Tự đánh giá mức sống của gia đình mình

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - đan phượng, hà nội (Trang 29 - 93)

phạm hành chính trong lĩnh vực dân số nhằm giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn phường (trên địa bàn phường có 06 trường hợp sinh con thứ 3, chiếm tỉ lệ 1,91%, thấp hơn chỉ tiêu quận giao 0,02%); duy trì tốt việc rà soát và cấp phát thẻ KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong năm 2009, phường đã cấp được 325 thẻ.

1.3.2. Xã Tân Lập

Tân Lập là một xã ven nội đô, mật độ dân cư đông, nằm trong 15 xã và 01 thị trấn của huyện Đan Phượng, phía Đông giáp xã Thượng Cát và Tây Tựu huyện Từ Liêm, phía Bắc giáp xã Tân Hội huyện Đan Phượng, phía Tây giáp xã Đức Thượng huyện Hoài Đức, phía Nam giáp thị trấn Trôi huyện Hoài Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 554,2 ha. Cơ cấu tổ chức hành chính gồm 04 thôn và 04 trại được chia làm 13 cụm dân cư.

Dân số xã Tân Lập tính đến thời điểm 30.09.2009 là 14.900 nhân khẩu thuộc 4.138 hộ, mật độ dân số bình quân là 2.688 người/km2.

Trong năm 2009, những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, và diễn biến phức tạp của giá cả thị trường… đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và đời sống nhân dân cả nước nói chung và xã Tân Lập nói riêng. Nhưng vượt qua khó khăn, thử thách, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đan Phượng và xã Tân Lập, cùng sự phối hợp các ban ngành đoàn thể, cán bộ và nhân dân xã Tân Lập đã đạt được những thành tựu trong công tác Y tế - Dân số - Gia đình và Trẻ em cụ thể như sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cúm A H1N1, dịch sốt xuất huyết, ngăn chặn, không để dịch bệnh lan rộng trên địa bàn. Tổ chức tốt việc KCB với tổng số 4546 lượt người, trong đó, khám BHYT là 2342 lượt người, trẻ dưới sáu tuổi là 1268 lượt người, KCB đông y là 954 lượt người. Tổ chức tiêm vắc xin phòng các loại bệnh thường gặp cho trẻ dưới 12 tháng tuổi đủ mũi là 330 trẻ, đạt 100% kế hoạch, tiêm phòng cho phụ nữ có thai là 310 đạt 100% kế hoạch, tiêm phòng viêm gan A cho 197 lượt người, tiêm phòng Sởi - Rubella cho 2014 lượt người. Trong năm, đảm bảo an toàn trong khám và điều trị.

30

Mở chiến dịch truyền thông dân số, tập trung thực hiện các biện pháp tránh thai, đặt dụng cụ tử cung cho 255 ca, đạt 104% kế hoạch; số trẻ sinh trong năm ước đạt 320 trẻ, trong đó số con thứ 3 là 43 trẻ, chiếm tỉ lệ 13,4% trong tổng số sinh, giảm 1,4% so với năm 2008; thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 18,4% [47].

1.4. Sơ lược tình hình nghiên cứu

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân là một vấn đề được rất nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới quan tâm.

Nghiên cứu năm 1983 của A.F. Serenco và V.V Ermakov về nền y tế Mỹ đã chỉ ra 4 nguyên tắc xây dựng ngành y tế nước Anh: (1) Việc phục vụ y tế cho nhân dân có tính chất Nhà nước, nghĩa là thực hiện chăm sóc y tế cần thiết cho tất cả các công dân, phù hợp với các điều kiện của địa phương trên tất cả các miền của đất nước. (2) Khâu cơ bản trong tổ chức phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân là thầy thuốc gia đình hoặc thầy thuốc điều trị chung. (3) Ngành y tế Nhà nước đảm bảo cho các thầy thuốc làm việc trong ngành được độc lập hoàn toàn về mặt nghiệp vụ. (4) Ngành y tế Nhà nước được đảm bảo bằng loại thuế bắt buộc đối với mọi người dưới hình thức nộp tiền định kì mà toàn thể nhân dân phải đóng khi họ khỏe mạnh chứ không phải khi họ mắc bệnh.

