Văn hóa uống trà của Phương Tây

Một phần của tài liệu TÍNH KHOA học và PHẢN KHOA học TRONG CÁCH UỐNG TRÀ của NGƯỜI VIỆT (Trang 27 - 34)

II VĂN HÓA UỐNG TRÀ

1.3.Văn hóa uống trà của Phương Tây

1. Văn hóa uống trà trên thế giới

1.3.Văn hóa uống trà của Phương Tây

Từ xưa đến nay, mỗi quốc gia đều có đồ uống riêng phù hợp với phong tục và thói quen của mình. Với người Anh, trà là thức uống không chỉ ngon mà nó còn trở thành nghi thức xã hội sang trọng.

Ở khắp châu Âu và châu Mỹ, cà phê là thứ đồ uống rất được ưa chuộng, nhưng với người Anh, trà lại là đồ uống phổ biến nhất. Trà xuất hiện ở Anh khá lâu, ban đầu là những hình ảnh quảng cáo trên tạp chí London vào những năm 1658 và chỉ đến năm 1750, trà mới thực sự trở thành đồ uống chính thức ở Anh.

Dần dần, thú uống trà đã lan rộng khắp nơi trên đất nước Anh, mọi nhà, mọi người đều coi việc uống trà như một thói quen tốt, một nghi thức sang trọng. Và “hệ quả” của thói quen ấy là hình thành nên các “vườn uống trà”, hình thức này phát triển ở nhiều nơi như Vauxhall và Marylebone (London). Khi đến nơi đây, không chỉ có các đôi uyên ương có thể cùng nhau hẹn hò, tâm tình bên tách trà nóng. Mà với cả nhóm bạn đồng nghiệp,

bạn thân hay những người trung tuổi, họ đều tìm thấy niềm vui và sự tâm giao qua thú vui nhâm nhi từng ngụm trà thơm ngọt.

a) Lịch sử văn hóa, phong tục trà Anh:

Ông Iain Lang (chuyên gia quốc tế về chè – người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về nghiên cứu các loại trà, và hiện đã làm việc ở Việt Nam hơn 15 năm) cho biết khoảng 350 năm trước chè bắt đầu được đưa vào nước Anh từ Trung Quốc. Lúc đầu thì chỉ có những nhà quý tộc, những người giàu có mới đủ tiền để mua chè về uống. Hồi đó 1 pound Anh (gần nửa cân chè) có thể có giá lên tới 20 bảng Anh, trong khi đó lương cả năm của một luật sư cũng chỉ được tầm 20 bảng. Các gia đình quý tộc có tiền để mua những bộ ấm trà đẹp nhất từ Trung Quốc bởi theo truyền thống ở Anh thì ấm trà thường phải làm bằng bạc và sứ men Trung Quốc. Sau đó, ở London xuất hiện những quán cà phê phục vụ những người đi làm về, dần dần những quán này phục vụ cả trà nhưng lúc đó cũng chỉ có những nhà buôn giàu có mới đủ tiền để gọi trà uống và những người này cũng được phục vụ bằng những bộ ấm chén rất đắt tiền, để cho xứng với một thứ đồ uống rất đắt tiền như trà. Đó là nguồn gốc của cách thức uống trà kiểu cách mà bây giờ chúng ta vẫn biết.

Giá thành của trà cao như vậy là vì việc đưa trà từ Trung Quốc về Anh là rất tốn kém. Lúc đầu người ta thường đưa trà về trên những chiến thuyền trở hàng cùng với những hàng hóa khác. Tuy nhiên đến giữa thế kỷ 19, những loại thuyền buồm đã được sử dụng để chỉ chuyên chở trà từ Trung Quốc về Anh, tất cả hàng hóa trên thuyền đều là trà. Đây là những loại thuyền buồm được chế tạo tốt nhất vào thời điểm đó, đi nhanh nhất nhưng cũng phải mất đến ba tháng để đi được từ Trung Quốc về Anh. Vì hồi đó các tàu vẫn phải đi vòng qua Châu Phi, thường thì từ cuối tháng năm đầu tháng sáu các thuyền này có mặt ở Trung Quốc để lấy trà rồi sau đó bắt đầu “cuộc đua” về Anh. Nhà buôn nào có thuyền về đến Anh đầu tiên sẽ bán được trà với giá cao nhất. Mỗi năm nhờ có hàng trăm những loại thuyền buôn như thế mà trà về đến Anh ngày càng nhiều hơn.

