III TÍNH KHOA HỌC VÀ PHẢN KHOA HỌC TRONG CÁCH UỐNG TRÀ CỦA
3. Tính phản khoa học trong cách uống trà của người Việt
Nhiều người có thú thưởng thức trà lúc nhàn rỗi để hưởng thụ cảm giác thư thái trong ngày. Nhưng không phải ai cũng có thể dùng trà làm thức uống dưỡng sinh. Theo phong cách uống trà của người Việt, những kiểu uống trà sau rất dễ gây hại cho sức khỏe con người:
• Uống trà khi sốt:
Caffeine dù trong lá trà tươi hay trà thành phẩm đều là thủ phạm khiến thân nhiệt của cơ thể tăng cao, thậm chí làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, khi đang sốt cao, tốt nhất bạn nên nói không với các loại trà.
• Uống trà khi suy nhược thần kinh:
Caffeine trong lá trà còn có tác dụng gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương. Những người đang có biểu hiện suy nhược thần kinh, nếu uống trà vào buổi chiều hoặc tối, sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng và dễ bị mất ngủ. Nếu muốn thư thái tinh thần, bạn có thể thưởng thức một chút hoa trà, buổi trưa (tầm hơn 12h) uống trà xanh và tuyệt đối không dùng trà vào buổi tối, đó là nếp sinh hoạt hợp lý nhất giúp tinh thần phấn chấn vào ban ngày và thư thái, dễ chịu khi đêm về để nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
• Uống trà khi bị bệnh gan:
Những chất như caffeine trong lá trà được chuyển hóa gần như hoàn toàn tại gan. Vì vậy, với những người mắc bệnh này, việc uống trà quá nhiều sẽ khiến khả năng chuyển hóa của gan trở nên quá tải và gây hại tới tổ chức gan.
• Uống trà khi mang thai:
Những thai phụ ghiền trà đặc chứa lượng lớn caffeine và polyphenol sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bào thai trong bụng. Để trí lực của con phát triển một cách khỏe mạnh bình thường, tránh được những tác động xấu của caffeine, các bà bầu nên uống ít hoặc kiêng tuyệt đối loại đồ uống này.
• Uống trà khi viêm loét dạ dày:
Trà kích thích sự bài tiết axit trong dạ dày. Uống trà có thể khiến lượng axit được tiết ra nhiều hơn, gây kích ứng với những vùng niêm mạc đang viêm loét. Nếu thói quen uống trà được duy trì thường xuyên và lâu dài, bệnh tình sẽ càng trầm trọng. Riêng những người bị viêm nhẹ hai giờ sau khi uống thuốc có thể uống chút trà loãng, như hồng trà pha đường, hồng trà pha sữa. Những đồ uống này sẽ giúp tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Uống trà cũng là thói quen có lợi để ngăn ngừa bệnh ung thư.
• Uống trà khi cơ thể thiếu dinh dưỡng:
Lá trà có tác dụng phân giải chất béo. Vì vậy, với những người thiếu dinh dưỡng nếu thường xyên uống trà càng khiến cơ thể thiếu hụt lượng chất béo cần thiết, khiến cơ thể thêm suy nhược.
• Uống trà khi say rượu:
Như trên đã phân tích, caffeine trong trà gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương. Nếu uống trà sau khi say rượu sẽ làm tim, gan thêm “mệt mỏi”. Uống trà cũng có tác dụng lợi tiểu, dễ khiến lượng aldehyde độc hại trong rượu chưa kịp chuyển hóa đã bài tiết qua thận, gây kích thích mạnh vùng thận. Vì vậy, những người mắc bệnh về tim, thận hoặc chức năng của hai bộ phận này suy yếu không nên uống trà, đặc biệt là uống nhiều trà đặc. Với người khỏe mạnh có thể dùng chút trà, đợi sau khi tỉnh rượu, ăn nhiều hoa quả hoặc uống chút giấm, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giải rượu. Không uống trà khi say rượu.
• Dùng nước trà để uống thuốc:
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
• Uống trà khi bị thiếu máu:
Axit tannic trong trà khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo thành hợp chất không hòa tan, làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, khiến cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy, người bị thiếu máu nên hạn chế uống trà.