Bàn về Hệ thống CSSK tại Hoa Kỳ (1996), cựu tổng thống Mĩ Bill Clinton cho thấy Chính phủ Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của những vấn đề về môi trường và “bệnh dịch xã hội” cần có những hỗ trợ, liên kết đa quốc gia, đồng thời đưa ra những điều chỉnh đáng kể về chiến lược y tế (trích theo Trịnh Minh Hoan) [22; tr5].

Và BBĐ trong tiếp cận DVYT là một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.

Báo cáo về tình hình y tế trên thế giới năm 2000 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho thấy nếu hệ thống y tế được cung cấp tài chính một cách hoàn toàn công bằng và mối tương quan giữa tổng chi phí y tế và tổng chi ngoài lương thực

31

thực phẩm là như nhau đối với toàn bộ các hộ gia đình, không phụ thuộc vào thu nhập, về tình trạng sức khoẻ, hoặc việc họ sử dụng hệ thống y tế [48; tr39].

Năm 2002, tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản cuốn sách Công bằng và Sức khỏe: Tổng quan từ Văn phòng sức khỏe vùng Nam Mĩ. Cuốn sách này đã đề cập nhiều đến các chính sách liên quan tới sự phân phối công bằng hơn các điều kiện về sức khỏe và các dịch vụ liên quan đến sức khỏe của người nghèo.

Tổ chức Y tế thế giới còn công bố nhiều tài liệu về bất công bằng trong CSSK. Các tài liệu này cho thấy không chỉ các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển, tình hình này vẫn còn tồn tại và đang có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý là bản Báo cáo tình hình sức khỏe trên thế giới năm 2002. Báo cáo này đã công bố 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe của người dân trên thế giới; đồng thời chỉ rõ mất công bằng trong CSSK luôn luôn là một vấn đề bức xúc trong mọi thế hệ của các hệ thống y tế trên nhiều quốc gia.

Tác giả Goran Dalgren trong lời tựa cho cuốn: CSSK nhân dân theo định hướng công bằng và có hiệu quả đã chỉ ra vai trò quan trọng bác sĩ tư trong hệ thống y tế ở hầu hết các nước và khẳng định: “vấn đề chính sách cơ bản đối với các dịch vụ kiểu này là làm thế nào đẩy mạnh phân phối công bằng giữa các vùng địa lí, vì các bác sĩ tư vì lợi nhuận thường có xu hướng lựa chọn thành thị hơn là các vùng nông thôn, các vùng dân cơ có kinh tế khá giả hơn là các vùng nghèo” (trích theo Trịnh Minh Hoan) [22; tr7].

Vẫn Goran Dahlgren, trong một nghiên cứu khác có nhan đề Chính sách y tế dựa trên cơ sở thực chứng, đã nhấn mạnh “cải thiện sự tiếp cận dịch vụ và chất lượng chăm sóc, đặc biệt là cho những nhóm người chịu thiệt thòi” chính là “mục tiêu của cải cách trong lĩnh vực y tế được đưa ra ở hầu hết các nước. Những chiến lược để đạt được những mục tiêu hướng tới sự công bằng này thường được bao gồm lệ phí sử dụng (viện phí) cao và mở rộng dịch vụ tư nhân có lợi nhuận trong chăm sóc sức khoẻ. Nghiên cứu trên còn cho thấy những cải cách định hướng thị trường trong lĩnh vực y tế có xu hướng làm tăng chứ không giảm những bất công bằng xã hội trong sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ [26].

32

Cùng bàn về điều này, Claude Evin Nguyên Bộ trưởng - Đại biểu Quốc hội Pháp trong bài phát biểu tại Khóa họp lần thứ tư: Vì một sự tăng trưởng và xã hội công bằng do Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam tổ chức năm 2003 mang tựa đề

Tính công bằng và cấp tài chính cho khu vực y tế trong các nước đang chuyển đổi cho rằng: “Chúng ta không hoàn toàn bình đẳng trước bệnh tật. Nhưng, nếu như chúng ta không thể dễ dàng giảm được sự bất công có nguồn gốc từ cơ địa của từng người, chúng ta trái lại có thể bảo đảm được việc mỗi người có thể tiếp cận với chăm sóc y tế cần thiết cho mình, cho dù mức độ thu nhập của mình thế nào đi chăng nữa” [15].