Trà được trở nên ưa chuộng như vậy là do ở thời điểm đó thức uống chính ở Anh chỉ là nước trắng và hầu hết mọi người uống bia nhẹ, vì đó là cách nạp nước an toàn nhất, hợp cho sức khỏe. Do nước ăn lúc đó không phải lúc nào cũng sạch, còn bia nhẹ thì phải đun lên mới uống được, thế nên khi trà được du nhập vào Anh thì trà trở thành một sự lựa chọn rất mới. Khi trà ngày càng được ưa chuộng ở nước Anh, thì bắt đầu có nhiều loại trà được nhập vào Anh, do đó giá cả ngày càng giảm. Sau một thế kỷ trà được du nhập vào Anh, tức là vào khoảng thế kỷ 19 thì số người có thể thưởng thức được trà không chỉ còn là giới quý tộc nữa mà bắt đầu là những người khá giả, rồi giới trung lưu và rồi ai ở Anh muốn uống trà cũng có đủ tiền để mua uống.

Chính vì trà được phổ biến rộng rãi, nên phong cách uống trà của giới quyền quý dần dần bị mất dần vì người Anh uống trà ở bất cứ đâu ở nhà, ở nơi làm việc và ở bất cứ giờ nào trong ngày. Ở các công sở, văn phòng, nhà máy người ta có các giờ nghỉ giữa giờ làm việc gọi là thời gian nghỉ uống trà (thường là giữa buổi sáng và giữa buổi chiều). Người dân Anh uống trà trong bữa trưa, trong bữa sáng, đặc biệt ở vùng Scotlen người ta uống trà trước lúc đi ngủ vào buổi tối.

Ngay từ khi mới du nhập vào nước Anh, người Anh đã coi trà là một thứ nước uống có lợi cho sức khỏe. Cho đến bây giờ khi có ai đó không được khỏe hay có chuyện gì không hay xảy ra với họ thì bạn bè thường nào là: “Nào hãy uống một tách trà đã, anh sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi uống trà”. Người Anh cho rằng uống trà tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ta tỉnh táo, cảm thấy sảng khoái và ngày nay người Anh cũng đã biết những lợi ích của trà mà người Việt Nam và người Trung Quốc đã biết hàng ngàn năm nay.

Bữa trà chiều truyền thống của người Anh bao gồm bánh mứt kem, mứt hoa quả và vài lát bánh sanwich là những món không thể thiếu trong những bữa trà buổi chiều. Đây là một truyền thống lâu đời ở Anh. Hiện nay các khách sạn hàng đầu trên khắp nước Anh vẫn thường xuyên sáng tạo ra những món ăn mới dành cho các bữa trà. Khách sạn 5 sao Dorchester ở trung tâm thành phố London từng được trao giải là nơi phục vụ những bữa tiệc trà buổi chiều hàng đầu ở Anh.

b) Trà được du nhập vào Anh như thế nào?

Thủy thủ được cho là đã mang trà lá trở lại Anh vào đầu thế kỷ 17 từ Trung Quốc cho bạn bè và gia đình để thưởng thức. Sách vở ghi nhận rằng, chè được nhập khẩu vào Anh năm 1644.

Lúc đầu, chỉ có những nhà quý tộc, những người giàu có mới đủ tiền để mua trà về uống. Thời đấy, gần nửa cân trà có thể có giá lên tới 20 bảng Anh (khi đó lương cả năm của một luật sư cũng chỉ được khoảng 20 bảng). Nó đắt như thế nên người ta phải bảo vệ trà trong những hộp sắt có khoá rất chắc chắn.

Năm 1657 Thomas Garway bắt đầu bán trà trong cửa hàng cà phê của ông ở London. Đây được xem là một bước đi dũng cảm của ông, vì trong thời kỳ này cà phê đang rất thông dụng ở Anh. Trà thực sự được nhập vào Anh vào năm 1662 khi vợ của vua Charles Đệ nhị, Catherine of Braganza, đã làm cho nó trở nên phổ biến tại Hoàng gia Anh.

Giá thành của trà cao như đã kể trên là vì việc đưa trà từ Trung Quốc về Anh là rất tốn kém. Do ngày càng được nhiều người ưa chuộng, nên đến giữa thế kỷ 19, xuất hiện những thuyền buồm chỉ chuyên chở trà từ Trung Quốc về Anh. Thông thường, cuối tháng

năm đầu tháng sáu, các thuyền này có mặt ở Trung Quốc để lấy trà rồi sau đó bắt đầu “cuộc đua” về Anh.

Nhà buôn nào có thuyền về đến Anh đầu tiên sẽ bán được trà với giá cao nhất. Mỗi năm nhờ có hàng trăm thuyền buôn như thế mà trà về đến Anh ngày càng nhiều hơn, có nhiều loại trà được nhập vào Anh hơn, do đó giá cả ngày càng giảm.

