Tác động và ý nghĩa của đề án

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 (Trang 41)

2.4.2.1. Tác động

Đề án tác động đến các cơ quan, tổ chức trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

Thông qua đề án, tác động đến nhận thức của nhân dân trong việc tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội; quản lý, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư

Tác động đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, tạo sự yên tâm, khí thế thi đua trong lao động sản xuất trong nhân dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

2.4.2.2. Ý nghĩa của đề án:

Nếu đề án được áp dụng thực hiện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn trong việc phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân.

Qua việc thực hiện đề án, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy,

chính quyền các cấp, các ngành chức năng và cán bộ chủ chốt trong công tác phòng, chống tội phạm. Phát huy tối đa hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách với các phòng, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản. Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện lối sống lành mạnh, đề cao ý thức tuân thủ pháp luật... Qua đó nâng cao các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức, xây dựng con người có lối sống lành mạnh, có cách ứng xử phù hợp; hiểu, tôn trọng và chấp hành tốt pháp luật góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN

Công tác đấu tranh, phòng chống tội trộm cắp tài sản có một ý nghĩa, vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nó không chỉ xâm hại đến những quan hệ pháp luật mà Nhà nước bảo hộ (đó là chế độ sở hữu của Nhà nước) mà nó còn trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu của con người. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và vai trò của công tác này, thời gian qua huyện Như Xuân đã không ngừng đẩy mạnh việc tìm hiểu những nguyên nhân, điều kiện cũng như thực trạng của tội trộm cắp tài sản để từ đó xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm này và đạt được kết quả nhất định, nhiều hành vi vi phạm pháp luật, các vụ án có tính chất phức tạp được phát hiện và xử lý kip thời góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện, tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2012-2016 diễn ra rất phức tạp, có năm tăng, có năm giảm, nhưng nhìn chung là đều có xu hướng gia tăng so với năm 2012. Đây là loại tội phạm chiếm tỷ lệ khá cao so với các tội phạm hình sự nói chung trên địa bàn huyện, tính chất và mức độ ngày càng lớn, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị của huyện.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội

phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020” là một yêu cầu cần

thiết trong giai đoạn hiện nay, nó có tác dụng thuyết phục và tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền, vào sự nghiêm minh của pháp luật, vào hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung. Thành công của cuộc đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự trị an, hạnh phúc và bình yên cho toàn xã hội, là điều kiện cho sự phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của nhân dân huyện Như Xuân, Thanh Hóa cũng như nhân dân cả nước.

3.2. KẾN NGHỊ

3.2.1. Đối với Trung ương

Cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước

3.2.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa

- Chỉ đạo các ban ngành, các cơ quan chức năng, chuyên môn tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

- Phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc tự chủ về ngân sách, trong đó có ngân sách về phòng, chống tội phạm.

- Rà soát, đánh giá lại hoạt động của các mô hình hiện nay trên toàn tỉnh, loại bỏ những mô hình thực chất không hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm.

- Đề nghị Công an tỉnh, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh chú trọng tăng cường biên chế, phương tiện kỹ thuật cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm của công an huyện; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo chuyên ngành tại các trường đào tạo.

3.2.4. Đối với huyện ủy và Ủy ban nhân nhân huyện Như Xuân

- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các cơ quan chức năng tăng cường công tác đôn đốc, nhắc nhở và thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa , ngăn chặn vi phạm pháp luật. Dành ngân sách hợp lý cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

- Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết gắn với thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, 1999, 2015.

2. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”

3. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

4. Chỉ thị số 48-CT/TW 22/10/2010 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”

5. Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm.

6. Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm;

7. Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Toàn án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo.

8. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

9. Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”

10. Chương trình hành động số 04-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TƯ của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”

11.Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự

12. Cao Thị oanh ( chủ biên), giáo trình luật hình sự Việt Nam- phần chung, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012.

13. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh, Trần Văn Độ, Trần Đình Nhã, Nguyễn Ngọc Hòa, Đặng Quang Phương, Ngô Ngọc Thủy, Phạm Văn Tỉnh, Tội phạm học, luật Hình sự và Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.

14. Đinh Văn Quế ( 2002), Tạp chí Bình luận khoa học Bộ luật hình sự,

15. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập I, II, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.

16. Võ Khánh Vinh, Giáo Trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2011.

17. Báo Pháp luật, báo công lý, tạp chí Toà án

18. Báo cáo tổng kết công tác xét xử và triển khai nhiệm vụ các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.

19. Hồ sơ các vụ án trộm cắp tài sản đã được xét sử tại toà án huyện Như Xuân. Sổ thụ lý các vụ án hình sự sơ thẩm toà án nhân dân huyện Như Xuân

20. Sổ kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm huyện Như Xuân.

21. Các số liệu thống kê về tội trộm cắp tài sản của Công an huyện Như Xuân và Viện kiểm sát nhân dân huyện Như Xuân.

22. Các trang web: luathinhsu.wordpress.com; vi.wikipedia.org;

tapchikiemsat.org.vn.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại sản tại huyện Như Xuân đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w