Cũng trong bài viết này, Claude Evin còn bàn về tính công bằng trong tiếp cận chăm sóc y tế và những điều kiện liên quan đến việc cấp tài chính cho chăm sóc y tế để đảm bảo một sự tiếp cận công bằng. Ông chỉ ra rằng, để đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận chăm sóc y tế, cần xác định mức độ trả trước bởi cơ chế thu tài chính cho hệ thống y tế, nguồn thu này phải được đưa vào quỹ chung nhằm để chia sẻ những rủi ro bệnh tật, việc phân bổ tài chính cho những cơ sở cung cấp DVYT phải được ghi rõ trong một hợp đồng công khai. Ông còn đề xuất một số phương thức tổ chức cấp tài chính cho chăm sóc y tế để tiến tới công bằng trong chăm sóc y tế. Như vậy, phương cách tốt nhất, theo ông, để đảm bảo tính công bằng về mặt tài chính là ưu tiên cho việc trả trước chi phí, thay cho việc trả chi phí trực tiếp [15].

Cuốn Giảm bất bình đẳng trong sức khỏe. Triển vọng ở châu Âu của Jona Mackenbach và Martijntji Bakker (2002) cho hay: ngay cả ở các nước châu Âu, khoảng cách giàu nghèo cũng đang gia tăng, và các nước này đang cố gắng thực thi một số chính sách để giảm bớt tình trạng bất công bằng trong sức khỏe như: duy trì thu nhập; đô thị hóa nông thôn; tạo công ăn việc làm cho người lao động; chú trọng thực phẩm và dinh dưỡng; bình đẳng trong tiếp cận với CSSK; hỗ trợ tiền khi phải nằm viện hoặc sử dụng DVYT… (trích theo Đỗ Nguyên Phương, Phạm Huy Dũng) [35; tr26].

Trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2006, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cung cấp những bằng chứng về sự BBĐ về cơ hội trong nội bộ từng nước và giữa các nước và trình bày những cơ chế thông qua đó sự BBĐ đã gây phương hại đến sự phát triển. Báo cáo còn đề xuất các Chính phủ cần cần nhắc đến vấn đề bình đẳng trong khi xác định các ưu tiên phát triển. Cách thức: mở rộng cơ hội cho những người mà nếu thiếu

33

sự can thiệp của chính sách sẽ có ít nguồn lực, tiếng nói và năng lực, tăng cường đầu tư cho con người…

Ngoài những nghiên cứu kể trên còn có những nghiên cứu phối hợp giữa chuyên gia nước ngoài và các nhà khoa học trong nước, đó là những hợp tác của Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về lĩnh vực CSSK nói chung và tiếp cận các DVYT nói riêng.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Không chỉ nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu ngoài nước, vấn đề này cũng được các nhà nghiên cứu trong nước chú trọng.

Có những bài viết mang tính lí luận bàn về cách dùng phương pháp tiếp cận xã hội học để nhìn nhận các vấn đề y tế và hệ thống CSSK của tác giả Phạm Vũ Nguyên Thanh trong cuốn Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận (1994). Lại có những công trình nghiên cứu cụ thể đánh giá hiệu quả của chăm sóc y tế tại cộng đồng được nêu ra trong luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Hòa Bình (1996): Vai trò của gia đình nông thôn đối với chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu: Bệnh viện huyện và việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người thu nhập thấp ở nông thôn của tác giả Đặng Bội Hương cho rằng: Trong hệ thống y tế quốc gia, BV huyện giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật KCB ở tuyến cơ sở, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đối với người thu nhập thấp thì BV huyện chính là cơ sở y tế gần nhất có thể cung cấp dịch vụ điều trị nội trú và ngoại trú với chi phí thấp hơn các BV tuyến trên. Kết quả của Điều tra y tế quốc gia năm 2003 (NVHS) cho thấy đối tượng của BV huyện bao gồm mọi người dân có các mức thu nhập khác nhau, trong đó người nghèo và cận nghèo có tỉ lệ KCB (KCB) ở BV huyện cao hơn cả. Điều tra cũng cho thấy khoảng cách trung bình từ nhà bệnh nhân đến BV quận/huyện là 8,8km thấp hơn nhiều so với khoảng cách đến BV tỉnh (27,9km) và BV khu vực TW (91,9km). Rõ ràng khoảng cách gần là một yếu tố quan trọng và là một ưu thế của BV huyện đối với người dân cần tiếp cận các DVYT có chất lượng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người nghèo [25].

