Các kiểu quan hệ đối lập trong lập luận

Một phần của tài liệu Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp trên cơ sơ đối chiếu với tiếng Việt (Trang 25 - 28)

4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu

I.2.2. Các kiểu quan hệ đối lập trong lập luận

Lập luận cĩ thể được xây dựng dựa trên quan hệ đối lập. Tuỳ theo mục đích lập luận và cấu trúc lập luận, quan hệ đối lập cĩ thể mang những đặc thù khác nhau. Một số tác giả nghiên cứu về quan hệ đối lập đã cố gắng đưa ra một cách phân loại các kiểu quan hệ đối lập.

Lakoff (1971) khi bàn về các cách sử dụng khác nhau của liên từ but

trong tiếng Anh đã phân biệt hai kiểu đối lập:

Đối lập ngữ nghĩa hay tƣơng phản (opposition sémantique):

(30) . Tom is tall but Bill is short (Tơm cao, cịn Bill thấp)  Phủ nhận mong đợi (Déni d‟attente) :

(31). John is tall but he‟s not good at basketball (John cao nhưng anh ta chơi bĩng rổ khơng tốt)

John cao  Mong đợi: John chơi bĩng rổ tốt. Mệnh đề thứ hai trên thực tế đã phủ nhận sự mong đợi này

Halliday và Hassan (1976) thí nĩi tới quan hệ nghịch đối nội tại

ngoại tại. Về bản chất, quan hệ nghịch đối ngoại tại tương ứng với tương phản và quan hệ nghịch đối nội tại thí tương ứng với phủ nhận mong đợi trong cách phân loại của Lakoff.

Blackmore (1987) lại hợp nhất hai kiểu đối lập này dưới cùng một tên gọi “tƣơng phản” (contrast use of but) trên cơ sở chỉ ra rằng cả hai trường hợp trên đều vận hành theo cùng một cơ chế ngơn ngữ: đều hướng người nghe hiểu cái mệnh đề được “but” dẫn nhập trong thế tương phản với mệnh đề trước (đối lập ngữ nghĩa) hoặc với mệnh đề được suy ra từ mệnh đề trước

(phủ nhận mong đợi).

Các tác giả của Grammaire Larousse du français contemporain (1964)

thí cho rằng: ứng với hai cấp độ đối lập là hai kiểu quan hệ đối lập : đối lập 8

Dẫn theo Lương Đính Dũng, Phép nối và một vài suy nghĩ về phương pháp dạy phép nơi trong tiếng Việt, Tạp chì ngơn ngữ số 6, năm 2005.

đơn giản (opposition simple) và nhượng bộ (concession). Cách phân chia này gần với G.Mauger (1968) trong Grammaire pratique du français d‟aujourd‟hui khi tác giả này cũng cho rằng cĩ hai loại đối lập:

i) Đối lập bao hàm nguyên nhân khơng hiệu quả được gọi là nhượng bộ (concession):

(32) Malgré ses défauts, je l‟aime (Mặc dù anh ấy cĩ nhược điểm, tơi vẫn yêu anh ấy)

ii) Đối lập song song (opposition parallèle): hai sự tính được đặt song song với nhau:

(33) Pierre est travailleur tandis que Paul est paresseux. (Pierre chăm chỉ trong khi Paul lười biếng)

Các tác giả nghiên cứu về quan hệ đối lập trong tiếng Pháp như Anscombre & Ducrot (1983), Roulet (1985) và Morel (1996) cũng nĩi đến

nhƣợng bộ (concession) như một kiểu quan hệ ngược hướng điển hính. Nhưng khái niệm nhượng bộ theo quan điểm của Anscombre & Ducrot cĩ phạm vi rộng hơn so với quan niệm của Mauger : đĩ là quan hệ giữa hai phát ngơn p, q hướng tới hai kết luận trái ngược nhau r & r : p →r ; q → r.