• Uống trà khi bị sỏi tiết niệu:
Sỏi tiết niệu thường là sỏi calcium oxalate. Trong khi đó, trà lại chứa oxalate - một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, với những người mắc bệnh này nếu uống nhiều trà càng khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
• Uống trà lúc đói:
Uống trà lúc bụng rỗng sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, ngăn cản cơ chế tiết dịch vị dạ dày, thậm chí gây viêm dạ dày và các chứng “say trà” thường gặp như tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Uống trà khi đói còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu protein của cơ thể. Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say chè".Nếu có hiện tượng “say trà”, bạn nên ngậm kẹo hoặc uống một chút nước đường để hồi phục sức khỏe.
• Uống quá nhiều trà trước hoặc sau khi ăn:
Trước hoặc sau khi ăn cơm 20 phút đều không nên dùng trà. Nếu uống vào lúc này, trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thực phẩm. Trong trà chứa oxalate, có phản ứng với chất sắt và protein trong thức ăn. Vì vậy, thưởng thức trà ngay trước hoặc sau khi dùng bữa sẽ gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
• Uống trà để qua đêm:
Trà uống ngon và tốt nhất là ngay sau khi pha. Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy. Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.
• Uống nước đầu:
Hiện nay, trong quá trình trồng trọt, gia công, đóng gói thành phẩm, các loại trà không tránh khỏi bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, bụi đất… Vì vậy, thói quen uống trà bỏ qua nước đầu là rất hợp lý. Nước đầu chỉ có tác dụng rửa sạch trà. Loại bỏ phần nước này, rồi tiếp tục pha trà, sẽ giúp khử được những tạp khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
• Cho trẻ con uống trà:
Trong nước trà đặc, hàm lượng polyphenol rất cao, dễ gây phản ứng với chất sắt trong thực phẩm, không có lợi cho quá trình hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Vì vậy, trẻ con uống trà dễ mắc bệnh thiếu máu. Chỉ nên cho trẻ uống các loại trà loãng, tương đương 1/3 nồng độ đậm đặc của nước trà mà người lớn thưởng thức.
• Uống trà khi bị bệnh tim mạch:
Những người có nhịp tim quá nhanh, rung tâm nhĩ… nên kiêng uống trà. Chất caffeine, theophylline trong trà đều có khả năng tăng cường cơ năng của tim. Vì vậy, việc uống nhiều chất lỏng này sẽ khiến tim đập nhanh hơn, bệnh tình thêm trầm trọng. Tốt nhất, nếu dùng trà, chỉ nên chọn loại có nồng độ loãng. Ngược lại, những người có nhịp tim 60 lần/phút trở xuống, lại nên dùng thêm chút trà, giúp tăng cường nhịp tim, có tác dụng trị liệu.
Lượng caffeine trong trà có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên hạn chế uống trà, đặc biệt là trà đặc để đảm bảo sứckhỏe.
• Đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng:
Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy. Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà còn làm giảm chất dinh dưỡng có trong lá chè, gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước sôi pha trà cũng nên giữ ở 800C là tốt nhất.
• Nhai nuốt lá chè:
Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Bởi vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene. Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, chất này không vào cơ thể được, nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp nó sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
• Uống trà đặc quá:
Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Ngoài ra axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
• Uống trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó:
Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamine được hòa tan trong nước, nên khi dùng nước chè uống thuốc, các thành phần trong nước chè và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.
• Pha trà với đường:
Khi uống trà, bạn không nên pha với đường, vì có thể làm mất hương vị cũng như giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng trong trà. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha trà xanh với mật ong, tuy nhiên bạn cũng không nên nghiện cách uống này.
KẾT LUẬN
Cho đến nay trà vẫn được xem là một trong những thức uống tốt nhất được cả thế giới công nhận.
Ở phương Tây người ta sáng tạo ra cách uống trà (trà đen, tức Hồng trà) pha kèm với đường, sữa tươi, hay mật ong. Dân Trung Đông lại còn cho thêm những gia vị khác như quế, hồi, gừng, v.v. vào trà.
Ngày nay, việc uống trà đang biến hóa muôn hình muôn vẻ để đáp ứng những nhu cầu vô cùng đa dạng của một xã hội công nghiệp khi con người luôn sôi động, hối hả.