34

Một trong những thách thức lớn đối với các hệ thống y tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sự phân hóa giàu nghèo và BBĐ trong sử dụng và tiếp cận các DVYT.

Nghiên cứu với chủ đề Về CSSK và việc làm cho người nghèo ở Miền Nam

của Trịnh Hòa Bình và Thu Sa cho rằng: Người nghèo bao giờ cũng là tầng lớp chịu nhiều thua thiệt nhất trong khung cảnh xã hội của một đất nước đang phát triển. Họ ít có cơ hội để vươn lên một cuộc sống khá hơn. Sự phân hóa xã hội dường như họ còn bị dấn sâu hơn xuống đáy của sự nghèo khổ. Đó là hậu quả tất nhiên về mặt xã hội của tăng trưởng kinh tế khi các chính sách xã hội chưa được coi trọng [2].

Trong nghiên cứu có chủ đề Viện phí và người nghèo ở Việt Nam của tập thể tác giả Phạm Huy Dũng, Nguyễn Kim Chúc, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh cũng khẳng định điều này: chất lượng chăm sóc y tế cho người nghèo kém hơn so với chất lượng của các bệnh nhân trả tiền. Phân tích số liệu từ bệnh án của bác sĩ cho thấy số ngày nằm viện của những bệnh nhân được miễn phí dài hơn số ngày nằm viện của những bệnh nhân trả tiền. Trong khi đó, chi phí cho thuốc chiếm chủ yếu trong chi phí KCB. Do đó, những bệnh nhân này có thể đã được chữa bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với những bệnh nhân trả tiền [16].

Chính sự hạn chế về tài chính nên khả năng chi trả cho các DVYT của người nghèo không cao. Trong nghiên cứu có tựa đề Phân tích khả năng chi trả cho y tế của người dân nhằm đề xuất mô hình huy động tài chính y tế phù hợp của tập thể tác giả Phạm Huy Dũng, Nguyễn Khánh Phương, Nguyễn Thị Kim Chúc, các tác giả cho rằng: Khả năng chi trả DVYT của người dân nhìn chung tăng lên. Sự chênh lệch về khả năng chi trả giữa nhóm giàu và nhóm nghèo cũng tăng lên; nếu mức độ sử dụng DVYT như nhau (cả số lượng và chất lượng) thì khả năng chi trả cho y tế của nhóm giàu gấp 6,7 lần nhóm nghèo, khả năng chi trả của vùng Miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung bộ là thấp nhất, khả năng chi trả của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất; nhìn chung khoảng 2/3 người bệnh trả chi phí KCB từ nguồn tiền sẵn có, số còn lại phải vay mượn, bán tài sản hay nhờ người thân giúp đỡ; khả năng chi trả cho DVYT dự phòng cao hơn DVYT chữa bệnh;

35

phần đông người bệnh chấp nhận mức phí KCB hiện nay. Nghiên cứu khẳng định khả năng chi trả DVYT tăng lên của tất cả các nhóm dân cư, tuy nhiên có sự khác biệt giữa khả năng chi trả DVYT giữa các nhóm dân cư khác nhau. Người giàu có khả năng chi trả rất cao và họ có xu hướng muốn được trả tiền để được hưởng DVYT tốt hơn [17].

Công trình nghiên cứu Việt Nam khỏe để phát triển bền vững: nghiên cứu tổng quan ngành y tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức SIDA Thụy Điển, Tổ chức AUSaid Úc và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam thực hiện tháng 5.2001 đã cho biết: “về cơ bản, ngành y tế là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, cho nên không có gì ngạc nhiên khi sự gia tăng tình trạng

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - đan phượng, hà nội (Trang 29 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)