Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty thủy sản tĩnh gia (Trang 27)

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí bao gồm tất cả các loại chi phí có liên quan tới hoạt động sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Tĩnh Gia là công ty chuyên về lĩnh vực hải sản nên hoạt động sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có những biến động tương đối lớn đặc biệt là vào những mùa vụ, số lượng nhân công có thể biến động với quy mô tương đối lớn và ảnh hưởng đến hầu hết hoạt dộng của công ty. Chi phí

Chứng từ gốc (phiếu nhập, xuất

NVL)

Sổ nhật ký chung

Sổ cái TK 621 (Theo dõi chi tiết cho

từng phân xưởng và sản phẩm)

lương và các khoản trích theo lương, ngoài ra còn tiền lương của công nhân ngoài vào mùa vụ và những khoản chi phí nhân công khác được ghi nhận của đơn vị, đây là vấn đề tương đối phức tạp và được theo dõi một cách cụ thể. Công ty đã quy định đầy đủ các điều kiện để ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp.

Hàng tuần, bộ phận sản xuất theo dõi công việc của nhân công công nhật và báo cáo cho phòng kế toán để chi trả tiền lương công nhật. Cuối tháng, con số tổng của phần tiền này sẽ được đưa vào phần chi phí nhân công trực tiếp cùng với khoản tiền lương của công nhân chính thức để tính giá thành sản phẩm.

Theo qui định, cuối năm, công nhân và nhân viên chính thức của công ty sẽ được thưởng thêm một khoản gọi là “lương tháng 13” sau khi tổng kết hoạt động kinh doanh cả năm. Do đó, trong tháng 12 chi phí nhân công trực tiếp tăng thêm do có phần tiền thưởng.

Công ty sử dụng tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng phân xưởng và sản phẩm mà công ty theo dõi.

Các chứng từ gốc làm căn cứ cho việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là: Bảng thanh toán tiền lương, Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán, Bảng phân bổ tiền lương và Bảo Hiểm Xã Hội.

Từ các chứng từ này, kế toán nhập dữ liệu vào máy. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận vào các sổ sách liên quan: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 622 chi tiết cho từng phân xưởng và sản phẩm.

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương:

+ Phản ánh số tiền lương phải trả:

Nợ TK 622: tập hợp chi phí thực tế

+ Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bao hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn:

Nợ TK 622 Nợ TK 334

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)

+ Ngoài ra do đặc thù của ngành sản xuất thủy hải sản, lao động nhiều lúc mang tính chất thời vụ nên tiến hành trích trước tiền lương lao động sản xuất

Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng)

Có TK 335: số tiền lương công nhân sản xuất trích trước theo kế hoạch

Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi nhận vào sổ sách

Xuất phát từ các chứng từ gốc trong việc hạch toán chi phí lao động trực tiếp như bảng thanh toán tiền lương, các phiếu chi tiền lương có đầy đủ chữ ký và dấu xác nhận. Kế toán căn cứ vào các chứng từ này để nhập số liệu vào máy tính. Hệ thống sẽ tự động nhập số liệu vào Sổ nhật ký chung. Sau đó số liệu sẽ được tự động chuyển và ghi nhận vào Sổ Cái tài khoản 622 được cụ thể cho từng sản phẩm và phân xưởng sản xuất.

Chứng từ gốc (bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương)

Sổ nhật ký chung

Sổ cái TK 622 (chi tiết cho từng phân

III- Kế toán chi phí sản xuất chung

Hạch toán chi phí sản xuất chung đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty. Với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy hải sản vấn đề quản lý chi phí sản xuất chung trở thành vấn đề hết sức quan trọng trong hạch toán chi phí của doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí sản xuất chung trở thành vấn đề hết sức quan trọng được quy định rõ trong hoạt động của công ty, tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước.

Chi phí sản xuất chung tại Công ty gồm rất nhiều khoản mục như: “Chi phí cho bộ máy quản lý điều hành của các phân xưởng sản xuất, các khoản trích theo lương của phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định của phân xưởng sản xuất, chi phí bằng tiền khác trong hoạt động của công ty…”

Các chi phí sản xuất chung được phân loại như sau:

Chi phí quản lý bộ phận sản xuất bao gồm tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, phụ cấp theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng thuộc biên chế Công ty.

Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ phân xưởng sản xuất bao gồm chi phí về các loại nguyên liệu, công cụ dụng cụ… dùng để bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, các chi phí phục vụ cho sản xuất chung và các loại vật tư phục vụ cho quản lý chung ở phân xưởng như quần áo lao động, văn phòng phẩm, giấy, mực in…

Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị tại phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty phân bổ cho các phân xưởng sản xuất.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản tiền điện nước, điện thoại, chi phí giao dịch, thanh toán tiền tàu xe cho công nhân viên của các phân xưởng sản xuất cụ thể…

Chi phí bằng tiền khác: gồm các loại chi phí phát sinh bằng tiền khác. Công ty sử dụng tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung để hạch toán chi phí sản xuất chung cho Công ty. Tài khoản 627 được chi tiết thành các tiểu khoản:

TK 6271: tiền lương, phụ cấp theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, công nhân trực tiếp sản xuất.

TK 6272: chi phí nguyên vật liệu. TK 6273: chi phí công cụ, dụng cụ. TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: chi phí bằng tiền khác.

Chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng nào thì được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó, theo chi phí trực tiếp phát sinh. Với những khoản mục chi phí sản xuất chung tương đối lớn không thể phân bổ hết vào một kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sau khi được các cấp quản lý phê duyệt để phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất của công ty. Kế toán căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ của cả Công ty để tiến hành phân bổ chi phí cho phù hợp.

Cuối mỗi kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở bảng tính và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, cho các đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.

Chi phí giá thành được tính trực tiếp cho mỗi sản phẩm hoàn thành cụ thể ở đây là tôm đông lạnh và cá đông lạnh. Cuối kỳ kế toán tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, căn cứ vào kế hoạch đã lập cho từng giai đoạn sản xuất và căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện theo dự toán của từng phân xưởng sản xuất so với khối lượng công trình hoàn thành. Sau đó kế toán sẽ xác định được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Kế toán sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ, Kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trên các sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 chi tiết theo từng phân xưởng để tính giá thành cho mỗi sản phẩm.

Sau khi kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí liên quan bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và đã xác định được chi phí sản xuất dở dang trong kỳ. Đây là cở sở để công ty tiến hành tính toán được giá thành sản phẩm. Công việc tập hợp tính toán chi phí đòi hỏi yêu cầu rất cao về sự chính xác cũng như cách thưc tính toán giá thành đơn vị sản phẩm. Công việc này được công ty giao cụ thể cho những kế toán đã có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu thực sự về hệ thống và cách thức hoạt động của công ty. Với đặc thù hoạt động kinh doanh thủy hải sản nên Công ty Cổ Phần Thủy Sản Tĩnh Gia luôn xem xét một cách chính xác trong việc ghi nhận và tính toán giá thành, đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ công ty.

2.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

2.3.3.1. Đặc điểm xác định kết quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Thủy Sản Tĩnh Gia Thủy Sản Tĩnh Gia

Với đặc thù cơ bản trong hoạt động của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Tĩnh Gia là lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản nên thu nhập cơ bản của công ty đem đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thủy sản của đơn vị, ngoài ra còn một số khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị, đây là cơ sở cho việc tính toán và ghi nhận doanh thu cũng như xác định kết quả kinh doanh của đơn vị

2.3.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng

Công ty bán hàng chủ yếu bằng phương thức bán hàng trực tiếp dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Khi xuất hàng giao cho khách hàng theo điều kiện ghi trong hợp đồng. Phòng kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu. Khi ghi nhận doanh thu công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn đỏ), hoá đơn được lập thành 3 liên.

Hệ thống tài khoản sử dụng trong việc ghi nhận doanh thu: + TK 511 - Doanh thu bán hàng:

• TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm tự sản xuất • TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ khác. + TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ:

• TK 5121 - Doanh thu kinh doanh hàng hóa.

• TK 5122 - Doanh thu bán thành phẩm tự sản xuất. • TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ khác.

Trong năm 2010, doanh thu của công ty bao gồm 3 khoản doanh thu như sau: + Doanh thu hàng xuất khẩu

+ Doanh thu tiêu thụ nội địa + Doanh thu tiêu thụ nội bộ

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng công ty đều đưa vào TK 131, sau đó tùy theo hình thức thanh toán mà công ty tiến hành ghi vào TK 111 hay TK 112.