Sau một thế kỷ du nhập vào Anh, thì số người có thể thưởng thức được trà không chỉ còn là giới quý tộc nữa, mà bắt đầu là những người khá giả, rồi giới trung lưu và rồi ai ở Anh muốn uống trà cũng có đủ tiền để mua uống. Sau đó trà còn được coi là chế độ ăn uống bắt buộc của quân đội và hải quân nữa.

Trà là thức uống nhiều thứ hai trên thế giới - chỉ sau có nước. Cả thế giới trung bình uống 500 triệu tách trà mỗi ngày thì người Anh đã dùng đến 1/4 số đó. Ở Anh người ta yêu thích trà đến mức họ đã nói đùa rằng: Nước Anh có thể thiếu Nữ Hoàng nhưng không thể thiếu Trà được. Nhưng trà trở thành thức uống truyền thống, thời thượng tại Anh như ngày nay ta đã biết, chính là nhờ công lớn của Hoàng gia Anh Quốc.

c) Trà Anh – nét độc đáo Châu Âu

Ngày nay thú thưởng trà của người Anh hình thành, phát triển và đã trở thành phong tục. Đáng nói nhất là người Anh làm việc gì cũng đều phải có chén trà, vừa uống vừa bàn bạc công việc. Phong tục uống trà không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà ngay cả các cơ quan, tập thể đều có một giờ uống trà nhất định và được gọi là “giờ trà”.

Tục lệ uống trà theo giờ của người Anh nổi tiếng trên thế giới. Đó là khoảng thời gian buổi sáng ngủ dậy, người dân nơi đây sẽ dùng bữa sáng với một ly trà, trong quá trình làm việc khoảng 11 giờ, họ sẽ vừa uống trà vừa làm việc và nói chuyện, đến giờ trưa trà vẫn là lựa chọn số 1 của họ, 1 – 4 giờ chiều cho dù công việc chưa làm xong cũng phải dừng lại uống một ly trà. Những con số như vậy cũng đủ cho thấy, việc uống trà hằng ngày dường như không thể thiếu với mỗi người dân nơi đây và không có gì quá ngạc nhiên khi gọi người Anh là quán quân uống trà trên thế giới.

Ngày nay, người dân Anh không chỉ đãi khách bằng loại trà đơn mộc như trước kia, mà thay vào đó là sự phong phú của các loại trà sữa, trà chanh… Đặc biệt, thói quen thưởng trà theo giờ vẫn được phát huy và làm nên nét đẹp tinh tế, khác lạ mà chỉ những ai đặt chân đến với vương quốc Anh mới cảm nhận được hết giá trị của phong tục thưởng trà nơi đây.

Người Anh uống trà ít nhất 6 lần trong một ngày, mỗi lần một loại trà với cách thưởng thức khác nhau, phù hợp với mỗi thời điểm trong ngày. Trà ở Anh đã trở thành

thứ “không thể thiếu”, đến mức người Anh nói đùa rằng: “Nước Anh có thể thiếu Nữ Hoàng, nhưng không thể thiếu trà được”.

d) Trà chiều- thú vui tao nhã của người Anh:

Trà chiều (những buổi tiệc trà vào buổi chiều) của người Anh Quốc bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Bữa trưa của những tầng lớp trung và thượng lưu thường được bắt đầu vào lúc 12 giờ hoặc 1 giờ, và bữa tối được bắt đầu muộn hơn vào khoảng 7 đến 8 giờ.

Anna Maria, nữ công tước thứ 7 của Bedford được cho là người đã khởi xướng truyền thống trà chiều vào năm 1841, khi cô ấy bắt đầu uống trà và ăn vặt vào khoảng xế chiều để rút ngắn khoảng cách giữa các bữa ăn.

Ý tưởng này đã rất hấp dẫn và sớm được mọi người ưa chuộng khi nữ công tước mời khách khứa cùng tham gia buổi tiệc trà chiều trong một nghi thức hết sức đặc biệt. Đối với tầng lớp thượng lưu khác, họ không bao giờ có tiệc trà chiều vì họ thường dùng bữa tối sớm hơn. Tuy nhiên, hình thức này lại ngày càng lan rộng vào thập kỷ 60.