Về nguyên liệu, trà ngày nay có thể được pha trộn với các hương liệu như dâu, cam, táo, nho, chanh,.. tạo nên sự phong phú về hương vị. Về hình thức, ngoài dạng trà rời ngâm trong nước sôi, có trà túi lọc như Lipton, Dilma, trà hòa tan; nước trà có thể được đóng lon. Các sản phẩm có sử dụng chè làm hương liệu cũng rất nhiều: người ta có thể trộn bột trà với các nguyên liệu cần thiết để làm bánh ngọt, làm kem, làm các món ăn…
Thế nhưng, cho dù xã hội có tốc độ, hối hả đến đâu thì cái bản chất của trà và các yếu tố quan trọng để thưởng thức trà vẫn là sự thanh tĩnh, thư thái, bên cạnh người tâm giao. Chén trà chung rượu vẫn là cái giá trị phản ảnh bản chất của nền văn hóa nông nghiệp giành riêng cho người biết thưởng thức.
Trong mọi thức uống, thì trà là thức uống phổ biến nhất. Thoạt đầu với tác dụng giải khát, dần dần phổ biến rộng rãi, sau được nâng lên thành nghệ thuật tao nhã, một biểu hiện văn hóa của con người khi thưởng thức nó. Trà theo bước con người đi khắp mọi nơi, đi vào các tầng lớp xã hội của mọi dân tộc, trở thành thức uống đặc biệt ưa thích của thế giới. Trà đem lại cho con người nhiều cảm xúc thanh cao, những phút thi vị của cuộc đời.
Trà là một phương tiện quan trọng trong việc liên kết con người với con người. Biết bao tình bạn thắm thiết từng có sự góp mặt của chén trà ly rượu. Thưởng thức trà là một nghệ thuật tao nhã của văn nhân mặc khách. Có người uống trà để cảm nhận triết lý của cuộc sống. Có người nhấm chén trà để ưu thời mẫn thế. Những bậc thiền sư, cao tăng, đạo sĩ ẩn dật thưởng thức trà để thấu hiểu cội nguồn con đường giải thoát. Có bạn tri kỷ đàm đạo bên bình trà ngon, nhấp từng ngụm trà mà suy tư, mượn chén trà mà tâm tình với bạn. Trước chén trà, thời gian như ngừng trôi, mọi việc thế sự chỉ còn như mây khói.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
CHÈ VÀ VĂN HOÁ TRÀ / GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm http://thuongtra.org/ http://www.traviet.com/ http://www.traanhquoc.com/ http://www.tracaphe.com/ http://tancuongxanh.vn/nghe-thuat-tra/ http://www.google.com/
茶茶茶茶茶
Chén trà trong thu sớm Mây bạc long trời, sông khói sương Trong nhà phảng phất tỏa trà hương
Bập bùng ngọn lửa trong lò ấm Nâng chén trà yêu đẹp khác thường.
Một hớp trà dư tỉnh cả người Bạn bên chậu cúc hé môi tươi Giọt trong hổ phách xinh như ngọc
Sợi khói vờn trên chén gọi mời.
Chợt thấy năm nào không thấy xa Hầu trà bên án với cha già Người vui kiều lẩy trong thu chớm
Nâng chén trà lên lại nhớ nhà.
Nhấp chén trà pha với ánh trăng Lâng lâng như tưởng ở cung Hằng Kim ngân thơm thoảng hương mùi ngọt
Say thú trà trăng không nói năng.
Thơ: Lê Ngọc Hồ
Chén Trà Thơ
Trà thơm rót đãi khách yêu thơ Nấu với tình Thu vô bến bờ Sưởi ấm hồn nhau đêm giá lạnh Xin hòai giấc mộng đẹp như mơ
Cầu mai giọt nắng sẽ đừng phai Cúi nhẹ hôn lên suối tóc dài Áo trắng chiều bay trong gió lộng
Xui hồn ai đó ngẩn ngơ say
Để được một lần nghe vấn vương Trông hoa mơ mộng giấc thiên đường
Ừ nhỉ ... .có phải lòng ta đã?? Khắc bóng hình ai....với nhớ thương
Thơ: NuocMatMuaThu