Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 (Trang 38 - 39)

2.3.1.1. Thuận lợi

- Các cấp ủy đảng, chính quyền luôn nhận thức vị trí và tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản; quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt.

- Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, khách quan, chính xác, đúng pháp luật.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng được chú trọng và tổ chức

thường xuyên. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai một số mô hình tuyên truyền đem lại hiệu quả; công tác giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người phạm tội được quan tâm, chú trọng.

- Lực lượng làm công tác phòng, chống tội phạm được đào tạo cơ bản, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tương đối đồng đều, được trẻ hóa về độ tuổi, phẩm chất đạo đức tốt, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản từng bước được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư.

2.3.1.2. Khó khăn:

- Một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều tồn tại, nhất là công tác quản lý địa bàn, đối tượng còn lỏng lẻo, chưa nắm được hoạt động đối tượng.

- Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng chưa kịp thời, chặt chẽ, chưa có quy chế rõ ràng, còn có biểu hiện thành tích nên chưa phản ánh đúng tình hình.

- Biên chế của các lực lượng tham gia công tác phòng, chống tội phạm còn thiếu so với hiện nay; Trình độ năng lực và kinh nghiệm của một số cán bộ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu; Việc điều động cán bộ có nơi chưa hợp lý nên cán bộ quản lý địa bàn chưa đủ thời gian, điều kiện để nắm bắt địa bàn, đối tượng.

- Cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc của các cơ quan tham gia phòng, chống tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu chung, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống tội phạm tuy được quan tâm từng bước đầu tư nhưng còn thiếu, chất lượng không đảm bảo, chưa hiện đại. Chưa tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản. - Một bộ phận cán bộ, nhân dân hiểu, nắm vững pháp luật và thực hiện pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ về tội phạm, cũng như trách nhiệm trong đấu tranh tố giác tội phạm.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w