Sau đây là 3 hình thức bán hàng cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được kế toán tiến hành theo dõi và ghi nhận theo sổ sách:

a. Bán hàng trong nước:

Khi xuất hàng bán trong nước công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng, 1 liên giao khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc, 1 liên chuyển cho kế toán ghi nhận. Trường hợp công ty bán trong nước thì kế toán căn cứ theo hoá đơn giá trị gia tăng thì kế toán tiến hành hạch toán đề ghi nhận doanh thu bán hàng như sau:

+ Ghi nhân doanh thu: Nợ TK 131 Có TK 5111.01 Có TK 3331 + Khi khách hàng trả tiền: Nợ TK 111 Có TK 131 b. Bán nội bộ:

Khi xuất hàng bán nội bộ, công ty vẫn sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng; căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng.

Kế toán tiến hành định khoản để ghi nhận doanh thu tiêu thụ nội bộ như sau: + Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131

Có TK 5122.02 Có TK 3331

+ Khi nhận được tiền: Nợ TK 111

Có TK 131

c. Trường hợp xuất khẩu (trực tiếp xuất khẩu):

Khi bán hàng cho khách hàng nước ngoài, công ty vẫn lập Hoá đơn giá trị gia tăng, gồm 3 liên, nhưng công ty giữ lại cả 3 liên này, công ty giao cho khách hàng Hóa đơn thương mại.

Kế toán tiến hành định khoản để ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng như sau:

+ Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131

Có TK 5112.02

+ Khi khách hàng thanh toán: Nợ TK 112

Có TK 131

2.2.3.3 Kế toán chiết khấu thương mại:

Trong năm 2010 các khoản giảm trừ của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Tĩnh Gia như sau:

Chiết khấu thương mại không phải là khoản chiết khấu mà công ty chấp nhận cho khách hàng do việc khách hàng mua hàng với khối lượng lớn; mà chiết khấu thương mại ở đây được xem là khoản hoa hồng mà công ty trả cho những nhà môi giới khi giới thiệu khách hàng cho công ty.

Chứng từ sử dụng trong chiết khấu thương mại là “Giấy chứng nhận chi hoa hồng”.

Căn cứ vào giấy chứng nhận chi hoa hồng khi thanh toán chiết khấu thương mại cho khách hàng công ty tiến hành định khoản như sau:

Nợ TK 521 Có TK 111 Có TK 338

2.2.3.4. Giảm giá hàng bán

Những hàng hoá mà công ty giảm giá chủ yếu là những hàng hoá tồn kho, những sản phẩm chất lượng không cao chẳng hạn như độ đạm, mẫu mã không đạt yêu cầu, giảm giá hàng bán chủ yếu áp dụng cho sản phẩm tôm đông lạnh, và áp dụng đối với những khách hàng nội địa.

Tài khoản sử dụng TK 532 - Giảm giá hàng bán

2.2.3.5. Hàng bán bị trả lại

Những mặt hàng bị trả lại chủ yếu là những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài nhưng phía khách hàng nước ngoài không chấp nhận do những nguyên nhân như: chất lượng không đúng theo yêu cầu, mẫu mã không đẹp…

Tài khoản sử dụng TK 531 - Hàng bán bị trả lại

2.2.3.6. Kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 511 Có TK521 Có TK 531 Có TK 532

2.2.3.7. Kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiêp vụ bán hàng của công ty. Công ty theo dõi số lượng hàng nhập - xuất - tồn theo báo cáo của xí nghiệp, hàng quí kế toán thành phẩm dựa vào báo cáo của xí nghiệp, hoá đơn xuất hàng, hoá đơn bán hàng, tiến hành ghi nhận giá vốn hàng bán vào Sổ cái, không theo dõi ở Sổ chi tiết.

khoản cấp 2:

• TK 6321: Giá vốn hàng hoá kinh doanh. • TK 6322: Giá vốn sản phẩm tự sản xuất Định khoản: Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 2.2.3.8. Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của công ty chủ yếu là những chi phí như: chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, chi phí chuyên chở, ...

TK sử dụng:

Công ty sử dụng tài khoản 641 để hạch toán; Trong đó: • TK 6411 - Chi phí nhân viên

• TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì • TK 6413 - Chi phí đồ dung dụng cụ • TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ • TK 6415 - Chi phí bảo hành

• TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài • TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Trong năm 2010, chi phí bán hàng của công ty bao gồm các khoản chi phí như sau:

+ Chi phí vật liệu bao bì + Chi phí dụng cụ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

Định khoản:

+. Chi phí mua vật liệu, bao bì: Nợ TK 6412

Có TK 152 +. Chi phí dụng cụ:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty thủy sản tĩnh gia (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w