Tiệc trà chiều được phát triển hơn trong những tầng lớp cao nhất của xã hội, cần nhiều không gian và sự trọng đãi. Trà chiều sang trọng, tao nhã và nghi thức hơn chứ không phải sự đơn giản là cần một tách trà và bánh ngọt. Trà được uống nhâm nhi cùng những đồ ăn ngon như bánh mỳ mỏng, bơ, sandwich, bánh ngọt và bánh nướng được bày biện rất đẹp mắt trên bàn trà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những tập tục xã hội liên quan đến trà buổi chiều, nhiều nghi thức xã giao được phát triển một cách tự nhiên. Bà chủ của buổi chiêu đãi sẽ là người rót trà và sau này bất kỳ quý ông nào cũng có thể làm việc này. Những người chủ bữa tiệc chu đáo sẽ phục vụ bánh quy thay vì bánh sandwich để các quý bà dễ dàng ăn mà không cần phải bỏ gang tay ra.

e) Phong cách uống trà của người Anh:

Khi uống trà, người Anh thường cho thêm sữa và chanh. Sữa thường được cho thêm vào loại trà đặc, như “English Breakfast Tea” - trà “Buổi sáng Anh quốc”, để cân bằng với hàm lượng cafein có trong trà và làm cốc trà có vị thơm ngậy.

Kiểu uống thêm sữa vào trà này dường như được “vay mượn” từ kiểu uống cà phê có cho với sữa, vốn rất phổ biến ở Anh từ thế kỷ 17. Lợi ích của việc uống trà với sữa được tìm thấy từ năm 1660. Ở cửa hiệu bán trà đầu tiên tại Luân Đôn của Tomas Garauer có ghi dòng chữ “Trà uống với sữa có tác dụng củng cố thành mạch”.

Truyền thống uống trà Anh Quốc đúng kiểu như sau: đầu tiên người ta cho sữa vào cốc, rồi sau đó mới rót trà vào – có lẽ người ta sợ rằng, rót trà nóng vào cốc trước sẽ làm nứt hoặc hỏng bộ đồ uống trà bằng sứ tuyệt đẹp của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với trật tự này. Những người theo trường phái rót trà vào cốc trước, rồi sau mới cho sữa vào thì cho rằng, làm như thế mới dễ dàng điều chỉnh được tỉ lệ trà và sữa theo khẩu vị. Nói như thế không có nghĩa là khi thưởng thức trà tại Anh, bạn phải triệt để tuân thủ nguyên tắc này hay nguyên tắc kia. Không ai đánh giá bạn vì điều đó cả. Nếu bạn thích uống trà với sữa, bạn nên lưu ý chọn loại sữa có hàm lượng mỡ thấp, như thế sẽ tốt cho sức khoẻ của bạn hơn. Bạn cũng đừng nên thêm sữa vào trà có chứa tinh chất Bergamot (như ở “Earl Grey”, hoặc “ English tea No.1" ) hoặc vào trà có chanh, hay vào trà xanh, vì như thế sẽ chứng tỏ bạn không “sành điệu” chút nào.

Người Anh cũng rất thích uống trà với chanh, họ gọi đó là “uống trà theo kiểu Nga”. Chanh dùng để uống trà đen là loại chanh vàng, to, có mùi thơm đặc trưng từ vỏ chanh, chứ không phải loại chanh có vỏ xanh như chanh Việt Nam (chanh của ta là loại chanh dùng để lấy nước, khi cho vào trà thường làm trà có vị đắng). Vài lát chanh cho vào trà sẽ làm màu sắc cốc trà bớt đậm đặc hơn và vị trà sẽ nhẹ hơn, giúp tạo ra loại thức uống có hương thơm rất đặc trưng. Người Anh thường không cho thêm chanh vào trà có hương vị Bergamot – vì hương vị của 2 loại quả này rất không hợp nhau.

Người Anh pha trà như thế nào?

Việc chăm chút chuẩn bị một tách trà tạo nên cho bạn một sự khác biệt- một trong những điều thú vị nhất của cuộc sống. Bạn có thể tham khảo cách pha trà của người Anh Quốc để cảm nhận được sự khác biệt từ hương vị trà này nhé!

− Hãy sử dụng nước khoáng để pha trà bởi vì nước đun sôi đã bị khử ô-xy và nó không thể làm cho nước trà ngon được. Bạn cũng có thể dùng nước đã được lọc qua máy để loại bỏ Clo và các tạp chất khác để không gây ảnh hưởng tới hương vị của trà.

− Pha trà ấm vẫn là một điều lý tưởng nhất. Nếu có thể tốt hơn hết là bạn hãy dùng trà pha ấm. Để có được một ấm trà ngon, bạn cần pha đúng cách và đúng lượng trà. Một ấm trà có thể là "Độc ẩm"- một người uống, "Song ẩm"- hai người uống hoặc "Quần ẩm"- từ ba người trở lên. Chẳng hạn như nếu pha một ấm trà cho bốn người thì cần có năm muỗng trà tất cả. Điều đầu tiên là phải làm nóng và khô ấm trà bằng cách tráng ấm bằng nước sôi.

Một phần của tài liệu TÍNH KHOA học và PHẢN KHOA học TRONG CÁCH UỐNG TRÀ của NGƯỜI VIỆT (Trang 27 - 34)