(34) (p) Cet étudiant est assez intelligent mais (q) il est trop feignant. (Cậu sinh viên này tương đối thơng minh nhưng lười quá.)

p → r = đây là một sinh viên tốt vs q → r= đây là một sinh viên khơng tốt

Trong khuơn khổ Lý thuyết cấu trúc hùng biện (Rhetorical Structure Theory – RST), Mann và Thompson (1987) cho rằng ngồi tương phản và nhượng bộ, quan hệ đối lập cịn bao hàm cả :

Quan hệ phản luận (antithèse): quan hệ giữa các mệnh đề thể hiện các trạng thái hoặc sự kiện khơng tương thìch và người nĩi nêu lên ưu tiên (hoặc niềm tin) của mính đối với tính huống được thể hiện trong mệnh đề chình:

(35) An enlarged NATO will threaten no one, on the contrary it will enhance stability. (Một NATO mở rộng khơng đe dọa ai cả mà ngược lại sẽ tăng cường sự ổn định.)

Phản diều kiện (anticondition): Quan hệ giữa vế chình và phụ, trong đĩ hành động hay tính huống ở vế chình xảy ra do điều kiện được nêu ở vế phụ khơng được thực hiện:

(36) Anyone desiring to update their entry in this brochure, should have their copy in by Dec.1. Otherwise the existing entry will be used. (Ai muốn cập nhật các thơng tin để đưa vào cuốn catalơ này nên nộp các thơng tin chỉnh sửa vào khoảng ngày 1 tháng 12. Nếu khơng các thơng tin hiện cĩ sẽ được sử dụng.)

Cĩ thể nĩi, hiện cịn nhiều vấn đề phải tranh cãi về ranh giới phân định các kiểu quan hệ đối lập để cĩ thể đạt tới một cách phân loại chình xác và chặt chẽ. Tuy nhiên, chúng tơi khơng cĩ tham vọng giải quyết những vấn đề này ở đây. Trên cơ sở tiếp thu, phân tìch, tổng hợp các ý kiến nêu trên, đồng thời xét mục đìch của đề tài nghiên cứu, chúng tơi đã lựa chọn một cách phân loại quan hệ đối lập phù hợp với mục đìch nghiên cứu, phân loại các kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng. Cụ thể, chúng tơi nhận thấy:

- phủ nhận mong đợi thực chất là một trường hợp đặc biệt của nhượng bộ trong đĩ r=-q (thay ví q → r):

Xét vì dụ (31) : p „John cao‟ → r „John chơi bĩng rổ tốt‟ q = John chơi bĩng rổ khơng tốt = r

- quan hệ phản điều kiện trong cách phân loại của RST là một trường hợp đặc biệt của tương phản trong đĩ mỗi vế ở thế tương phản là một biểu thức điều kiện: Nếu A thí B, (cịn) nếu  A thì C.

Do đĩ, chúng tơi chỉ chia quan hệ đối lập thành 3 loại khác nhau :

- Tƣơng phản :

(37) Paul est parti mais Jean est resté. (Paul đã ra đi cịn Jean thí ở lại.)

- Nhƣợng bộ :

(38) Bienqu‟il ait dit la vérité, personne ne l‟a cru. (dù anh ta nĩi sự thật nhưng khơng ai tin anh ta cả.)

- Phản luận hay bác bỏ-đính chính :

(39) Ce n‟était pas un défilé unitaire, mais une juxtaposition de groupes aux slogans contradictoires et aux objectifs disparates. (Đây khơng phải là một cuộc diễu binh thống nhất mà là một tập hợp hỗn tạp các nhĩm cĩ khẩu hiệu trái ngược nhau và các mục tiêu rời rạc.)

Các tiêu chì nhận diện và phân loại các kiểu quan hệ đối lập này sẽ được trính bày cụ thể ở chương II của luận văn.

Một phần của tài liệu Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp trên cơ sơ đối chiếu với tiếng Việt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)