeper

Đấm bốc boxing

nốc ao knock out

bê nanh ti penalty

vô lây volley ball

banh bong/binh bong ping pong

cọt ne corner

nét net

sẹt vít service

câu lạc bộ club

y sĩ phi lí thuần inspiration

bia beer

bíp tết beef steak

Nhìn chung, có thể thấy từ vay mượn Anh du nhập vào tiếng Việt đã được Việt hoá.

2.3. Phong trào “se ma ul un dong” (phong trào “làng mới”) và phong trào “Làm trong sáng chữ Quốc ngữ” của Hàn Quốc trào “Làm trong sáng chữ Quốc ngữ” của Hàn Quốc

Phong trào “se ma ul un dong” là một sự kiện quan trọng đặc trưng cho xã hội Hàn Quốc những năm 1970.

Ngày 22 tháng 4 năm 1970, các lãnh đạo địa phương đã được triệu tập tại hội nghị các tỉnh trưởng để bàn luận, cân nhắc về đối sách trong một năm.

Trong hội nghị này, tổng thống Park Chung Hee đã đề xuất một dự án “xây dựng làng mới” với tinh thần tự lực tự cường để bắt đầu cho phong trào tái thiết nông thôn và tìm ra phương án khắc phục cho những người dân bị lũ lụt.

Ban đầu phong trào này chỉ đơn thuần là phong trào tăng sản xuất lên gấp đôi của các nông trại nhưng qua đó đã đạt được rất nhiều thành quả nên từ sau đó phong trào này đã được lan rộng đến cả đô thị, nhà máy, công sở, v.v.. và đã phát triển thành một phong trào “cách mạng đời sống” với khẩu hiệu “cần mẫn-tự lực-hợp tác”. Có thể nói phong trào này là phong trào “cận đại hoá” mang tính dân tộc do chính phủ chỉ đạo đã tiếp thêm cho

nhân dân ý thức tự lập về kinh tế và phải nỗ lực để gia nhập vào hàng ngũ các nước phát triển. Ta có thể nhận thấy rằng “phong trào làng mới” này có điểm tương đồng với “chính sách Đổi mới” của Việt Nam.

Trong số các chính sách của thời kỳ này có phong trào “làm trong sáng chữ Quốc ngữ”. Với vai trò là một chính sách ngăn chặn việc lạm dụng vay mượn từ tiếng Anh, phong trào “làm trong sáng chữ Quốc ngữ” này được bắt buộc thi hành nhằm làm trong sáng lại chữ Quốc ngữ khỏi các từ vay mượn đang được sử dụng lúc bấy giờ.

Phong trào này một mặt đã thuyết phục được người dân nhưng mặt khác vẫn còn nhiều điểm chưa thuyết phục được họ. Ví dụ:

Tên của một nhóm nhạc rock là “bulek tetura” (nghĩa là “black Tetra”) mặc dù găp nhiều khó khăn nhưng đã đổi tên để cho “Quốc ngữ hoá” thành “yolteo”

Tên của con thỏ-nhân vật chính trong truyện tranh Disney)“banni golsu” (nghĩa là “banny girl”) được đổi tên thành “Tokisonyo”, “onionsu”

(nghĩa là “onion”) được đổi thành “yangpatul”.

Tên các chương trình như “kayo suteichi” (nghĩa là “stage”) đổi tên sang thuần Hàn là “kayo mute”

Từ chuyên môn thể thao như “bontu” ( nghĩa là “bunt”) được đổi thành “salchaktegi”

Từ “bolkauntu” (nghĩa là “ball count”) được đổi thành

“tonchinsem”.

Từ “hedingsut” (nghĩa là “heading shoot”) được đổi thành

“morisori”.

Từ “posutupullei” (nghĩa là “post play”) đổi thành “maltukpaki”

Chính sách này có mặt tích cực của nó là nhằm mục đích làm trong sáng lại tiếng Hàn Quốc nhưng mặt khác, vô hình nó đã tạo ra sự khác biệt với dòng chảy văn hoá nói chung.

Từ trước khi phong trào “làng mới” diễn ra (tức là sau giải phóng) thì đã diễn ra phong trào “làm trong sáng chữ Quốc ngữ” và đây là một

phong trào nhằm biến đổi chữ vay mượn thành ngôn ngữ gốc thuần Hàn hơn. Có thể dùng thuật ngữ là “Thuần hoá chữ Quốc ngữ” [ 국어 순화운동] để chỉ việc điều chỉnh lại các ngôn từ sai lệch với quy phạm và xoá bỏ các yếu tố ngôn ngữ mang tính chất ngoại lai.

Xét trên ý nghĩa rộng hơn thì việc điều chỉnh ngôn ngữ chuẩn hay cách phát âm chuẩn, cách viết chuẩn, ngữ pháp chuẩn...vv.. có thể đặt trong

Một phần của tài liệu Khảo sát từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)