Gia đình của ông/bà hiện sống ở

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - đan phượng, hà nội (Trang 25 - 26)

Phân tầng xã hội mở: phân tầng xã hội trong xã hội công nghiệp - tạo ra các điều kiện để các cá nhân tự khẳng định tài năng của mình. Địa vị của con người trong xã hội phụ thuộc chủ yếu vào địa vị của họ trong kinh tế. Ranh giới giữa các tầng linh hoạt và mềm dẻo hơn. Phân tầng xã hội này giải phóng sức lao động xã hội, do vậy làm tăng tính năng động xã hội, tạo ra sự phát triển xã hội mạnh mẽ.

Đặc trưng của phân tầng xã hội

- Phân tầng xã hội là sự phân hóa, sự sắp xếp các cá nhân thành những tầng lớp, thang bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội

- Phân tầng thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng không phải nhất thành bất biến mà luôn có sự thay đổi nhất định (sự di chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác trong cơ cấu xã hội hoặc trong nội bộ từng tầng riêng biệt)

Sự BBĐ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển là kết quả của sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc trong các tầng lớp dân cư. Khoảng cách giữa các nhóm xã hội càng lớn thì sự BBĐ càng cao. Trong tiếp cận các DVYT thì biểu hiện này càng rõ nét. Chẳng hạn những người có năng lực về kinh tế có khả năng tiếp cận với các DVYT chất lượng cao hơn những người có thu nhập thấp – những người chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và hệ thống an sinh xã hội.

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội

Gữa phân tầng xã hội và BBĐXH có mối quan hệ nhân – quả. BBĐXH là nguyên nhân tạo nên sự phân chia xã hội thành các tấng lớp khác nhau. Hay nói cách khác, phân tầng xã hội là hệ quả của BBĐXH, luôn luôn gắn liền với BBĐXH. Mối quan hệ đó được thể hiện ở chỗ: BBĐXH diễn ra trong xã hội càng đa dạng, càng phức tạp thì phân tầng xã hội cũng diễn ra càng đa dạng và phức tạp. Về mặt lí thuyết, các nhà xã hội học đưa ra mô hình phân tầng xã hội khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chuẩn xác định sự BBĐ mà họ đưa ra (theo chức năng giá trị, theo quyền lực chính trị và uy tín hoặc giai cấp…).

BBĐXH được hình thành trong đời sống xã hội, mà trước hết là trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội, gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Vì vậy,

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội và xã Tân Lập - đan phượng, hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)